4P Marketing: Con đường đi đến Thành Công Của Starbucks

4P Marketing của Starbucks

“Chìa khóa nằm ở trái tim” – đó là cách mà thương hiệu cà phê nổi tiếng thế giới lấy đó làm kim chỉ nam để tạo nên từng tách cà phê mang hương vị của riêng họ. Thành công của Starbucks là một trong những câu chuyện kỳ diệu nhất về kinh doanh trong suốt nhiều thập kỷ khiến nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. 

Với những người biết đến và yêu thích cà phê Starbucks, ắt hẳn cuộc hành trình từ một cửa hàng nhỏ ven sông ở Seattle đến một hệ thống hơn một nghìn cửa hàng trên toàn thế giới sẽ là một câu chuyện hết sức thú vị. Vậy nhờ đâu mà Starbucks có thể vươn lên trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu về cà phê ở mọi quốc gia? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra cho bạn lời giải đáp được nhìn nhận từ chiến lược Marketing của Starbucks mà cụ thể là chiến lược 4P.

Nội dung bài viết

Toggle
  • 1. Giới thiệu về Starbucks – thương hiệu cafe nổi tiếng thế giới
  • 2. Thành công của Starbucks với chiến lược Marketing mix 4P
    • 2.1. Chiến lược sản phẩm 
    • 2.2. Chiến lược định giá 
    • 2.3. Chiến lược phân phối 
    • 2.4. Chiến lược quảng cáo 
  • Tạm kết
1. Giới thiệu về Starbucks – thương hiệu cafe nổi tiếng thế giới

Starbucks thương hiệu cafe số 1 thế giới

Thông tin cơ bản:

  • Thành lập: năm 1971
  • Trụ sở: Seattle, Washington, Hoa Kỳ
  • Ngành nghề kinh doanh: cửa hàng bán lẻ cà phê, trà và các loại đồ uống 
  • Website Starbucks Việt Nam: https://www.starbucks.vn/

Starbucks đầu hoạt động từ năm 1971, xuất phát từ một quán cà phê nhỏ tại Seattle được thành lập bởi Jerry Baldwin, Gordon Bowker và Zev Siegl. Sau khi Howard Schultz – CEO lừng danh của Starbucks gia nhập vào năm 1982, lịch sử của quán cafe này đã thay đổi, đưa phong cách phục vụ cà phê Ý Espresso nổi tiếng đến với nước Mỹ.

Thành công của Starbucks là câu chuyện kinh doanh tuyệt vời nhất trong nhiều thập kỷ. Sự hiện diện của hình ảnh quán cà phê Starbucks tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ là minh chứng rõ ràng nhất cho sự phổ biến rộng rãi của hãng. 

Starbucks kinh doanh đa dạng sản phẩm tuy nhiên dòng sản phẩm mà được biết đến nhiều nhất khi nhắc đến Starbucks là đồ uống. Các sản phẩm của công ty đều là những sản phẩm hảo hạng, được biết đến với tên thương hiệu là Cà phê Starbucks. 

Để đạt được vị trí số một trong lòng khách hàng như hiện nay, chiến lược Marketing 4P của Starbucks là điều không thể không nhắc tới.

2. Thành công của Starbucks với chiến lược Marketing mix 4P

2.1. Chiến lược sản phẩm 

Thức uống "sáng tạo" của Starbucks: Christmas Special

Starbucks đã sử dụng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm nhằm thu hút và đáp ứng được nhu cầu của tất cả nhóm khách hàng mục tiêu. Không chỉ nổi tiếng với sản phẩm cà phê, Starbucks menu được cập nhật thường xuyên với nhiều thức uống mới có thể kể đến: 

  • Cà phê
  • Trà 
  • Thức uống đá xay (Frappuccino)
  • Sinh tố
  • Một số loại thức uống khác

Bên cạnh các sản phẩm được bán quanh năm thì hãng còn đẩy mạnh sáng tạo những thức uống theo mùa hay thức uống phiên bản giới hạn vào các dịp đặc biệt. 

