5 Cách Bảo Quản Nấm Rơm Tại Nhà Luôn Tươi Ngon

Những lợi ích của nấm rơm

Hỗ trợ trị bệnh ung thư nhờ nấm rơm

Một số nghiên cứu khoa học cho thấy nấm rơm sản sinh ra Interferon, giúp ức chế sự phát triển của virus, ngăn chặn nhiều tế bào ung thư, nhất là ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Thậm chí, bạn có thể nấu món ăn dinh dưỡng từ nấm rơm rồi dùng thường xuyên trong các đợt xạ trị hoá chất cũng phát huy công dụng rất tốt đấy. 

Tăng cường sức đề kháng

Ngoài ra, nấm rơm còn chứa Polysaccharide giúp hoạt hóa các tế bào miễn dịch, thúc đẩy quá trình phát triển của các tế bào lympho T và lympho B. Từ đó, xây dựng hệ thống miễn dịch của bạn tốt hơn, vững vàng trước nhiều loại bệnh tật. 

Nấm rơi giúp hỗ trợ chống béo phì

Đây quả thật là tin vui đối với những người có ý định giảm cân. Bạn cần biết trong nấm rơm sẵn có các dưỡng chất như Protein, Chất xơ, Canxi, Bột đường, Chất béo,... giúp no lâu, giảm cảm giác thèm ăn mà lại còn có lợi cho sức khỏe tinh thần. Vậy nên, hãy linh hoạt bổ sung loại thực phẩm này vào khẩu phần ăn giảm cân bạn nhé. 

Hạ đường huyết

Được biết, nấm rơm ít đường, Carbohydrate thấp nên có lợi cho người tiểu đường. Bên cạnh đó, nấm cũng làm chậm sự gia tăng của lượng đường trong máu, kích thích sự bài tiết Insulin của tuyến tụy, giúp hạ đường huyết và tránh các biến chứng bệnh tật liên quan. 

Loại nấm này giúp tốt cho tim mạch

Với công dụng này, nấm sẽ tăng lưu lượng máu động mạch vành, hạ thấp lượng oxy tiêu thụ, hạ Cholesterol xấu, từ đó bảo vệ sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, hàm lượng Kali cao của nấm cũng giúp duy trì nhiều chức năng của mạch máu - yếu tố quan trọng tạo nên sự khỏe mạnh cho tim mạch. 

Chống lão hóa

Nấm rơm giúp giảm mỡ trong cơ thể hữu hiệu, tránh được nhiều dấu hiệu lão hoá như: chảy xệ da, da không đều màu, nám sạm,... Bằng chứng là bạn có thể thấy trong rất nhiều sản phẩm dưỡng da có chiết xuất từ nấm hoặc vận dụng các đặc tính hoá học từ nấm đấy.

1. Cách bảo quản nấm rơm bằng việc trữ đông

Có rất nhiều cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh khác nhau mà bạn có thể áp dụng để bảo quản thực phẩm của mình. Đối với nấm rơm thì sẽ có cách bảo quản đặc biệt để có thể giữ được nấm trong thời gian lâu hơn. Đây là cách bảo quản nấm rơm đầu tiên mà Cleanipedia muốn giới thiệu đến bạn đó là cách trữ đông nấm rơm tươi. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Rửa kỹ nấm rơm bằng nước lạnh, sau đó dùng giấy thấm khô

Rửa nấm rơm cũng cần cẩn thận như rửa các loại rau khác. Hãy rửa nấm dưới vòi nước mát, rửa từ từ từng chút một. Đồng thời, sử dụng ngón tay xoa nhẹ nấm để loại bỏ mọi bụi bẩn bám đang bám trên cây nấm. Bạn cũng có thể đổ nấm vào chậu và rửa cùng một lúc. Sau đó lấy khăn giấy thấm khô nước sau khi rửa. 

