49 Cấu Trúc Ngữ Pháp Tiếng Nhật N3 Chắc Chắn Có Trong Bài Thi ...
Có thể bạn quan tâm
Cấu trúc đề thi JLPT N3 trong năm 2024 thế nào? Phần thi ngữ pháp là một trong 3 phần thi chính trong các bài thi JLPT cấp độ N3. Để hoàn thành tốt phần thi này, bạn cần phải biết cấu trúc ngữ pháp JLPT N3.
Sau đây Tokutei Visa sẽ tổng hợp cấu trúc đề thi JLPT N3 cũng như phần ngữ pháp giúp bạn đạt được kỳ thi với số điểm cao nhất.
Nội Dung
Cấu trúc đề thi JLPT N3
Cấu trúc đề thi JLPT N3 gồm 3 phần là chữ hán – từ vựng; ngữ pháp – đọc hiểu; nghe – hiểu.
Chi tiết cầu trúc đề thi JLPT N3 như sau:
Phần 1: Chữ Hán, Từ vựng (30 phút)
Với phần thứ nhất bạn cần hoàn thành:
- Cách đọc những từ viết bằng chữ Hán
- Cách viết các từ Hiragana qua chữ Hán và Katakana
- Tìm những từ phù hợp về mặt ngữ nghĩa dựa trên mạch văn
- Dựa trên từ đã cho tìm những từ gần nghĩa và cách diễn đạt phù hợp nhất
- Tuỳ vào những câu được đưa ra, giải thích cách dùng từ
Phần 2: Ngữ pháp, Đọc hiểu (70 phút)
Phần tiếp theo về ngữ pháp đọc hiểu gồm các câu hỏi:
- Dùng hình thức ngữ pháp phù hợp với nội dung câu văn được đưa ra
- Tạo câu văn đúng ngữ pháp và mạch lạc về ý nghĩa
- Tìm câu văn phù hợp với ngữ cảnh của đoạn văn
- Đọc – hiểu nội dung của một văn bản từ 150 – 200 từ thể loại giải thích, chỉ thị với chủ đề liên quan đến cuộc sống xung quanh
- Đọc nội dung một đoạn văn khoảng 350 chữ để biết được các từ khoá, mối quan hệ trong đoạn văn
- Đọc nội dung một văn bản khoảng 550 chữ thể loại giải thích, thư từ, tự luận để nắm được lý luận triển khai
- Dựa trên các bản quảng cáo, tờ rơi chữ Hán, tìm những thông tin cần thiết
Phần 3: Nghe – hiểu (40 phút)
Phần cuối cùng bạn cần hoàn thành:
- Nghe và hiểu được nội dung một đoạn văn, hội thoại để nắm bắt những thông tin cần thiết, giải quyết vấn đề và phán đoán diễn biến tiếp theo
- Lấy được thông tin, nắm được ý chính để trả lời câu hỏi sau khi nghe đoạn hội thoại.
- Nghe hiểu nội dung đoạn văn, từ đó nắm được chủ đề của bài và trả lời câu hỏi.
- Nhìn hình minh họa, nghe mô tả tình huống và chọn câu thoại phù hợp.
- Nghe các đoạn hội thoại ngắn và chọn câu trả lời phù hợp.
Đặc trưng cấu trúc đề thi JLPT N3
Cũng như tiếng Hàn hay tiếng Anh, ngữ pháp tiếng Nhật được coi là phần cực kì quan trọng trong cả văn nói và văn viết.
Đặc trưng cấu trúc N3 tiếng Nhật:
- Động từ (動詞 – Dōshi) không chia theo danh xưng (không chia theo ngôi)
- Tiếng Nhật không có mạo từ
- Hầu hết danh từ tiếng Nhật không có số nhiều
- Trợ từ thường sẽ được đặt ở cuối chữ hay cuối câu để biểu thị sự quan hệ giữa các chữ trong câu hoặc bổ sung thêm nhiều nghĩa cho từ chính
- Chủ từ và túc từ thường được giản lược (bỏ bớt đi) nếu như đã hiểu chúng là gì trong câu. Mục tiêu chính của việc giản lược này là để rút gọn câu ngắn hơn.