Chất lượng sản phẩm của Starbucks cũng là một trong những điểm cộng làm nên thành công của thương hiệu này. Điểm đặc trưng của sản phẩm luôn là cà phê với hương vị đậm đà, các loại bánh và thức uống khác có hương vị hết sức mới lạ thu hút cả những khách hàng mới và chiều lòng những khách hàng quen thuộc của thương hiệu cà phê này.

Có thể thấy, thương hiệu tập trung vào việc đổi mới các dòng sản phẩm của mình nhưng không quên cải thiện chất lượng sản phẩm và hướng tới dòng sản phẩm chủ chốt mà thương hiệu cung cấp tới khách hàng. Nhờ việc chú trọng vào đúng dòng sản phẩm mà khách hàng yêu thích, thương hiệu đã tạo nên nhiều bước đột phá trong hành trình kinh doanh của mình. 

2.2. Chiến lược định giá 

Cà phê Starbucks sang trọng, tinh tế, chất lượng cao

Nằm trong kế hoạch Marketing của Starbucks, chiến lược định giá sản phẩm cao cấp (Premium Pricing Strategy) được sử dụng để định giá đồ uống cao để thể hiện sự sang trọng, tinh tế, chất lượng cao. Có thể thấy, chiến lược giá này tập trung vào giá trị sản phẩm, dịch vụ Starbucks được khách hàng cảm nhận hơn là giá trị thực tế hoặc chi phí sản xuất. 

Chiến lược giá của Starbucks đánh vào xu hướng hành vi của người tiêu dùng khi họ luôn nghĩ rằng sản phẩm đắt tiền có giá trị cao để giữ vững được hình ảnh thương hiệu đồ uống cao cấp so với các đối thủ cạnh tranh.

Thực tế, hãng cà phê vẫn đi vào giá trị cốt lõi khi cực kỳ chú trọng đến chất lượng sản phẩm qua chọn lọc cẩn thận những hạt cà phê Starbucks đến quy trình chế biến nghiêm ngặt và đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để đem đến cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ của Starbucks có giá trị cao, chất lượng và không hề rẻ tiền.

Bên cạnh đó, Starbucks cũng có nhiều những chương trình khuyến mãi theo dịp lễ, giảm giá, ưu đãi độc quyền cho hội viên hay những chiêu thức “upsize”, mời khách hàng mua cốc to hơn để tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Thông qua chiến lược định giá này, thương hiệu cafe nổi tiếng thế giới Starbucks duy trì hình ảnh là một thương hiệu đồ uống cao cấp đi kèm với chất lượng.

2.3. Chiến lược phân phối 

Starbucks App: sáng tạo thú vị

Một trong những chiến lược 4P trong Marketing hiệu quả nhất của Starbucks là nhờ hệ thống phân phối rộng khắp của thương hiệu này. Starbucks đã nhanh chóng hiểu được thói quen uống cà phê của dân văn phòng để đặt cửa hàng tại các tòa nhà công ty, khách sạn cao cấp, sân bay hay những địa điểm nhiều người qua lại.

Hình ảnh quán cafe Starbucks hiện hữu khắp mọi nơi giúp thương hiệu này mở rộng thị phần một cách nhanh chóng. Tại Việt Nam, Starbucks được đặt tại các cửa hàng có thiết kế sang trọng tại các vị trí đắc địa như trong trung tâm thương mại hoặc các con đường tập trung đông đúc người qua lại như Royal City, đường Bà Triệu, phố Nhà Thờ…. với mục tiêu khách hàng của Starbucks là tầm trung trở lên.

Các chi nhánh của Starbucks có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới: Trung Quốc, Việt Nam, Úc, các quốc gia Châu Âu,… Không chỉ sở hữu hàng nghìn chi nhánh tại nhiều quốc gia, lãnh thổ, Starbucks còn được coi là ông lớn khi có những bước chuyển đổi số thành công.

Starbucks cung cấp sản phẩm của mình tại các cửa hàng Starbucks online trong đó có Starbucks app để khách hàng có thể dễ dàng đặt hàng mọi lúc mọi nơi đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19. Starbucks app được coi là một sáng tạo thú vị từ thương hiệu này. 