Bước 2: Cắt bỏ phần đầu của cọng nấm và có thể cắt lát nếu cảm thấy cần thiết

Nếu chiều ngang của cây nấm lớn hơn 2,5cm thì hãy dùng dao sắc, cắt cây nấm thành 4 phần. Bạn cũng có thể cắt đôi cây nắm hoặc cắt nhỏ hơn tùy thích, miễn sao các cây nấm có cùng kích thước và độ dày. 

Bạn nên lựa chọn các con dao sắt, tránh sử dụng dao có răng cửa vì sẽ khó thái đều các cây nấm. 

Bước 3: Đặt nấm đã thái xong vào dung dịch nước chanh trong 5 phút

Hãy pha 1 thìa cafe nước chanh với khoảng 470ml nước, khuấy đều với nhau. Sau đó nhé nhàng đặt từng cây nấm vào dung dịch, ngâm trong khoảng 5 phút. Sau đó vớt nấm ra và lau khô nấm bằng khăn giấy. Nếu bạn không ngại việc nấm bị thâm sau khi cắt, bạn có thể bỏ qua bước này. Việc ngâm nấm vào hỗn hợp nước chanh sẽ giúp nấm không bị thâm. 

Bước 4: Đun sôi nước bằng 1 chiếc nồi hấp

Tiếp theo, chuẩn bị một chiếc nồi hấp 2 ngăn, đổ nước vào nồi và đun sôi nước. Hãy chọn những chiếc nồi hấp có lỗ nhỏ để đảm bảo các miếng nấm không bị rơi xuống khi hấp. 

Bước 5: Cho nấm vào ngăn hấp, đậy vung và hấp 3 – 5 phút 

Sau khi hấp nấm 3 – 5 phút, bạn hãy lấy 1 chiếc nĩa chọc vào, kiểm tra nấm đã chín hay chưa. Nếu nĩa có thể xuyên qua tức là nấm đã chín. Tùy vào kích thước của nấm và thời gian hấp sẽ có sự khác biệt. Thông thường, khi cắt nấm thành 4 phần, bạn sẽ phải hấp khoảng 3 phút. Nếu để cả cây nấm, bạn có thể phải hấp 5 phút hoặc lâu hơn. 

Bước 6: Bảo quản nấm rơm trong hộp kín

Bạn có thể chọn một chiếc hộp lớn bằng nhựa hoặc thủy tinh. Bình chứa cần có nắp đậy. Để lại khoảng trống tầm 1,5cm (đến miệng bình) trước khi đóng lắp. Bạn cũng có thể sử dụng túi đông lạnh để bảo quản nấm. 

Bước 7: Để nấm nguội tầm 30 phút – 1 tiếng 

Trong khoảng thời gian chờ nấm nguội, bạn có thể làm những việc khác. Khi sờ vào nấm thấy mát, bạn có thể cất nấm và bắt đầu trữ đông. Để nguội là việc làm quan trọng trước khi cho nấm vào tủ đông. Nếu cho nấm và khi còn nóng, độ nóng của nấm có thể làm ảnh hưởng tới các món đồ đang được trữ đông khác. 

Bước 8: Bảo quản nấm trong ngăn trữ đông

Bạn có thể bảo quản nấm lên tới 1 năm với cách làm này. Hãy đặt hộp nấm ở phía sau cửa tủ đông vì đây là khu vực ít thay đổi nhiệt độ khi mở cửa. Điều này sẽ giúp nấm được bảo quản lâu hơn. 

>>> Xem thêm: Bảng thời gian bảo quản thực phẩm trong ngăn đá tủ lạnh

2. Rán và trữ đông nấm rơm

Đây là cách bảo quản nấm rơm sau khi đã rán chín. Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Làm sạch nấm rơm và cắt lát giúp bảo quản hiệu quả

Tương tự như cách bảo quản nấm rơm đã giới thiệu ở trên, bạn cũng rửa nấm bằng nước mát, sau đó cắt nấm thành 4 phần hoặc để nguyên nếu thích. Tuy nhiên, việc để nguyên cả cây nấm có thể khiến nấm không thể chín đều khi rán. 

