5 Bệnh Lý Về Hậu Môn Trực Tràng Thường Gặp - BookingCare

Bệnh hậu môn trực tràng có thể gặp ở bất cứ ai
Bệnh hậu môn trực tràng có thể gặp ở bất cứ ai - Ảnh: drborcich

Vùng hậu môn có chức năng chính là lỗ thoát của phân ra ngoài, tất cả các tác nhân từ thay đổi của hệ tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa hay các bệnh lý đường tiêu hóa đều tác động và ảnh hưởng đến cơ quan này. Vì vậy, hậu môn trực tràng thường xuất hiện các bệnh liên quan đến viêm nhiễm, nhiễm khuẩn. 

Khi gặp những triệu chứng bệnh lý sau đây, người bệnh không nên ngại ngùng, mà cần đi khám Hậu môn trực tràng và điều trị sớm. 

5 bệnh lý về hậu môn trực tràng thường gặp

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là hiện tượng các mạch máu vùng hậu môn căng to dễ chảy máu. Trĩ là bệnh thường gặp ở người lao động đừng hay ngôi quá lâu tại một vị trí, táo bón kéo dài, ăn uống thiếu khoa học, lười vận động, áp lực, stress...

Đây là bệnh có số người mắc nhiều nhất trong bệnh lý liên quan đến hậu môn trực tràng. Bệnh trĩ được chia thành 3 loại:

  • Trĩ nội: các búi trĩ hình thành bên trong hậu môn.
  • Trĩ ngoại: các búi trĩ hình thành bên ngoài hậu môn, có thể sờ hay nhìn thấy bằng mắt thường.
  • Trĩ hỗn hợp: là tổng hòa cả trĩ nội và trĩ ngoại xảy ra trong cùng một thời điểm.

Triệu chứng điển hình của bệnh trĩ:

  • Đi ngoài ra máu đỏ tươi: thường xuất hiện sau khi đi đại tiện, máu có thể chảy thành từng giọt, thành từng tia hoặc nhìn thấy máu khi chùi bằng giấy.
  • Cảm giác khó chịu ở vùng hậu môn: đau, rát, căng tức khó chịu, sưng đau hậu môn.
  • Toàn thân: thường không có nhiều thay đổi, thiếu máu có thể gặp ở những trường hợp trĩ có chảy máu.

Người bệnh nên đến các bệnh viện, phòng khám chữa bệnh trĩ uy tín để thăm khám, phát hiện và điều trị sớm tránh để lại biến chứng nguy hiểm như: đại tiện khó khăn gây chảy máu, viêm nhiễm vùng hậu môn trực tràng… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày.

Bệnh lý hậu môn trực tràng gây nhiều phiền toái trong cuộc sống
Bệnh lý hậu môn trực tràng gây nhiều phiền toái trong cuộc sống - Ảnh: Pixabay

Áp xe hậu môn

Áp xe hậu môn là tình trạng mưng mủ ở gần khu vực hậu môn. Phần lớn áp xe hậu môn là kết quả của nhiễm trùng từ những tuyến hậu môn nhỏ. Loại áp xe hậu môn phổ biến nhất là áp xe quanh hậu môn.

Áp xe hậu môn tưởng chừng hiếm gặp nhưng hiện nay xảy ra khá phổ biến ở người. Bệnh không được kịp thời phát hiện và điều trị sẽ để lại những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.

Các triệu chứng thông thường là sưng quanh hậu môn và đau liên tục, nhói đau với sưng. Đau có thể trầm trọng hơn với cử động ruột, ho và ngồi.

Áp xe được điều trị bằng dẫn lưu mủ từ ổ áp xe ra ngoài, tạo lỗ mở bên cạnh hậu môn để giảm áp lực. Thường có thể thực hiện dưới gây tê tại chổ, trong những trường hợp có ổ áp xe lớn và sâu hơn, hay nhiều ổ áp xe có thể được dẫn lưu dưới gây tê vùng hay gây mê.

Áp xe hậu môn nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến biến chứng là rò hậu môn, do vậy người bệnh cần nhanh chóng khám chữa bệnh áp xe hậu môn kịp thời tránh để bệnh kéo dài.

Rò hậu môn

Rò hậu môn là chỉ các ống sưng lên ở xung quanh hậu môn, do lỗ rò bên trong, đường rò, hoặc lỗ rò bên ngoài tạo thành.

