5 Bệnh Nấm Thường Gặp ở Cá Koi Và Cách Chữa Trị DỨT ĐIỂM
Có thể bạn quan tâm
Khi cá Koi của bạn có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, ngoài suy nghĩ đơn giản là do thời tiết hoặc bị nhiễm vi rút, vi khuẩn thì cá Koi có khả năng đang bị mắc một loại nấm bệnh nào đó. Chúng cần được phát hiện và chữa trị càng sớm càng tốt vì các loại nấm bệnh cực kỳ nguy hiểm và tình trạng xấu nhất là dẫn đến tử vong.
Dưới đây Thế giới cá cảnh sẽ liệt kê 5 căn bệnh thường gặp ở cá Koi và các loại thuốc trị nấm cho cá Koi dứt điểm nhé.
-
Các bệnh nấm thường gặp ở cá Koi
Nấm sợi bông (Saprolegnia)
Bệnh nhiễm nấm phổ biến nhất của cá Koi là Saprolegnia. Các loại khác bao gồm Achlya, Dermatocystidium và Branchiomyces. Chúng có thể phát triển trong phạm vi pH rộng, phạm vi nhiệt độ rộng và với nồng độ muối cao.
Biểu hiện dễ thấy nhất của những con cá Koi bị nhiễm nấm sợi bông là các mảng bông màu xám hoặc trắng xuất hiện trên trên da hoặc mang cá. Vết bệnh mới có màu trắng và theo thời gian sẽ trở thành màu đỏ, nâu hoặc xanh lá cây.
Cá Koi bị nhiễm nấm sợi bông màu trắng
Nấm cá bắt đầu là những ổ nhiễm trùng nhỏ, có thể nhanh chóng lan rộng trên bề mặt cơ thể. Nấm sợi bông thường xảy ra ở nhiệt độ thấp, dao động từ 32 ° đến 95 ° F nhưng theo như quan sát thì nó phát triển mạnh nhất là từ 59 ° đến 86 ° F.
Thối mang
Bệnh này được gây ra bởi các loài Branchiomyces sanguinis và Branchiomyces demigrans rồi lây nhiễm cho các loại cá chép.
Cá Koi bị thối mang
Thối mang tạo ra chất nhầy quanh mang, khiến Koi khó hô hấp, thường phải hướng lên bề mặt và cố gắng hít thở không khí. Mang sẽ dần bị thối rữa và có thể biến mất hoàn toàn, gây tử vong. Nếu không chữa trị kịp thời, bào tử nấm có thể lây lan sang những con cá khỏe mạnh khác.
Bệnh đốm trắng
Đốm trắng là một trong những bệnh phổ biến nhất ở cá Koi. Các triệu chứng đầu tiên của bệnh là sự xuất hiện của các đốm nhỏ màu trắng trên cá, trông giống như những hạt muối. Bệnh đốm trắng thường là kết quả của chất lượng nước kém.
Cá Koi sau khi nhiễm bệnh thường cọ xát với các vật trong bể để giảm ngứa. Bệnh cũng có thể khiến cá hôn mê, thở nặng nhọc hoặc thường ẩn nấp ở đáy bể.
Cá Koi bị bệnh đốm trắng
Rận cá, giun mỏ neo
Rận cá và giun mỏ neo là những động vật giáp xác ký sinh thường xuyên nhất trên cá vàng và cá Koi, nhưng chúng có thể lây nhiễm cho bất kỳ loài cá nước ngọt nào.
Rận cá là động vật giáp xác trong chi Argulus. Chúng có một lớp vỏ phẳng rộng, bốn bộ chân bơi và rất dễ nhìn thấy. Argulus bám vào da cá và bắt đầu ăn mòn cơ thể của nó.
Cá Koi bị rận cá bám ở vùng bụng
Giun mỏ neo gây ra mụn nhọt hoặc vết loét đỏ trên cá nhiễm bệnh, sau đó chúng phát triển giống như những sợi chỉ mọc lên từ da cá. Chúng chui vào cơ thể cá qua lớp vảy hoặc mang và khoang miệng cá, giữ cố định bằng các chân giống như mỏ neo và bắt đầu ăn mòn cơ thể cá.