Bạn có thể thoải mái cắt bỏ phần thân nấm nếu chỉ muốn ăn phần ngọn. Tuy nhiên, phần thân nấm cũng có thể xào, nấu và có thể trữ đông để bảo quản như phần ngọn đó nhé.

Bước 2: Đun nóng chảo và cho dầu ăn

Bạn có thể cho 1 – 2 muỗng canh dầu ăn hoặc bơ/ mỡ vào chảo, để lửa từ vừa đến lớn. Hãy chờ dầu ăn nóng lên hoặc bơ/ mỡ tan chảy hoàn toàn. Bạn nên sử dụng các loại chảo nặng như chảo gang để đảm bảo nấm chín đều. 

Bước 3: Chiên nấm từ 3 – 5 phút, thi thoảng đảo đều tay

Cho nấm đã làm sạch và thái mỏng vào chào. Dùng thìa gỗ đảo đều để nấm chín đều. Bạn có thể phải đảo đều tay trong khoảng 3 – 5 phút. Cắt nấm càng nhỏ thì thời gian nấu càng nhanh. 

  • Nếu có nhiều nấm, bạn nên cho thêm bơ/ dầu ăn. 

  • Thêm bất cứ loại gia vị nào mà bạn thích như húng quế, hương thảo, xạ hương…

  • Nấm có đầu nhỏ hơn như nấm kim châm thì sẽ chỉ cần nấu khoảng 2 phút. Các loại nấm sò có thể mất 4 – 5 phút. 

Bước 4: Vớt nấm ra khỏi chảo khi nấm chín vàng đều. 

Khi nấm chín hoàn toàn, bạn có thể múc ra bát hoặc đĩa rồi để nguội. Nấm sẽ chín hoàn toàn khi nấm mềm và vàng đều.

Bước 5: Bảo quản nấm rơm trong hộp kín

Chọn một chiếc hộp thủy tinh hoặc hộp nhựa để bảo quản nấm. Hãy đảm bảo rằng bạn đã chọn chiếc hộp đủ lớn để chứa được tất cả chỗ nấm đã chiên và vẫn còn khoảng trống khoảng 1,5cm ở trên miệng hộp. Đây là một lưu ý quan trọng khi tìm hiểu cách bảo quản nấm rơm bạn không thể bỏ qua. 

  • Khi trữ đông, nấm sẽ nở ra. Vì thế bạn cần để lại khoảng trống, không để đầy hộp.

  • Nếu không có hộp đủ lớn, hãy sử dụng nhiều hộp nhỏ hoặc túi trữ đông cỡ lớn. 

Bước 6: Bảo quản nấm trong ngăn đá lên đến 9 tháng

Để hộp chứa nấm vào phía sau của ngăn đá để hộp không bị thay đổi nhiệt độ khi đóng, mở cửa tủ. Nếu bạn muốn sử dụng nấm trữ đông, hãy ra đông nấm trước. Thời gian bảo quản có thể lên tới 9 tháng.

Khi rã đông, nếu thấy nấm xuất hiện một màng nhão hoặc có lớp nhầy thì chứng tỏ nấm đã bị hỏng, bạn nên bỏ đi, không sử dụng nữa. 

>>> Xem thêm: Tuyệt chiêu bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh giữ nguyên chất dinh dưỡng

3. Cách bảo quản nấm rơm bằng việc đun chín nấm và trữ đông

Bên cạnh rán chín nấm rơm, bạn cũng có thể thực hiện cách bảo quản nấm rơm bằng việc đun (luộc) chín sau đó trữ đông:

Bước 1: Đun sôi 1 nồi nước và 2 muỗng cafe muối giúp bảo quản nấm rơm hiệu quả

Chuẩn bị 1 nồi nước đủ lớn để chứa được toàn bộ số nấm bạn định luộc chín. Đậy vung nồi để nước nhanh sôi hơn. Trong quá trình đun chín nấm, bạn có thể không cần cho muối. Tuy nhiên, cho muối sẽ giúp nấm không bị thâm khi chế biến. 

