5 Bước Sơ Cứu Khi Trẻ Bị Bỏng Nhiệt - Kỹ Năng Sinh Tồn SSVN

Bỏng là một tai nạn rất thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, xuất phát từ nhiều nguyên nhân như bỏng nước sôi, bỏng bô xe máy, bỏng điện,… Đặc biệt là trẻ em thường hay bất cẩn trong lúc chơi đùa nên có thể tạo ra những tình huống đáng tiếc. Hiện nay tình trạng trẻ bị bỏng chiếm hơn 60% số ca bỏng của cả nước. Vấn đề trở nên cấp bách khi có đến 80% số phụ huynh chưa biết cách sơ cứu đúng cách cho con mình.

5 bước sơ cứu khi trẻ bị bỏng
Ảnh: Survival Skills Vietnam đưa ra 5 bước chữa bỏng hiệu quả cho trẻ.

Số liệu tổng hợp từ Bệnh viện Nhi Đồng I TP.HCM cho thấy có đến 80% phụ huynh sơ cứu ban đầu cho trẻ bị bỏng sai cách. Đáng chú ý là số lượng trẻ bị bỏng nhập viện đang có xu hướng tăng với số ca trung bình mỗi ngày là 5 ca. Trong đó có nhiều ca bị bỏng nặng ở cấp độ 2 và 3, nguyên nhân chủ yếu là do sự lơ là của người lớn. Tuy nhiên đa số phụ huynh còn chủ quan và bất cẩn khi điều trị vết bỏng cho trẻ. Thay vì đưa ra các phương pháp sơ cứu đúng đắn và kịp thời thì nhiều phụ huynh sử dụng các biện pháp sai như đắp thuốc nam, bôi kem đánh răng, bôi lòng đỏ trứng gà, dùng mỡ trăn hoặc dầu cá,…

1. Nguy Hiểm Khi Chăm Sóc Trẻ Bị Bỏng Sai Cách

Vì thể chất của trẻ khác người lớn nên vết bỏng ở trẻ tiến triển nặng nhanh hơn. Cụ thể là chỉ cần bị bỏng ở mức độ 5% thì trẻ cũng có thể bị gây sốc, nhiễm trùng nặng. Nếu không kịp thời sơ cứu vết bỏng đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ trong một số trường hợp nguy cấp như ngừng tuần hoàn, suy hô hấp,… Trong những trường hợp nặng khi vết bỏng bị hoại tử, phải cắt bỏ bộ phận cơ thể chỗ bị bỏng. Bên cạnh đó, hậu quả của điều trị bỏng sai cách là tình trạng vết bỏng càng nặng hơn và có nguy cơ nhiễm trùng cao. Vết bỏng có thể mang đến những hậu quả nặng nề về tính mạng, sức khỏe, thẩm mỹ hay tinh thần của trẻ.

ẢNH MINH HỌA: VẾT BỎNG CÓ THỂ TẠO RA THÂM SẸO KHÓ LÀNH

Việc sơ cứu ban đầu khi trẻ bị bỏng được xem như là một bước vô cùng quan trọng để vết thương không bị ăn sâu vào bên trong và nhiễm trùng.

2. 5 Bước Sơ Cứu Khi Trẻ Bị Bỏng

Lớp da của trẻ rất mỏng, chịu nhiệt kém, có thể bị tổn thương sâu đến các bộ phận trên cơ thể. Nếu bị bỏng nặng vì thế phụ huynh phải hết sức chú ý. Để tránh gặp phải những trường hợp đáng tiếc do điều trị bỏng sai cách. SSVN đã tổng hợp ra 5 bước sơ cứu cơ bản cho trẻ bị bỏng nhiệt dành cho các mẹ.

Bước 1: Làm mát vết bỏng với nước sạch

Khi bé bị bỏng, mẹ hãy ngay lập tức đưa vùng da bị bỏng của bé vào nước sạch để được làm mát, trung bình 15-20p. Tốt nhất các mẹ nên dùng nước vòi, mở nhẹ xối lên da.

ẢNH: ĐƯA VÙNG DA BỊ BỎNG VÀO NƯỚC SẠCH TRONG VÒNG 15 ĐẾN 20 PHÚT

Bước 2: Làm thoáng vết bỏng

Nhanh chóng tháo bỏ trang sức cho trẻ (vòng tay, vòng chân…) nếu có và quần áo khi chúng chưa bị dính chặt vào vết bỏng.

ẢNH: THÁO BỎ CÁC VẬT DỤNG TRANG SỨC XUNG QUANH ĐỂ LÀM THOÁNG VẾT BỎNG

Bước 3: Làm sạch vết thương

Tuyệt đối không bôi lên vết bỏng các loại kem, nước mắm, lòng trắng trứng… trước khi làn da nơi đó trở lại nhiệt độ bình thường. Luôn giữ cho vết bỏng được sạch.

ẢNH MINH HỌA: KHÔNG BÔI CÁC LOẠI KEM, NƯỚC MẮM, LÒNG TRẮNG TRỨNG LÊN VÙNG DA BỊ BỎNG

Bước 4: Đối với trẻ bị bỏng nhẹ

Sau khi mẹ sơ cứu bằng nước cho trẻ xong, có thể để bé ở nhà để da tự phục hồi và theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng của bé.

ẢNH MINH HỌA: ĐỐI VỚI CÁC VẾT BỎNG NHẸ CÓ THỂ ĐỂ BÉ Ở NHÀ THEO DÕI

Bước 5: Đối với trẻ bị bỏng nặng (Cấp độ 2,3)

Nếu vết bỏng của trẻ bị cháy mất da, sau khi mẹ đã sơ cứu cho trẻ với nước, cần đưa bé vào bệnh viện. Nên che chắn vết bỏng với nilon sạch để hạn chế nhiễm trùng. Lý do nên chọn nilon vì đây là chất liệu không gây dính. Khăn bông và gạc loại thông thường dễ thấm dịch tiết từ vết bỏng và dính chặt vào vết thương.

ẢNH: DÙNG NILON SẠCH ĐỂ CHE CHẮN VẾT BỎNG

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Sơ Cứu Vết Bỏng Cho Trẻ

Trong quá trình sơ cứu cho trẻ bị bỏng, các mẹ cần lưu ý một số điểm sau để tránh làm cho vết bỏng trở nên nặng hơn.– Mẹ chỉ nên tháo gỡ quần áo chật, trang sức cho trẻ khi chúng chưa dính chặt vào da bị bỏng.– KHÔNG bao phủ vết bỏng với kem đánh răng, các loại kem khác, lòng trắng trứng gà… khi làn da nơi đó trở lại nhiệt độ bình thường.– KHÔNG sử dụng đã hoặc nước rất lạnh chườm trực tiếp lên vết bỏng.– KHÔNG chọc thủng, làm xì các vết rộp phỏng.

Để hiểu kỹ hơn về các bước điều trị vết bỏng, xem video Hướng dẫn sơ cứu khi bị bỏng từ chuyên gia Tony Coffey của Survival Skills Vietnam. Tìm hiểu thêm nhiều Kiến thức sơ cấp cứu tại Survival Skills Vietnam.

Từ khóa » Hình ảnh Sơ Cứu Khi Trẻ Bị Bỏng