Cá Koi bị trùng mỏ neo ký sinh
Thối đuôi, vây
Không chỉ xảy ra ở cá Koi mà đây còn là triệu chứng xuất hiện ở nhiều loại cá cảnh khác nhau. Vây của cá Koi bị nhiễm bệnh ban đầu bị sờn hoặc bị bạc màu, dần dần đuôi và vây teo giảm rồi biến mất.
Cá Koi bị thối đuôi
[ĐỌC NGAY] 9 LOẠI NẤM BỆNH THƯỜNG XẢY RA Ở CÁ CẢNH VÀ CÁCH CHỮA TRỊ
-
Nguyên nhân gây ra bệnh nấm ở cá Koi
Nhiễm nấm do nhiều yếu tố thông thường gây ra. Chất lượng nước kém do độ pH và nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đối với cá của bạn, quá nhiều amoniac hoặc các chất ô nhiễm khác, hoặc quá nhiều chất thối rữa do thức ăn thừa,... tất cả điều đó làm tăng thêm quá nhiều tạp chất cho ao, biến ao trở thành điểm phát sinh nhiều bệnh tật gồm nấm và vi khuẩn.
-
Phương pháp trị nấm cho cá Koi tốt nhất
Tăng nồng độ muối
Phương pháp này thường được sử dụng nhất để điều trị nấm sợi bông. Vì loại nấm này có thể chịu được nồng độ muối tăng lên, bạn có thể cần phải tăng độ mặn lên từ 1 đến 2,5% bằng cách hòa tan 1-3h muối với 1 lít nước. Nếu sau khi ngâm nước muối một tuần mà các triệu chứng vẫn còn thì bạn nên tìm cách điều trị thay thế.
Formalin / Malachite Green
Malachite green và formalin thường được trộn với nhau để điều trị nấm cho cá Koi. Nếu bạn dùng dạng kem, có thể thoa trực tiếp lên (các) vùng bị ảnh hưởng của cá. Nếu bạn dùng dạng lỏng thì thực hiện thay 25% nước và thêm 0.05mg hỗn hợp với 1 lít nước.
Ưu điểm của malachite green và formalin là chúng thường chăm sóc nấm khá hiệu quả, nhưng chúng có thể tồn tại trong cá trong nhiều tháng sau khi điều trị và gây độc nếu không đúng liều lượng.
Formalin và Malachite Green điều trị nấm cá Koi
Thuốc trị nấm Bionock số 2
Đây là thuốc trị nấm cá Koi thần thánh, đang được ưa chuộng hàng đầu với dân chơi cá cảnh. Một giọt Bionock dùng cho 10 lít nước. Cứ sau 48h thì tiến hành thay 30% nước rồi sử dụng lại lượng thuốc như ban đầu, quá trình lặp lại đến khi cá hết bệnh. Muốn cá nhanh khỏi bệnh thì phải tăng nhiệt độ cho cá trong tầm 30-32 độ.
Thuốc đặc trị nấm ở cá Koi Bionock số 2 (Chi tiết sản phẩm)
Thuốc Tetra Nhật
Thành phần chính của thuốc trị nấm cá Koi Tetra Nhật là Sodium Nifurstyrenate, đây là chất kháng khuẩn mạnh, chuyên chữa trị các loại bệnh do vi khuẩn gây ra như thối mang, nấm trắng, đỏ da, đỏ vây, sung huyết, áp xe, sùi miệng, nhiễm trùng do xây xát khi vận chuyển,…Ngoài cá Koi, loại thuốc này còn chữa được cho nhiều loại cá nước ngọt và nước lợ khác.