Bước 2: Rửa nấm bằng nước lạnh

Cách rửa nấm cũng tương tự như 2 cách bảo quản nấm rơm giới thiệu ở trên, rửa bằng nước lạnh và dùng khăn giấy thấm khô nước bám trên nấm.

Bước 3: Chuẩn bị 1 bát nước và đá lạnh

Chuẩn bị 2 – 4 cốc nước (500 – 1 lít), đổ nước vào 1 chiếc bát lớn cùng với 1 – 2 cốc đá. Tùy vào lượng nấm đang nấu, bạn có thể điều chỉnh lượng nước và đá khác nhau. 

  • Nếu nấu 1 cốc nấm, bạn cần đổ 2 cốc nước + 1 cốc đá

  • Sau khi vớt nấm, bạn sẽ cần ngay vào bát nước đá. Vì thế hãy chuẩn bị đá lạnh nhé. 

Bước 4: Cắt nấm thành 4 phần hoặc cắt thành lát (nếu muốn)

Sử dụng một con dao sắc cắt nấm thành các miếng nhỏ. Bạn có thể cắt cây nắm thành 4 phần hoặc cắt theo kích thước tùy thích. Tuy nhiên, các lát nấm phải có cùng kích thước để nấm chín đều. 

Bước 5: Đun nấm trong nước sôi khoảng 2 phút

Sau khi nước sôi lăn tăn, đổ nấm và nồi và luộc khoảng 2 phút.

Bước 6: Gạn sạch nước trong nồi

Sau khi luộc chín nấm, bạn cần gạn sạch nước trong nồi. Bạn có thể sử dụng một chiếc rổ để đựng nấm, hãy cẩn thận để không bị bỏng nhé. Nếu không có rổ, bạn có thể dùng thìa và gắp từng miếng nấm ra khỏi nồi. Sau khi gắp nấm ra khỏi nồi hãy nhanh chóng thả nấm vào chậu nước đá. 

Bước 7: Ngâm nấm vào chậu nước đá lạnh từ 3 – 5 phút

Sau khi gạn hết nước nóng, hãy đổ nấm vào chậu nước đá nhanh nhất có thể. Ngâm nấm trong nước đá từ 3 – 5 phút hoặc khi nấm nguội hẳn. Hãy đảm bảo nước lạnh ngập hết nấm. Nếu cần, bạn có thể cho thêm nước và đá lạnh vào chậu. 

Bước 8: Chuyển nấm rơm đã nguội vào hộp đựng để bảo quản

Chờ đến khi nấm nguội hẳn, bạn hãy đựng nấm vào 1 chiếc hộp trữ đông có nắp đậy. Đừng để nấm đầy sát miệng hộp nhé, hãy để lại khoảng trống khoảng 1,5cm, bởi nấm sẽ nở ra khi đông lạnh. Bạn cũng có thể dùng túi trữ đông để bảo quản nấm. Tuy nhiên, hãy cố gắng hút hết không khí khỏi túi trước khi trữ đông. 

Bước 9: Bảo quản nấm rơm trong ngăn đông tủ lạnh

Bạn nên cất nấm ở sâu phía trong tủ đông. Đây là khu vực ít thay đổi nhiệt độ nên có thể bảo quản nấm trong thời gian dài. Với cách bảo quản nấm rơm này, bạn có thể lưu trữ để sử dụng trong vòng 1 năm. 

  • Trước khi sử dụng, bỏ nấm ra khỏi ngăn đá, rã đông khoảng 6 – 7 tiếng.

  • Cách nấu nấm khi trữ đông cũng tương tự như khi chế biến bất cứ loại rau đông lạnh nào khác. 

