NHỮNG TÌNH HUỐNG ĐƯỢC HOÀN THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại "thuế gián thu" đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ đặc biệt, mang tính chất xa xỉ do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nhằm điều tiết hoạt động sản xuất, hoạt động nhập khẩu cũng như tiêu dùng nội địa. Thuế này do các cơ sở trực tiếp sản xuất ra các loại hàng hóa nêu trên nộp nhưng người tiêu dùng là người chịu thuế vì thuế được cộng vào giá bán. Thuế TTĐB cũng mang ý nghĩa điều tiết mạnh thu nhập của người tiêu dùng, góp phần tăng thu cho Ngân sách nhà nước và xã hội.

Trong một số trường hợp, người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp. Vậy khi nào người nộp thuế được hoàn số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp? Như Ý trân trọng mời đọc giả theo dõi bài viết sau.

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 108/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (gọi tắt trong bài viết là “Nghị định 108”) và Điều 7 Thông tư 195/2015/TT-BTC (gọi tắt trong bài viết là “Thông tư 195”) hướng dẫn Nghị định 108 quy định các trường hợp được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt như sau:

1. Hàng tạm nhập, tái xuất khẩu bao gồm:

- Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, được tái xuất ra nước ngoài

- Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt để giao, bán hàng cho nước ngoài thông qua các đại lý tại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu đến bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo quy định của Chính phủ

- Hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất khi tái xuất được hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp tương ứng với số hàng tái xuất khẩu.

- Hàng nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng tái xuất khẩu ra nước ngoài được hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài.

- Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc để phục vụ công việc khác trong thời hạn nhất định đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, khi tái xuất khẩu được hoàn thuế.

- Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB theo khai báo, nhưng thực tế nhập khẩu ít hơn so với khai báo; hàng nhập khẩu trong quá trình nhập khẩu bị hư hỏng, mất có lý do xác đáng đã nộp thuế TTĐN

- Đối với hàng nhập khẩu chưa phù hợp về chất lượng, chủng loại theo hợp đồng, giấy phép nhập khẩu (do phía chủ hàng nước ngoài gửi sai), có giám định của cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm và xác nhận của chủ hàng nước ngoài mà được phép nhập khẩu thì cơ quan Hải quan kiểm tra và xác nhận lại số thuế TTĐB phải nộp, nếu có số thuế đã nộp thừa thì được hoàn lại, nếu nộp thiếu thì phải nộp đủ số phải nộp.

+ Trường hợp được phép xuất khẩu trả lại nước ngoài thì được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài.

+ Trường hợp trả lại hàng cho bên nước ngoài trong thời hạn chưa phải nộp thuế nhập khẩu theo chế độ quy định thì cơ quan hải quan kiểm tra thủ tục và thực hiện việc không thu thuế TTĐB phù hợp với số hàng nhập khẩu trả lại nước ngoài.

2. Hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu được hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp tương ứng với số nguyên liệu dùng để sản xuất hàng hóa thực tế xuất khẩu.

Việc hoàn thuế TTĐB theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 Thông tư 195 chỉ thực hiện đối với hàng hóa thực tế xuất khẩu và thủ tục, hồ sơ, trình tự, thẩm quyền giải quyết hoàn thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu được thực hiện theo quy định như đối với việc giải quyết hoàn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, giao bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước có số thuế tiêu thụ đặc biệt nộp thừa, cơ sở có quyền đề nghị cơ quan thuế hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt nộp thừa.

4. Hoàn thuế Tiêu thụ đặc biệt trong các trường hợp cụ thể:

- Hoàn thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Hoàn thuế theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Hoàn thuế trong trường hợp có số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp lớn hơn số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp theo quy định

Thủ tục, hồ sơ, trình tự, thẩm quyền giải quyết hoàn thuế TTĐB theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 7 Thông tư 195 được thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Các văn bản pháp luật hiện hành quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt được nêu trong bài viết bao gồm:

+ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 ngày 14/11/2008 (gọi tắt là Thuế TTĐB 2008)

+ Luật số 70/2014/QH13 ngày 26/11/2014 sửa đổi một số điều của Luật Thuế TTĐB 2008

+ Luật số 106/2016/QH13 ngày 06/04/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế

+ Các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành cụ thể

Trên đây là những tư vấn của Tư vấn Như Ý về vấn đề này, rất mong bài viết sẽ hữu ích cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn về thủ tục liên quan đến doanh nghiệp, đầu tư, thuế - kế toán và giấy phép hoạt động, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua:

- Facebook: www.facebook.com/nhuylawfirm

- Hotline: (028) 2202.89.89 hoặc 0914.39.47.96

- Email: nhuylawfirm@gmail.com

- Tác giả bài viết: Kim Yên -

Từ khóa » Khi Nào được Hoàn Thuế Tiêu Thụ đặc Biệt