Chiến Lược Marketing Của Starbucks Với Công Thức 4Ps - Wecsaigon

Vì sao Starbucks luôn là một cái tên rất “hot” trong ngành F&B đến vậy? Không phải tự nhiên mà chuỗi cà phê này lại được đón nhận và được “đánh giá 5 sao”. Cùng đi tìm câu trả lời trong chiến lược marketing của Starbucks dưới đây!

Cà phê Starbucks đã hình thành và phát triển như thế nào? 

Starbucks luôn gây ấn tượng với logo “cô tiên xanh” và phủ sóng toàn thế giới. Chuỗi cà phê này xuất phát từ năm 1971 tại Mỹ và được coi là “cà phê quốc dân”. Sau nhiều năm đững vững trên thị trường, Starbucks mở rộng hơn 17.000 cửa hàng trên 50 nước. Về Việt năm năm 2013, Starbucks như một hiện tượng của giới trẻ lúc đó.

Starbucks với những nước phát triển được gọi là loại cà phê thông dụng hàng ngày, tuy nhiên về Việt Nam, “Cô tiên xanh” gắn mác cà phê “sang chảnh”, mức giá giao động từ 100.000 đến 150.000 vnđ. Tuy nhiên với menu chất lượng, không gian quán sang-xịn cho thấy mức giá này là phù hợp. Starbucks vẫn luôn là cái tên dành cho khách hàng tầm trung, cao cấp.

Ngoài cà phê và các loại thức uống, các sản phẩm cốc sứ, bình giữ nhiệt của hãng cũng rất được chào đón. Chiến lược phát triển sản phẩm theo mùa, sự kiện đã đem về doanh thu khá “khủng” hàng năm.

Nguồn gốc của starbuck

Từ định vị thương hiệu đến những chiêu thức làm marketing chuỗi cà phê này luôn làm cho marketers phải thấy trầm trồ và thán phục. Chiến lược marketing của Starbucks là gì? Nhãn hàng đã áp dụng marketing mix 4p ra sao? cùng phân tích với wecsaigon nhé!

Chiến lược marketing của Starbucks

Starbucks áp dụng 4P trong marketing vào chiến lược của mình. 4Ps bao gồm việc phân tích, đánh giá 4 hạng mục:

  • Product: sản phẩm
  • Price: giá
  • Place: địa điểm
  • Promotion: Quảng cáo

Yếu tố đầu tiên cần phân tích: Product (Sản phẩm)

Starbucks đã luôn đổi mới sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Các loại cà phê mà Starbucks cung cấp được chia làm những tiêu chí khác nhau để có thể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu người tiêu dùng trên khắp thế giới.

Giá trị cốt lõi của Starbucks chính là nằm ở sản phẩm. Nhãn nghiên cứu rất sâu đến từng loại hạt cà phê, luôn đổi mới menu và giữ lại những loại cà phê là “key” để phục vụ cho mọi nhu cầu của khách hàng. Không những thế, Starbucks còn quan tâm đến từng vùng miền, quốc gia để có chiến lược ra mắt sản phẩm phù  hợp.

Các tiêu chí của Starbucks

  • Loại hạt cà phê: Cà phê nguyên hạt, cà phê rang xay
  • Độ rang: Rang sơ, rang vừa, rang kỹ
  • Độ Caffeine: Café thường, café decaf
  • Mùi vị: Café có vị và Café không vị

Chiếc lược marketing của starbuck: phân tích sản phẩm

Starbucks cũng đã tính toán và nhận thấy họ có thể thu hút khách hàng không yêu thích café, nhưng lại muốn trải nghiệm không gian starbucks. Từ đó Starbucks phát triển thêm những dòng sản phẩm khác như trà hoa quả, những sản phẩm khác theo mùa, sản phẩm có giới hạn…

Điều thứ hai gây ấn tượng bởi Starbucks chính là không gian rất đẹp và sang trọng. Theo một hướng tối giản, thanh lịch, Starbuck được nhận “cơn mưa lời khen” với giới trẻ, làm thành địa điểm check-in nổi tiếng của giới trẻ.

Một điểm nổi bật không kém sản phẩm cà phê đó chính là bình giữ nhiệt, ly giữ nhiệt, cốc sứ và một số loại phụ kiện. Sản phẩm phụ này cũng được chào đón không kém trên thị trường. Starbuck rất sáng tạo trong việc thiết kế các sản phẩm vụ theo mùa, sự kiện và còn có phiên  bản giới hạn, tạo độ khan hiếm.