>>> Xem thêm: Cách bảo quản thức ăn chín trong tủ lạnh đúng cách, an toàn

4. Muối chua nấm rơm

Muối chua nấm là cách bảo quản nấm rơm thú vị bạn không thể bỏ qua. 

Bước 1: Rửa nấm rơm dưới vòi nước lạnh và cắt lát để bảo quản hiệu quả

Tương tự như trên, bạn hãy rửa nhẹ nấm dưới vòi nước lạnh, sau đó cắt nhỏ nấm thành 2 hoặc 4 phần tùy thích. 

Bước 2: Cho các nguyên liệu vào lọ

Bạn cần chuẩn bị 1 chiếc lọ dày, nên sử dụng lọ thủy tinh để có thể đảm bảo chịu được khi nhiệt độ thay đổi. Chiếc lọ bạn chuẩn bị cần có nắp đậy kín. Nếu trước đây bạn đã từng muối dưa chua, bạn có thể rửa sạch và tái sử dụng những chiếc lọ này.

Bạn nên dùng các nguyên liệu sau khi ngâm nấm:

  • Xạ hương

  • Lá nguyệt quế

  • Cây hoa oải hương

  • Rau kinh giới

  • Rau thì là

Bước 3: Đổ nước và giấm vào 1 chiếc nồi

Đổ khoảng ¾ cốc nước (180ml) và 1/3 cốc giấm trắng vào 1 chiếc nồi. Đây sẽ là nước để ngâm nấm. Bạn nên sử dụng các loại xoong làm từ thép không gỉ, gốm hay thủy tinh và dùng các dụng cụ nấu ăn bằng kim loại.

Hãy tránh các loại chảo gang, nhôm và đồng vì đây là các chất sẽ phản ứng với giấm và tạo ra mùi kim loại khi nấu.

Bước 4: Thêm muối, tiêu và gia vị khác vào hỗn hợp nước giấm

Thêm 1 muỗng canh muối, 1 muỗng canh hạt tiêu và bất cứ loại gia vị nào khác mà bạn thích vào hỗn hợp nước giám ở trên. Bạn có thể cho 1,5 muỗng café ngũ vị hương hoặc 1,5 thì café mù tạt nếu thích. 

Ngoài ra, bạn có thể cho thêm bất cứ thành phần nào khác mà bạn muốn để tăng thêm hương vị cho nấm. Tỏi, hẹ tây, hành lá cắt lát có thể sẽ là những lựa chọn tuyệt vời. 

Bước 5: Cho nấm vào nước muối và đun sôi để tăng cao hiệu quả bảo quản

Cho nấm đã rửa sạch vào nồi nước muối cũng các nguyên liệu khác. Bật bếp và đun sôi nước trong khoảng thời gian từ 3 – 4 phút. Bạn cũng có thể đun ở lửa to 5 phút để nấm chín kỹ hơn. 

Bước 6: Cho nhỏ lửa, đun nấm ở lửa nhỏ khoảng 15 phút

Khi nước sôi, cho nhỏ lửa ở mức trung bình, để nước sôi khoảng 15 phút. Bạn cần đảm bảo cho nhỏ lửa để nước không sôi to.

  • Nếu có nhiệt kế dành cho nhà bếp, hãy đo để đảm bảo hỗn hợp nóng khoảng 82 – 87 độ C. 

  • Nếu nước thấp hơn mức nhiệt độ trên, bạn có thể đậy vung nồi để giữ nóng. 

Bước 7: Tắt bếp, đổ hỗn hợp vào lọ ngâm

Tắt bếp, dùng 2 tay nhấc nồi ra khỏi bếp, sau đó đổ từ từ hỗn hợp muối và nấm vào lọ ngâm. Bạn có thể dùng thìa để cho nấm vào lọ, tránh bị đổ tung tóe. Sau đó dùng thìa gom các loại thảo mộc dưới đáy nồi lại và cho vào lọ.