Ngoài ra, Starbucks còn đưa cà phê Starbucks và các sản phẩm khác đến với các điểm tiêu thụ có thể kể đến như sân bay, các cửa hàng cà phê cho nhân viên văn phòng nhằm gia tăng doanh thu và mở rộng thị trường của mình.

Dù dịch COVID-19 diễn ra khá phức tạp, tuy nhiên bằng sự sáng tạo và khả năng đổi mới, thích ứng nhanh với công nghệ, Starbucks là một trong những thương hiệu ít bị ảnh hưởng nhất, bằng chứng có thể nhìn nhận từ con số khổng lồ từ các cửa hàng mà Starbucks sở hữu cũng như doanh thu không có dấu hiệu sụt giảm nhiều. Cách Marketing của Starbucks đã đạt hiệu quả một cách vượt trội. 

2.4. Chiến lược quảng cáo 

Hoạt động truyền thông của Starbucks “khiêm tốn” so với đối thủ

So với các đối thủ của Starbucks trong ngành F&B thì nhãn hàng có độ “chịu chi” cho các hoạt động truyền thông, khuyến mãi có phần “khiêm tốn” hơn. Starbucks tập trung vào sản phẩm và mặt bằng cửa hàng của mình hơn là đầu tư vào làm truyền thông, quảng cáo. Ngoài ra trong chiến lược quảng cáo của mình, Starbucks tích cực thiết kế các mặt hàng đồ lưu niệm như bình giữ nhiệt, cốc uống,… phiên bản giới hạn mang “đậm chất thương hiệu”. 

Vị thế của thương hiệu trên thế giới rất cao do vậy Starbucks chỉ hướng tới các kênh quảng cáo truyền thống. Starbucks Gift Card là một chiến lược cực kỳ khôn khéo, dễ dàng thu hút khách hàng mới khi biến khách hàng cũ thành những người gián tiếp quảng cáo thương hiệu cho bạn bè, người thân của họ.

Bên cạnh Starbucks Gift Card, các chương trình ưu đãi cho thẻ thành viên cũng là cách níu chân khách hàng sử dụng dịch vụ của thương hiệu. Chương trình khuyến mãi của Starbucks ở Việt Nam có thể thấy như ngày sinh nhật, hội viên Starbucks sẽ được tặng một chiếc bánh hoàn toàn miễn phí thay cho lời chúc mừng. 

Starbucks đã đến gần hơn với khách hàng của mình qua quá trình truyền miệng, tạo nên hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ từ người qua người từ đó nâng cao nhận diện thương hiệu và lòng trung thành với thương hiệu.

Tạm kết

Bằng chứng cho sự Thành công của Starbucks nằm ở chiến lược Marketing mix của Starbucks với sự áp dụng chiến lược 4P. Thương hiệu đã biến những thứ đơn giản trở thành chìa khóa cho mọi hướng phát triển bền vững và lâu dài của mình, chiến lược của Starbucks đã cho ta thấy rõ điều đó.

Chiến lược 4P của Starbucks mang lại dấu ấn đặc biệt bởi tính đơn giản mà “chất”; cung cấp sản phẩm tốt, dịch vụ tốt, chất lượng tốt, với hàng nghìn quán cà phê phủ sóng ở mọi quốc gia. Điều này đã khẳng định vị trí hàng đầu của Starbucks trên thị trường cà phê và trở thành thương hiệu được nhiều người ưa chuộng. Chiến lược Marketing của Starbucks là một bài học quý báu rất đáng học hỏi dành cho tất cả chúng ta. 

Xem thêm:

6 XU HƯỚNG DIGITAL MARKETING TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ 4.0

4 ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ MARKETING ONLINE

CHIẾN LƯỢC MARKETING KINH ĐIỂN CỦA 3 THƯƠNG HIỆU LỚN TRÊN THẾ GIỚI

7 bước kiếm tiền với tiếp thị liên kết cực dễ 

Nguyễn Minh Khánh – 19051111

Từ khóa » Chiến Lược 4p Của Starbucks