5 Bước để Phát Triển Kỹ Năng Xây Dựng Mạng Lưới Quan Hệ

Bất kể bạn đang hoạt động trong lĩnh vực gì, mạng lưới quan hệ luôn là nguồn nhiên liệu mạnh mẽ để thúc đẩy sự thành công. Nó không chỉ hữu ích trong việc học hỏi thêm kiến thức từ những cá nhân thú vị mà bạn gặp; nó còn giúp bạn tạo ra sự liên kết và sức ảnh hưởng mạnh mẽ với cộng đồng; mở ra những cơ hội lớn cho sự nghiệp.

Tuy đóng vai trò quan trọng là vậy, nhưng rất nhiều người trong chúng ta gặp khó khăn với việc không biết bắt đầu từ đâu để mở rộng mối quan hệ, nói gì khi kết nối với ai đó hoặc cách thức để duy trì một mối quan hệ… Để phần nào hiểu hơn về chủ đề này, hãy cùng MBA Andrews đến với “5 bước để phát triển kỹ năng xây dựng mạng lưới quan hệ”.

Giai đoạn 1: Tư duy

Hãy xây dựng một tư duy đúng đắn trước khi bắt đầu việc mở rộng mạng lưới quan hệ. Những mối quan hệ giá trị thường đến từ những kết nối thực sự, chứ không đơn thuần chỉ là trao đổi một tấm danh thiếp. Bất kể bạn đang cố gắng xây dựng mối quan hệ với ai, việc coi người đó như một người bạn hơn là “một người mang lợi ích tới” sẽ giúp cho bạn tiến xa hơn trong mối quan hệ.

Bởi vậy, hãy nghĩ về cách mà bạn sẽ tiếp cận một mối quan hệ tiềm năng. Tìm ra điểm chung giữa bạn và họ; giữ cho nó tiến triển một cách nhẹ nhàng, vui vẻ; và trên hết, hãy thể hiện rằng bạn quan tâm đến họ.

Giai đoạn 2: Xây dựng mục tiêu

Làm một điều gì đó mà không biết lợi ích của việc đó hiếm khi nào là một ý tưởng tốt. Nó giống như việc bạn có một chiếc ô tô đổ đầy xăng mà không có điểm đến cuối cùng để hướng tới.

Hãy thiết lập một mục tiêu và tập trung vào việc hoàn thành nó. Công việc trong mơ của bạn là gì? Bạn hình dung tương lai của mình sẽ như thế nào? Bạn cần làm gì để trở thành phiên bản hoàn thiện nhất, hạnh phúc nhất của bạn? Viết ra mục tiêu của bạn trong năm năm tới, kể từ bây giờ. Sau đó, viết ra mục tiêu mà bạn cần đạt được trong một năm kể từ bây giờ để giúp bạn tiến gần hơn đến mục tiêu 5 năm của mình. Cuối cùng, hãy viết ra mục tiêu mà bạn cần đạt được trong 90 ngày kể từ bây giờ để giúp bạn tiến gần hơn đến mục tiêu một năm của mình.

Ví dụ: Giả sử như, nếu mục tiêu của bạn là kiếm 1 triệu đô la trong 5 năm, bạn sẽ cần một phương tiện để đến đích. Đó có thể là công việc kinh doanh của riêng bạn, các khoản đầu tư tài chính, đầu tư bất động sản hay một thứ gì đó… Trong trường hợp này, tiếp tục giả sử mục tiêu một năm kể từ bây giờ của bạn là kiếm 5.000 USD mỗi tháng từ công việc kinh doanh mới.

Vậy thì bạn cần làm gì trong 90 ngày tới để đạt được mục tiêu kiếm 5.000 đô la mỗi tháng sau một năm? Đó có thể là tìm kiếm được những đối tác, nhân sự phù hợp để cùng phát triển kinh doanh, kết nối với những khách hàng tiềm năng hoặc bắt đầu học hỏi kiến thức từ những người bạn mới am hiểu về đầu tư kinh doanh.

Mục tiêu 5 năm: Kiếm 1 triệu đô la Mục tiêu 1 năm: Đạt doanh số 5.000 đô la / tháng (60.000 đô la mỗi năm) với một hoạt động kinh doanh mới Mục tiêu 90 ngày: Có được khách hàng đầu tiên.

Bây giờ, đã đến lúc viết ra các mục tiêu của bạn!

Giai đoạn 3: Tìm kiếm 3 người.

Bây giờ bạn đã có đích đến cuối cùng cho năm năm tới, bao gồm  cả những mục tiêu tầm trung, mục tiêu ngắn hạn để đưa bạn đến đó. Giờ là bước tiếp theo.

Sau khi hoàn thành Bước 1 là viết ra các mục tiêu và đích đến cuối cùng (bạn đã hoàn thành ở Giai đoạn 2). Bước 2 sẽ là xem xét ba mục tiêu đã được viết ra. Sau đó, bên cạnh mỗi mục tiêu của bạn, hãy viết ra ba người sẽ khởi động hoặc thúc đẩy việc hoàn thành mục tiêu. Đây có thể là những người mà bạn đã kết nối, là những người đang có mối quan hệ xã giao với bạn hoặc những người bạn cũng chưa từng nói chuyện qua.