Bước 8: Để hỗn hợp nguội trước khi bảo quản nấm rơm trong tủ lạnh

Mở nắp lọ, để hỗn hợp nấm nguội trong khoảng từ 30 phút – 1 tiếng. Sau đó đậy nắp lọ thật kín và cho tủ lạnh. Bạn có thể thưởng thức sau khi ngâm khoảng 3 ngày. Cách bảo quản nấm rơm này có thể bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng khoảng 1 tháng. 

5. Cách bảo quản nấm rơm bằng cách sấy khô

Cách bảo quản nấm rơm bằng việc sấy khô rất đơn giản. Bạn chỉ cần thực hiện đúng 6 bước:

Bước 1: Làm nóng máy khử nước đến nhiệt độ khoảng 43 độ C

Bạn sử dụng máy khử nước ở nhiệt độ thấp để giữ được hương vị tự nhiên của nấm. Thời gian làm khô nấm có thể mất 3 – 7 tiếng. Nếu muốn khô nhanh hơn, bạn có thể tăng nhiệt độ đến 56 độ C.

Bước 2: Rửa nấm rơm và cắt thành các miếng nhỏ để bảo quản tốt nhất

Rửa sạch nấm bằng nước lạnh như các cách ở trên, dùng khăn giấy thấm khô nấm. Sau đó cắt nấm thành những miếng mỏng từ 0,6 – 1,3cm. Bạn nên cắt nấm càng đều càng tốt để nấm khô đều hơn. 

Bước 3: Đặt các miếng nấm đã cắt lát nên máy sấy khô

Tất nhiên, sẽ rất khó để thái các lát nấm đều nhau. Vì thế, bạn có thể chọn các lát có kích thước tương tự nhau vào trong cùng một khay. Cách làm này sẽ giúp nấm khô đều nhau hơn. 

Bước 4: Kiểm tra nấm sau 3 giờ, sau đó mỗi tiếng kiểm tra 1 lần

Sau khi đã sấy khô khoảng 3 giờ, bạn hãy mở máy để kiểm tra tình trạng nấm. Lúc này, nấm rơm sẽ có cảm giác giòn và gãy, vỡ khi uốn cong. Nếu nấm chưa khô, tiếp tục bật máy trong vòng 1 tiếng rồi kiểm tra lại. 

Bước 5: Lấy nấm khô ra khỏi máy và để nguội

Khi tất cả nấm đã khô, hãy bỏ nấm ra khỏi khay và để nguội khoảng 1 tiếng hoặc cho đến khi nấm nguội hoàn toàn. Nếu cảm thấy nấm vẫn còn ấm hoặc có thể uốn cong, hãy đặt nấm lên khay và tiếp tục sấy khô.

Bước 6: Bảo quản nấm rơm trong hộp kín

Sử dụng một chiếc lọ thủy tinh có nắp đậy hoặc một chiếc túi zipper kín để bảo quản nấm. Đặt nấm ở nơi tối, mát mẻ có thể giúp bạn bảo quản từ 6 tháng – 1 năm. 

  • Khi sử dụng, bạn có thể đổ nước sôi lên nấm và ngâm từ 20 – 30 phút. 

  • Nấm khô cũng có thể sử dụng để tạo hương vị cho món súp và nước sốt.

  • Nấm khô sẽ không thể sử dụng khi mất mùi hương (thường sau 1 năm). 

Trên đây là 5 cách bảo quản nấm rơm tại nhà giúp nấm luôn thơm ngon. Hy vọng bạn có thể áp dụng các cách bảo quản nấm kể trên để lưu trữ nấm và sử dụng khi cần thiết. Đừng quên ghé thăm Cleanipedia để cập nhật các tin tức và mẹo bổ ích nhé.

>>> Xem thêm:

  • Cách bảo quản trái cây sấy khô đúng cách

  • Cách bảo quản nước cốt dừa tại nhà

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Từ khóa » đồ Gẩy Rơm