  • Lỗ rò bên trong thường ở dưới trực tràng hoặc ống hậu môn, thường là một lỗ.
  • Lỗ rò bên ngoài thường ở trên da hậu môn, có thể 1 hoặc nhiều lỗ.

Phần lớn rò hậu môn là do áp-xe quanh hậu môn phát triển lên. Triệu chứng điển hình của bệnh rò hậu môn là ở lỗ rò có mủ hoặc mủ lẫn máu.

Điều trị rò hậu môn, 2 yêu cầu cần phải đạt: phá hủy đường rò và bảo vệ an toàn cơ thắt. Kết hợp dùng thuốc kháng sinh toàn thân liều cao, thuốc giảm đau, kháng viêm, nâng đỡ thể trạng.

Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn xuất hiện trong trường hợp:

  • Đi cầu phân cứng khô đã tạo nên vết rách niêm mạc theo chiều dọc ở ống hậu môn.
  • Tiêu chảy nhiều lần hoặc mắc các bệnh viêm vùng hậu môn trực tràng.

Vết nứt cấp tính thường nông và mau lành nếu điều trị đúng. Vết nứt mạn tính (kéo dài hơn 1 tháng) gây loét sâu đến tận cơ thắt hậu môn, thường do tác nhân gây bệnh chưa được giải quyết. Biểu hiện điển hình của bệnh: 

  • Đau nhiều mỗi khi đi cầu
  • Đau kiểu thắt nhói kéo dài nhiều giờ
  • Kèm theo chảy ít máu tươi...

Điều trị nứt kẽ hậu môn cần tuân theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa Hậu môn trực tràng. Trong một số trường hợp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, người bệnh cần được tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một phần bên cơ vòng trong ống hậu môn giúp làm giảm cơn đau.

Ngứa hậu môn

Ngứa hậu môn là ngứa quanh hậu môn, đó là nơi lối thoát cho trực tràng. Vị trí ngứa nằm ở hậu môn hoặc trên da xung quanh hậu môn, thường là dữ dội. Ngứa hậu môn gây ra trạng thái lúng túng và khó chịu cho người bệnh.

Ngứa hậu môn được kết hợp với các triệu chứng khác tương tự trong và xung quanh hậu môn, bao gồm: nóng hậu môn, đau nhức hoặc đau.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa hậu môn như: khô da, táo bón, tiêu chảy, do hóa chất, bệnh trĩ, lạm dụng thuốc nhuận tràng, nhiễm trùng, vết nứt vùng hậu môn… Việc điều trị ngứa hậu môn chủ yếu là dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống, lối sống sinh hoạt.

Điều trị đúng cách ngứa hậu môn sẽ khỏi trong một vài ngày, nếu ngứa vẫn tiếp tục kéo dài hơn 1 tuần dù đã dùng thuốc thì có thể liên quan tới bệnh về da hay vấn đề sức khỏe khác. Lúc này cần phải tìm gặp đúng bác sĩ chuyên khoa để tìm ra giải pháp điều trị thích hợp.

Ngoài 5 bệnh lý điển hình nói trên, các bệnh về hậu môn trực tràng như: viêm ống hậu môn, hẹp hậu môn, dị vật hậu môn… khác cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của người mắc.

Cách phòng tránh bệnh lý về hậu môn trực tràng

  • Tăng cường vận động, tập thể dục đều đặn mỗi ngày
  • Chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi
  • Ngủ nghỉ hợp lý, tránh thức quá khuya, tránh căng thẳng thần kinh
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Khám và điều trị bệnh lý hậu môn trực tràng ở đâu?

Bệnh lý về hậu môn trực tràng sẽ trở nên nghiêm trọng và nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì thế, khi thấy những triệu chứng của bệnh, nên đi khám ngay với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa hoặc Hậu môn trực tràng.

Người bệnh tại Hà Nội và các tỉnh lân cận khi mắc các bệnh lý về hậu môn trực tràng nên đến thăm khám và điều trị tại:

  • Bệnh viện Bạch Mai
    • Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
  • Trung tâm tiêu hóa - Bệnh viện E Hà Nội
    • Địa chỉ: Số 89 Trần Cung, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Bệnh viện Trung ương quân đội 108
    • Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn 2
    • Địa chỉ: Số 52 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
  • Bệnh viện Quân Y 103
    • Đia chỉ: Số 261 Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội.

Từ khóa » Các Bệnh Hậu Môn Trực Tràng