Cấp Cứu Trẻ Bị Bỏng - Bệnh Viện Trung ương Quân đội 108
Có thể bạn quan tâm
Video
Xem thêm tinThiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiếtBệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ
14/11/2024 Chi tiếtPhẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108
11/11/2024 Chi tiếtHội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024
30/10/2024 Chi tiết Trang chủ | Y Học Sức Khỏe Cấp cứu trẻ bị bỏng 09:12 AM 07/04/2016 Bỏng là tai nạn thường gặp ở trẻ em, số lượng bệnh nhi phải cấp cứu, điều trị thậm chí tử vong do bỏng ngày càng tăng nhất là vào mùa hè. Ông bà, bố mẹ, anh chị, thầy cô giáo, người trông trẻ cần biết trong 100 nạn nhân bỏng có từ 40 đến 65 là trẻ em. Trong 100 trẻ em có từ 50 đến 60 là lứa tuổi từ 1 đến 3 tuổi. Tác nhân gây bỏng trẻ em 3/4 trường hợp là do + Nước sôi - Phích nước nóng - Ấm nước nóng - Nồi cơm điện - Chậu nước nóng + Thức ăn nóng - Canh nóng - Cháo nóng + Bình tắm nóng lạnh 1/4 trường hợp là do + Lửa - Bếp than nóng - Đèn dầu để bắt muỗi hoặc bài - Nến, diêm, pháo + Vôi + Điện -Trèo bắt tổ chim, gỡ diều ở dây điện - Nghịch đồ điện đang có dòng điện Phải làm gì khi trẻ nhỏ bị tai nạn bỏng? Việc sơ cứu ban đầu ở nhà khi trẻ bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho vết thương không bị ăn sâu vào bên trong và tránh tình trạng bội nhiễm. Nhưng hiện nay vẫn có nhiều gia đình chưa có kiến thức hay nói đúng hơn là hiểu sai về sơ cứu ban đầu khi trẻ bị bỏng khiến vết thương của trẻ càng trở nên trầm trọng hơn. Do đó, việc phòng tránh các trường hợp có thể gây bỏng ở trẻ em hoặc thực hiện sơ cứu đúng cách khi có tai nạn xảy ra sẽ giúp hạn chế được những rủi ro đáng tiếc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Đây là các bước sơ cấp cứu cơ bản khi trẻ bị bỏng: 1- Loại bỏ ngay tác nhân gây bỏng và đưa nạn nhân ra khỏi nơi có tác nhân. 2- Cởi bỏ ngay quần áo. Ngâm ngay phần bị bỏng vào trong nước sạch, mát hoặc dưới vòi nước đang chảy (nhiệt độ nước khoảng 15 - 20 độ C là tốt nhất. Thời gian khoảng 15 - 20 phút). Nếu bỏng hoá chất như vôi tôi nóng thì thời gian khoảng 20 - 30 phút. Việc này có tác dụng giảm độ sâu bỏng, giảm đau, giảm phù nề. 3- Không bôi bất cứ thuốc hoặc hoá chất nào lên vết bỏng. Giữ vết bỏng sạch, sau đó băng nhẹ vết bỏng bằng gạc vô khuẩn để giảm đau tại chỗ. 4- Nếu là trẻ nhỏ thì cho bú, trẻ lớn hơn thì cho uống nước nhiều, nước đường có pha chút muối ăn hoặc dung dịch Oresol để phòng sốc bỏng. Theo dõi trẻ, không được để thức ăn ùn tắc họng trẻ. Phải bế đầu cao, nghiêng về một bên, tránh thức ăn trào ngược vào khí quản. 5- Tìm mọi cách đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất (khi trẻ còn tỉnh táo). Tránh chuyển trẻ đi khi còn đang sốc.. Lưu ý rằng đối với trẻ bị bỏng do điện giật, có trường hợp bị ngưng thở, tim ngừng đập, ngay lập tức phải sơ cứu trẻ tại chỗ, đặt trẻ nằm xuống nền đất cứng, hô hấp nhân tạo cho đến khi trẻ thở lại được mới vận chuyển đến cơ sở y tế, tránh đưa đi cấp cứu ngay. Cha mẹ trẻ cũng nên chú ý stress cũng là nguyên nhân gây sốc cho trẻ. Sau bỏng sẽ có những hoảng loạn về tinh thần, khi đó bố mẹ phải động viên, an ủi, đừng để trẻ bị hoảng loạn. Phải làm gì để phòng trẻ nhỏ bị tai nạn bỏng? Quan trọng nhất để phòng bỏng ở trẻ chính là ý thức của cha mẹ với con cái. Cần thường xuyên để mắt tới trẻ, để đồ đạc trong nhà gọn gàng, sử dụng các thiết bị bảo vệ an toàn… BS. Tăng Thị Minh Thu Khoa Nhi – Bệnh viện TƯQĐ 108 Chia sẻTin cùng chuyên mục
Tin cùng chuyên mục
Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao
14:14 07/07/2019Chăm sóc người bị cảm cúm
13:46 21/12/2018Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp
03:08 12/07/2018Từ khóa » Hình ảnh Sơ Cứu Khi Trẻ Bị Bỏng
-
Một Số Hình ảnh Sơ Cứu Khi Trẻ Bị Bỏng
-
Hướng Dẫn Sơ Cứu Khi Trẻ Bị Bỏng Nhiệt Và Chăm Sóc Vết Bỏng đúng ...
-
Trẻ Bị Bỏng Nước Sôi: Các Mức độ Và Cách Xử Lý đúng
-
Sơ Cấp Cứu Bỏng ở Trẻ Em | Vinmec
-
Trẻ Bị Bỏng - Eva
-
Sơ Cứu đúng Cách Bỏng Nước Sôi ở Trẻ Em | Drupal - Sở Y Tế
-
Sơ Cứu Tai Nạn Bỏng - Bệnh Viện Trung ương Quân đội 108
-
Cách Sơ Cứu Và Chăm Sóc Vết Bỏng An Toàn, ít đau, Không Sẹo
-
Cách Sơ Cứu Khi Trẻ Bị Bỏng Nước Sôi - MN Tuổi Thơ
-
Cảnh Giác Với Bỏng Nước Sôi ở Trẻ - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
5 Bước Sơ Cứu Khi Trẻ Bị Bỏng Nhiệt - Kỹ Năng Sinh Tồn SSVN
-
Bỏng - Chấn Thương; Ngộ độc - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Gia đình Tự điều Trị Bỏng Bằng Thuốc Nam Không Rõ Nguồn Gốc Cho ...