3 người đó có thể là những cố vấn chiến lược, khách hàng sẽ ủng hộ bạn, các nhà đầu tư tin tưởng vào tầm nhìn của bạn, những thành viên trong nhóm có thể là người đồng sáng lập công ty hoặc một nhân viên chủ chốt, sếp hay một người quản lý có thể thúc đẩy việc hoàn thành mục tiêu của bạn…

Nếu bạn đang muốn thành lập một công ty, ba người trong danh sách có thể là một đối tác tiềm năng, một nhà đầu tư và một khách hàng tiềm năng. Nếu bạn muốn xuất bản một cuốn sách, ba người đó có thể là một nhà đại lý, đối tác quảng cáo hoặc biên tập viên của bạn.

Điều quan trọng là cần đầu tư thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng để có thể chắc chắn rằng ba người này sẽ là những người rất cần thiết trong việc giúp bạn hoàn thành mục tiêu.

Giai đoạn 4: Xây dựng kết nối giữa con người với con người.

Bạn đã biết cách để nuôi dưỡng một kết nối thực sự khi nói chuyện với ai đó  (cho dù đó là trên Skype, điện thoại hay gặp mặt trực tiếp) chưa? Nó bao gồm những yêu tố sau:

Đặt những câu hỏi sâu sắc (để khiến đối phương suy nghĩ). Bạn có thể biết nhiều điều về một người bằng giá trị của những câu hỏi mà người đó đưa ra. Chất lượng câu hỏi của bạn thường sẽ tương quan với chất lượng cuộc sống của bạn.

Đặt câu hỏi tốt hơn để nhận được câu trả lời tốt hơn. Bằng cách đặt những câu hỏi hay hơn khi nói chuyện với ai đó, bạn sẽ không chỉ khiến người đối diện ấn tượng về suy nghĩ khác biệt của mình mà còn buộc họ kia phải suy nghĩ theo cách mới để giúp họ phát triển phát triển bản thân.

Hãy chú tâm (như thể cuộc sống của bạn phụ thuộc vào cuộc hội thoại này). Điều này có thể rất dễ dàng đối với một số người hoặc cực kỳ khó khăn đối với nhiều người khác. Trong thời đại thông tin hiện nay, sự chú tâm là một “kỹ năng” cần thiết mà nhiều người trong chúng ta thiếu hụt. Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đã từng nói chuyện với một người nào đó thường xuyên bồn chồn, nhìn xung quanh, bị phân tâm với chiếc điện thoại khi đang nói chuyện hoặc cắt ngang từng câu nói của người khác..? Chỉ cần duy trì giao tiếp bằng mắt, chăm chú lắng nghe và trả lời các câu hỏi có liên quan, bạn sẽ trở nên hoàn toàn khác biệt với số đông và bắt đầu đi đúng hướng trên con đường xây dựng một mối quan hệ thực sự.

Hãy nhớ: Lắng nghe. Đặt những câu hỏi hay. Lặp lại.

Giai đoạn 5: Trở thành người “Siêu kết nối”

Cách nhanh nhất để phát triển mạng lưới quan hệ của riêng bạn là đứng ra kết nối những mối quan hệ đôi bên cùng có lợi. Đây là một chiến lược hiệu quả nhưng không nhiều người thực hiện. Lần cuối cùng ai đó đã nhiệt tình giới thiệu bạn với một người có thể giải quyết những khó khăn của bạn sau khi lắng nghe chúng là khi nào? Dưới đây là một số cách hiệu quả nhất để tự mình trở thành một người  “siêu kết nối.”

Cho đi. Đây là sự khác biệt chính giữa người “siêu kết nối” và phần còn lại. Những người siêu kết nối có một tâm hồn tươi đẹp. Họ luôn sẵn sàng cho đi, kết nối và chia sẻ.

Kết bạn, không phải “liên hệ”. Nói cách khác, hãy coi trọng chất lượng hơn số lượng. Hãy bỏ đi những tấm danh thiếp và xây dựng tình bạn chân thành với những người khác. Bạn không nên nói về công việc kinh doanh ngay trong lần đầu tiên gặp gỡ ai đó, trừ khi buộc phải làm vậy. Việc phát triển kết nối với 5 con người chất lượng tại một sự kiện có giá trị hơn gấp 10 lần so với 50 “địa chỉ liên hệ” mà bạn không thể nhớ nổi tên.

Kết nối những người “siêu kết nối”. Bạn có biết hai người “siêu kết nối” nào có thể sẽ được hưởng lợi nếu họ gặp nhau không? Họ đã gặp nhau chưa? Giới thiệu hai người “siêu kết nối” sẽ là hành động dễ dàng nhất mà bạn nên làm bởi vì: Họ rất thân thiện với nhau và rất có thể đã có nhiều bạn chung. Bên cạnh đó, việc giúp những người khác tiến xa hơn trong mục tiêu của bản thân cũng sẽ giúp bạn nhận lại được thiện cảm và sự biết ơn từ họ; từ đó làm nền tảng mở rộng những mối quan hệ tiềm năng cho tương lai

Thăm hỏi định kỳ. Đây là bước còn thiếu mà nhiều người trong chúng ta thường quên làm. Dành thời gian thăm hỏi các mối quan hệ cũ sẽ không chỉ giúp bạn duy trì một mối quan hệ mà còn thúc đẩy mối quan hệ đó lên một cấp độ khác. Trong một thế giới đề cao những giá trị lợi ích, việc thể hiện rằng mình quan tâm đến ai đó như một người bạn chính là chìa khóa quan trọng giúp bạn nâng tầm chất lượng của mạng lưới quan hệ.

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.

Từ khóa » Cách Xây Dựng Mạng Lưới Quan Hệ