Lý do việc học ngữ pháp thì JLPT N3 khó khăn
Mình sẽ chỉ ra một vài cách học phổ biến của các bạn xem có đúng không nhé:
- Học thuộc lòng ý nghĩa, và cấu tạo của các cấu trúc
- Làm thật nhiều đề
Liệu bạn có thấy giống như đang nhắc đến chính mình? Và tại sao các bạn học thuộc làu làu rồi luyện đề rất rất nhiều mà vẫn sợ ngữ pháp không?
Nguyên nhân chính là bạn đã áp dụng sai cách học khiến bạn đi thi làm bài điểm thấp dù học rất nhiều. Nghe phân tích nhé:
- Học thuộc lòng khiến bạn không hiểu rõ bản chất rất dễ nhầm, rất dễ sai. Càng lên cao, càng có nhiều cấu trúc và bạn không thể nào phân biệt được tất cả các cấu trúc. Dẫn đến đôi khi bạn có thể học thuộc tất cả nhưng lại không biết trong câu hỏi này điền đáp án nào cho chính xác.
- Mọi người làm thật nhiều đề nhưng lại không biết đề nào phù hợp với khả năng của bản thân mình hiện tại, cũng không biết đề nào phù hợp với đề thi chính thức. Cho nên bạn không có khả năng bám sát đề, học dàn trải, không trọng tâm.
Để học tốt ngữ pháp bạn cần có một phương pháp học đúng, học trúng. Không cần o ép mình học quá nhiều, đừng cố gắng nhớ mà bạn phải thật hiểu trước đã.
Ngoài ra, việc tìm được một người sensei có kinh nghiệm dày dạn để kèm cặp mình trong giai đoạn mở đầu cũng là một lựa chọn rất hiệu quả. Bởi vì các sensei có thể giúp bạn:
- Nắm vững những kiến thức nền tảng về ngữ pháp để bắt đầu học N3.
- Sửa chữa những lỗi mà bạn mắc phải khi học ngữ pháp N3 ngay từ đầu.
- Định hướng cho bạn học tập tới các cấp độ sau.
Cách học ngữ pháp JLPT N3 hiệu quả
Sau đây Tokutei Visa sẽ hướng dẫn các bạn cách học hiệu quả hơn.
Học ngữ pháp JLPT N3 từ ví dụ, cụm từ
Để học ngữ pháp N3 thật thú vị cũng như học ngữ pháp để hiểu được bản chất của tất cả các cấu trúc đó thì việc học qua ví dụ, cụm từ là rất quan trọng.
Lấy 1 ví dụ dễ hiểu như này khi bạn làm bài tập, bạn sẽ được hỏi câu này có ý nghĩa như nào chứ không phải là cấu trúc này có ý nghĩa là gì.
Bạn học để hiểu ý câu chứ không phải hiểu ý của ngữ pháp mà chả biết câu đó nói về gì. Từ 1 câu chuyện bạn hiểu bạn sẽ nhớ rất lâu, hiểu được bản chất của câu đó cảm thấy dễ dàng hơn phải không.
Sai ở đâu, học lại từ đó
Không phải sai là bạn bỏ, bạn cảm thấy bực tức vì bạn làm sai. Từ cái sai đó bạn có thể học được rất nhiều điều.
Ngồi lại phân tích xem tại sao mình lại sai, tại sao lại là đáp án B chứ không phải đáp án A. Chỉ khi bạn phân tích ra được điểm sai đó bạn mới thực sự hiểu và ghi nhớ rất lâu.
Học từ vựng có thể học thuộc nhưng ngữ pháp bạn bắt buộc phải tư duy logic, việc tư duy rất rất quan trọng các bạn nhé!