Sản phẩm phụ của starbuck

Giải mã chiến lược Marketing Apple

Phân tích chiến lược giá trong công thức 4Ps của Starbucks 

Nếu nói về giá cả thì phải dùng từ “phù hợp” cho Starbucks. Giá không ở mức trung bình tại Việt Nam nhưng vẫn thu hút được lượng khách hàng trung thành vì luôn đi kèm chất lượng ổn. Starbucks định vị khách hàng tầm trung lên cao cấp. Tuy nhiên hãng cũng có rất nhiều những chương trình khuyến mại phù hợp với đối tượng có mức chi trả thấp hơn. Điều này gây thiện cảm đến khách hàng và thị trường cũng được mở rộng.

Ở các nước phát triển, giá của một ly cà phê Starbucks là mức trung bình và không cao. 3-4$ là mức giá “dễ chịu” với văn hóa đó.

Chiêu thức “upsize” cũng được Starbucks áp dụng trong chiến lược giá. Hãng tối ưu hóa lợi nhuận bằng cách khéo léo gia tăng một số sản phẩm đồ uống khi khách lựa chọn upsize. Tuy nhiên, Starbucks vẫn đánh vào giá trị cốt lỗi là sản phẩm tốt đi kèm giá thành cao nên vẫn tạo ra được nguồn khách hàng trung thành.

Yếu tố place (Phân phối) được phân tích trong chiến lược marketing của Starbucks như thế nào?

Với sự phủ sóng mạnh mẽ tại nước ngoài, Starbucks đã có mặt hơn 40.000 cửa hàng tạp hóa, trở thành người dẫn đầu trong thị trường cà phê, đồ uống. Starbuck phân phối sản phẩm qua các tiệm cà phê, kết hợp với các ứng dụng đặt hàng trực tuyến và các nhà bán lẻ.

Starbucks cũng rất cẩn thận trong việc kết nối, chăm sóc khách hàng. Hãng đưa ra rất nhiều những ưu đãi nhằm mục đích xây dựng khối khách hàng thân thiết. Luôn có những chương trình ưu đãi ngày sinh nhật, giảm giá cho khách hàng có thẻ thành viên.

Tại Việt Nam, Starbucks được phân  phối tại các tiệm cà phê được thiết kế và xây dựng rất bắt mắt. Được đặt ở những vị trí trung tâm hoặc shophouse của các trung tâm thương mại, Starbucks đánh đúng khách hàng mục tiêu tầm trung trở lên.

Địa điểm phân phối starbuck

Starbucks làm truyền thông (Promotion) có điểm khác biệt nào với các loại hình F&B khác?

Nếu để so sánh giữa việc đầu tư vào truyền thông thì Starbucks có mức độ chi trả “khiêm tốn” hơn những thương hiệu khác trong ngành F&B. Cách Starbucks đầu tư tập trung nhiều hơn vào mặt bằng và sản phẩm nhiều hơn là chạy các chương trình quảng cáo. Họ khuếch trương tên tuổi của mình bằng những sự kiện khai trương store, ra mắt sản phẩm mới. Ngoài ra, việc pr bằng sản phẩm được Starbucks đánh tập trung hơn. Hãng in logo “Cô tiên xanh” lên cốc, bình giữ nhiệt, các đồ dùng cá nhân. Ngoài ra còn sản xuất các mặt hàng giới hạn với thiết kế “không chê vào đâu được”.

Starbucks biết vị trí của thương hiệu trên thị trường nên chỉ tập trung vào những kênh marketing truyền thống. Sử dụng Starbuck Gift Card cũng là một chương trình điển hình của hãng. Tập trung vào các chương trình khuyến mại, ưu đãi cho thẻ thành viên được đánh giá cao từ khách hàng. Đây cũng là một cách Starbuck giới thiệu tên tuổi của mình cho những người là bạn bè của khách hàng.

Thương hiệu cà phê Starbuck luôn xây dựng một hình tượng chuyên nghiệp, lịch sự, chỉn chu. Từ không gian cho đến cách phục vụ cũng được hãng training rất bài bản.

phân tích truyền thông của starbuck

Tạm kết, 

Chiến lược marketing của Starbucks vẫn trung thành với hướng đi truyền thống. Với sản phẩm tốt, dịch vụ tốt thì Starbucks vẫn luôn đứng vững trên thị trường dù không quá rầm rộ. Đây cũng là một hướng đi chắc chắn và lâu dài.

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết này!

Xem thêm: 

  • Chiến lược Marketing của Coca Cola: giải mã 4 chữ P
  • Chiến lược Marketing của Tiki – Lấn sân sang thương mại điện tử
  • Chiến lược marketing của OPPO: Marketing mix 4P

Rate this post

Từ khóa » Chiến Lược 4p Của Starbucks