Thuốc Tetra Nhật đặc trị thối mang và một số bệnh khác cho cá Koi (Chi tiết sản phẩm)
Quá trình điều trị trong khoảng vài ngày, lưu ý là trong thời gian này sẽ không cho Koi ăn và không thay nước đến khi cá khỏi bệnh. Ngày đầu tiên, cứ 100 lít nước thì hòa với 1-2g thuốc tùy độ nặng nhẹ của cá, sang ngày thứ hai dùng tiếp 1g thuốc cho 150 lít nước. Kết hợp với tắm muối với công thức 5kg muối hột cho 1000 lít và duy trì nhiệt độ trong nhà tầm 30 độ, nếu trong mùa đông thì phải dùng máy sưởi.
Tuyệt đối chỉ sử dụng Tetra nhật mà không pha trộn thêm bất kỳ thuốc trị nấm cho cá Koi nào khác vì cá còn yếu, không nên dùng hỗn hợp nhiều loại với nhau. Nếu trước đó đang dùng thuốc, hãy thay 80% nước và dưỡng một ngày, thay tiếp 50% rồi cho thuốc Tetra nhật vào. Sau khi cá khoẻ nên cho cá trong bể một ngày để cá đi hết phân ra, rồi thay nước cũ bằng 80% bằng nước đã khử clo và châm thuốc để tránh cá đi phân làm bẩn nước.
Thuốc đặc trị API Pimafix
Chứa thành phần Pimenta racemosa 1%, Pimafix xử lý các loại nấm hiệu quả tận gốc cho cá Koi mà không mất màu nước hoặc ảnh hưởng đến pH và cây thủy sinh trong bể. Quá trình điều trị diễn ra trong khoảng 7 ngày, mỗi ngày dùng 5ml cho 38 lít nước. Kết thúc quá trình điều trị thì tiến hành thay 25% nước.
Thuốc đặc trị Pimafix của Mỹ trị nấm hiệu quả ở cá Koi (Chi tiết sản phẩm)
Trên đây là 5 loại thuốc trị nấm cho cá Koi được rất nhiều khách hàng tin dùng và đã chữa trị thành công . Hy vọng từ những chia sẻ bổ ích của Thế giới cá cảnh sẽ giúp bạn chọn được thuốc trị nấm cá Koi tốt nhất cho đàn cá của mình. Hãy nhanh tay truy cập vào website của Thế giới cá cảnh để biết thêm nhiều thông tin chi tiết về chăm sóc cá cảnh và sớm nhận được những ưu đãi lớn của shop nhé.
[MUA NGAY] 50+ THUỐC TRỊ CÁC LOẠI NẤM BỆNH CHO CÁ CẢNH
Từ khóa » Cá Chép Koi Bị Nấm Trắng
-
Cá Koi Bị Bệnh Nấm Trắng: Cách Chữa Trị Dứt điểm
-
Dấu Hiệu Cá Koi Bị Nấm Trắng - Cách Chữa Trị Hiệu Quả 100%
-
Nhận Biết Cá Koi Bị Nấm - Cách Chữa Nhanh Chóng Nhất - LMT
-
Cá Koi Bị Nấm- Phương Pháp Và Thuốc Trị Nấm Cho Cá Koi
-
Cách Chữa Bệnh Nấm Trắng ở Cá Koi
-
Điều Trị Dứt điểm Bệnh đốm Trắng ở Cá Koi - Koji Landscape
-
Bệnh Đốm Trắng Ở Cá Koi - Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
-
Cá Koi Bị Nấm Trắng - Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách điều Trị
-
Cách Trị Nấm Mang Cho Cá Koi đơn Giản Và Hiệu Quả Nhất - Visinhcakoi
-
Các Bệnh, Phương Pháp Chữa,trị, Phòng Bệnh Cho Chép Koi
-
Điều Trị Bệnh Nấm Mang, Lở Loét, Nấm Trắng Cho Cá Koi - YouTube
-
Chữa Trị Bệnh Nấm Trắng, đốm Trắng Li Ti Trên Cá Koi ( Cá Chép Nhật )
-
Tất Tần Tật Bệnh Trên Cá Koi Và Cách Chữa Trị - Vi Sinh Nông Lâm
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Nấm Mang ở Cá Koi Và Cách Chữa Trị