Áp dụng học ngữ pháp vào trong bài đọc hiểu
Áp dụng ngữ pháp vào dịch câu, dịch đoạn văn là cách học tuyệt vời để bạn thực sự hiểu, không chỉ học được ngữ pháp mà bạn còn học được rất nhiều kỹ năng khác như từ vựng, đọc hiểu,…
Cấu túc ngữ pháp bài thi JLPT N3
Thức tế khi tham gia bài thi JPLT N3 thì mẫu cấu trúc ngữ pháp thường gồm:
Ngữ pháp | Ý nghĩa |
~うちに | ~ Trong lúc (trước khi…) |
~あいだ(に)… | ~ Trong lúc diễn ra sự việc này thì sự việc khác xảy ra… |
~てからでないと ~てからでなければ | ~ Nếu không phải là sau khi ~ thì không thể… |
〜ところだ 〜ところ (+ trợ từ) | ~ Vào lúc… (sự việc diễn ra vào khoảng thời gian ngay trước, ngay sau hoặc đúng thời điểm đó) |
〜とおりだ 〜とろり(に)〜どおりだ 〜どおり(に) | ~ Dựa theo… |
〜によって… 〜によっては… | ~Tùy vào, tùy theo… |
〜たびに… | ~ Cứ mỗi lần… |
(〜ば)〜ほど (〜なら)〜ほど 〜ほど | ~ càng – càng… |
〜ついでに | ~ Tiện thể… |
〜くらい 〜ぐらい 〜ほど… | ~ Tới mức mà… (biểu thị mức độ bằng 1 sự vật, hiện tượng khác) |
〜くらい… はない 〜ぐらい … はない 〜ほど… はない | ~ Không có gì … tới mức… (Giới hạn cao nhất) |
〜くらいなら 〜ぐらいなら | ~ Nếu phải đến mức… thì… |
〜に限る | ~… nhất (cách làm tốt nhất) |
〜に対して… | ~ Không như… (đối lập) |
〜反面… | ~ Mặt khác, ngược lại |
〜一方 (で)… | ~ Đồng thời, ở mặt khác… |
〜というより… | ~ Thay vì nói là… |
〜かわりに… | ~ Mặt khác, thay vì… |
〜ためだ/ 〜ため(に)… | ~ Tại vì… |
~によって… N + による +N… | ~ Do… |
〜から…/ことから… | ~ Vì, từ…. |
〜おかげだ 〜おかげで | ~ Nhờ có… |
〜せいだ/ 〜せいで… | ~ Chỉ tại… |
〜のだから… | ~ Bởi lẽ |
〜(の)なら… | ~ Nếu là… |
~(の)では… | ~ Nếu… |
たとえ〜ても… たとえ〜でも… | ~ Cho dù … thì |
〜さえ〜ば… 〜さえ〜なら… | ~ Nếu chỉ cần có… |
〜ば … 〜たら… 〜なら… | ~ Nếu…. |
~ということだ ・ ~とのことだ | ~ Có vẻ như, nghe nói… |
~と言われている | ~ Có người nói rằng… |
~とか | ~ Nghe nói là, nghe đồn… |
~って | ~ Nói rằng…., Tôi nghe bảo rằng… |
~という | ~ Nghe nói… |
「~はずがない・~わけがない」 | ~ Tuyệt đối không, không thể nào… |
「~とは限らない」 | ~ Chưa chắc đã, không hẳn là…. |
~わけではない ~というわけではない ~のではない | ~ Không phải là, không hẳn là… |
~ないことはない | ~ Không thể nói rằng không, cũng có khả năng là… |
~ことは~が、 | ~ Dù là thế, nhưng…. |
「~てもらいたい ~ていただきたい ~てほしい」 | (~ muốn được…) |
~(さ)せてもらいたい ~(さ)せていただきたい ~(さ)せてほしい | ~ Muốn (được cho phép làm gì, không phải làm gì)… |
~といい ~ほしい ~たらしい | ~ Giá mà / mong là… ~ Nên… |
命令(しろ)/禁止(~な) – | Thể mệnh lệnh / cấm đoán |
~こと | ~ Phải / Không được / Cấm… |
~べきだ ~べき ~べきではない | ~ Nên, không nên… |
~たらどうか | ~ Nếu… thì thế nào |
~ようにする ~ようにしている | ~ Chắc chắn làm… / Cố gắng làm… |
~(よ)うとする | ~ Thử làm gì… ~ Cố gắng làm gì… |
~ことにする | ~ Quyết định |
~ことにしている: | ~ Quyết định (nỗ lực duy trì một thói quen) |
~ことになる | ~ được quyết định là… |
~ことになっている | ~ Chỉ được… |
~みたい | ~ Hình như ~ Giống như… (nhưng thực tế không phải) |
~らしい | ~ Có vẻ là, nghe nói là… ~ Giống như… (giống về bản chất) |
~そうだ | ~ Nghe nói là… |
~っぽい | ~ Hệt như… |
~たばかり | ~ Vừa mới… |
~たところ | ~ Vừa mới…. ~ Ngay sau khi… |
~はずだ | ~ Chắc là… |
~わけだ | ~ Chắc là, vì vậy mà, chẳng nào… |
~なければならない ~なくてはならない | ~ Phải có |
~ なんか、なんて | ~ Ví dụ như/ chẳng hạn như… / Cái gọi là/ Những thứ như… ~ Cái thứ như/ Cái gọi là … |
~ うえに | ~ Hơn nữa, bên cạnh đó, thêm vào đó. |
~ に加えて | ~ Không chỉ … mà còn, thêm vào đó, hơn nữa. |
~ ことがある/ こともある | ~ Có lúc, thỉnh thoảng, cũng có lúc. |
~ おそれがある | ~ E là, e rằng, sợ rằng, có khả năng là (điều gì đó không tốt sẽ xảy ra). |
~ に決まっている | ~ Chắc chắn, nhất định. |
~ ものか/ もんか | ~ Không đời nào/ nhất định không. |
どんなに ~ことか | ~ Thật là, cực kỳ, biết bao, làm sao? |
~ として(は)/~としても/~としての | ~ Với tư cách là, như là, đứng trên lập trường của… |
~ ばと思う/ ~ ばいいのに/ ~ ばよかった | ~ Thể hiện ước muốn, hy vọng của người nói về một việc gì đó. ~ Giá mà… thì tốt… ~ Lẽ ra … nên/ không nên… |
~ ば ~ ほど | ~ Càng … (thì) càng … |
~ にすぎない | ~ Chỉ/ chỉ đơn giản là… |
~ ないで、~ なくて、~ ず、~ ずに | ~ Không/ không có. |
~ としたら/ ~ とすれば | ~ Giả dụ như/ Nếu như… |
~ しかない | ~ Không còn cách nào khác, không còn lựa chọn nào khác, chỉ có thể, đành phải. |
~ をこめて | ~ Gửi gắm, gói ghém, dồn hết (tâm tư, tình cảm, tâm trang) vào việc gì đó. |
~ を通じて/ ~ を通して | ~ Thông qua/ qua. |
~ てごらん | ~ Hãy (thử)/ Sao không thử. |
~ にしては | ~ Diễn tả việc gì đó khác với suy nghĩ, tưởng tượng. |
~ ものだ/ ~ ものではない/ ものですから | ~ Diễn tả những điều/ thứ được cho là tự nhiên, đương nhiên, thuộc về quy luật. |
~ まま | ~ Để nguyên, giữ nguyên, cứ như thế. |
~ てもらえない/ てくれない? | ~ Diễn tả lời yêu cầu, đề nghị ai đó làm gì giúp mình một cách thân mật, thường là dùng với người quen, gia đình hay bạn bè thân thiết. |
~ きり | ~ Chỉ. |
~ ふりをする | ~ Giả vờ làm gì/ Tỏ ra (làm ra vẻ) như thể là … (nhưng sự thật lại khác). |
~ くせに | ~ Mặc dù … nhưng … |
~ わりに(は) | ~ Dù/ Tuy … nhưng … |
~ にとって、~ に対して、~ について、~ に関して | ~ Đối với…/ theo …, thì… |
~ っけ | ~ Dùng nhiều trong hội thoại, đặt ở cuối câu để xác nhận lại những điều được nghe hoặc những gì mà người nói chưa nhớ rõ và muốn hỏi lại. |
〜 つまり | ~ A, hay nói cách khác là B. Cụm từ dùng để diễn đạt cùng một ý tưởng nhưng với cách dùng từ, hay cách nói khác. |
〜 なぜなら/ なぜかというと/ どうしてかというと | ~ Lý do là, nguyên nhân là, vì… |
〜 その結果 | ~ Kết quả là, kết cục là, do đó, bởi vậy. Cụm từ dùng để diễn đạt nguyên nhân, lý do của sự việc nào đó. |
~ はもちろん | ~ Không chỉ/ không những…mà… cũng… |
~ に比べて | ~ So với. |
~ 上げる/ ~ 上がる | ~ Vừa xong, vừa hoàn thành. |
~ 切る/ ~ 切れる/ ~ 切れない | ~ Hoàn thành việc gì đó/ có thể làm xong việc gì từ đầu đến cuối/ không thể xong, không thể hoàn thành việc gì. |
~ たて | ~ Vừa mới xong, còn mới, còn tươi. |
~ かける/ ~ かけの/ ~ かけだ | ~ Diễn tả hành động còn chưa kết thúc, vẫn đang trong quá trình thực hiện. |
~ まで | ~ Cho đến khi/ đến tận, đến mức, thậm chí. |
~ において | ~ Tại/ trong/ ở. |
もしかしたら/もしかすると ~ かもしれない | ~ Diễn tả khả năng việc gì đó sẽ xảy ra nhưng không chắc chắn (khả năng thấp nhưng vẫn có thể). |
~ んじゃない/ ~ のではないでしょうか | ~ Không phải sao/ không phải là … hay sao?/nhỉ? |
~ ところが、~ ところで | ~ Diễn tả sự tương phản giữa dự định, dự đoán với tình hình thực tế xảy ra (ngoài dự định, dự tính). |
~ にわたって | ~ Suốt/ trong suốt, khắp. |
~ には、~ とは | ~ Diễn tả mục tiêu, mục đích nào đó, theo sau là lời giải thích hay các bước cần thiết để đạt mục tiêu đó. |
もし~ たなら ・ もし ~ としても/ としたって | ~ Nếu như, giả dụ như. |
~ ていく、~ てくる | ~ Đi/ đến. |
~ てはじめて | ~ Kể từ khi bắt đầu/ chỉ sau khi…mới… |
~ 決して~ ない、まったく~ ない、 めったに~ ない、少しも ~ ない | ~ Nhất quyết không, nhất định không. |
~ それと、それとも | ~ Và, thêm nữa, sau đó thì … |
~ けれども、~ けれど | ~ Tuy/ Mặc dù … nhưng… |
Thể mệnh lệnh + と言われる/ 注意される | ~ Bị nhắc là/ bị bảo là phải làm gì hoặc không được làm gì. |
~ たとたん (に) | ~ Vừa mới… thì … |
~ によれば/ ~ によると | ~ Theo, dựa theo… |
~ っぱなし | ~ Mẫu câu diễn tả một hành động hay tình trạng nào đó xảy ra và cứ giữ nguyên/ tiếp diễn như vậy không thay đổi. |
~ てくれと頼まれる/ 言われる | ~ Được/bị ai bảo, nhờ vả, hay yêu cầu, nhắc nhở làm hoặc không làm gì. |
Trên đây là những thông tin về cấu trúc đề thi N3 mà Tokutei Visa đã tổng hợp. Hy vọng thông tin về chi tiết cấu trúc bài thi và ngữ pháp chứng chỉ này sẽ giúp ích cho bạn.
Tham khảo thêm các thông tin:
- Tokutei Gino 1 là gì?
- Tokutei Gino 2 là gì?
- Visa Katsudo Tokutei là gì?
Từ khóa » Cấu Trúc Bởi Vì Trong Tiếng Nhật
-
[Ngữ Pháp N5] Giải Thích Nguyên Nhân: ~ので、~から
-
[Ngữ Pháp N5-N4] ~ので~: Bởi Vì ~ Nên ~ - Tiếng Nhật Đơn Giản
-
Tổng Hợp Ngữ Pháp Tiếng Nhật N3 Chỉ Lý Do, Nguyên Nhân
-
[Vì, Chính Vì] Tiếng Nhật Là Gì? →から,ので Diễn Tả Cho Lý Do/nguyên ...
-
Ngữ Pháp Tiếng Nhật N4: ~んです~: Vì/bởi Vì…
-
Ngữ Pháp N4 〜て(理由・原因)vì, Bởi Vì, Do - Dịch Thuật IFK
-
Cấu Trúc Vì, Nên Trong Tiếng Nhật
-
Ngữ Pháp Tiếng Nhật なぜなら - SÀI GÒN VINA
-
Những Cấu Trúc Ngữ Pháp Tiếng Nhật THƯỜNG GẶP Nhất
-
から VÀ ので CÁCH SỬ DỤNG PHÙ HỢP TRONG TỪNG TRƯỜNG ...
-
[ngữ Pháp N5] Phân Biệt Ngữ Pháp ので (node) Và から (kara) Trong ...
-
Cấu Trúc Bởi Vì Nên Trong Tiếng Anh - TangGiap.Net
-
Ngữ Pháp Tiếng Nhật - Ngữ Pháp すきです(好きです) Tôi Thích, が ...