Cách Sơ Cứu Khi Bị Sâu Róm Vương Trên Da
Có thể bạn quan tâm
Sâu róm với lông gai của chúng có thể gây ra những tổn thương cơ thể khi tiếp xúc với lông sâu qua da, mắt, mũi, miệng. Nếu không kịp thời phát hiện và xử trí thích hợp có thể gây triệu chứng kéo dài và nguy cơ biến chứng nặng.
Bé gái T.C.N., 8 tuổi, đến khám vì bị lở loét vùng da cổ và ngưc. Trước đó 2 ngày cháu đang chơi dưới tàng cây trong sân trường thì đột nhiên bị sâu róm rơi bám trên cổ. Vội lấy tay dí phủi nhiều lần sâu mới rơi xuống bám vào ngực và sau đó xuống đất. Ngay sau đó cháu thấy ngứa dữ dội ở vùng da này, vừa ngứa vừa đau, phải gãi liên tục đến trầy da vẫn không giảm. Ngày thứ hai sau đó cháu bắt đầu sốt, da toàn thân đỏ lên, vùng cổ ngực xuất hiện nhiều mụn nhỏ chảy nước nên phải đi khám bệnh. Được điều trị cả tuần, tiêm kháng sinh, bôi thuốc, tổn thương da mới giảm và lành từ từ.
Độc chất có trong lông sâu róm
Những chùm lông gai chứa độc tố trên thân giúp sâu róm ngụy trang và tự vệ. Lông gai có khả năng xù lên, chích vào da khi bị chạm đến. Lông chích cũng có thể tự gãy rời khỏi thân sâu, bám vào da người gây tổn thương, đặc biệt nguy hiểm khi vào mắt. Các phản ứng cơ thể xảy ra khi tiếp xúc với sâu róm:
Viêm da do sâu róm
Thường gặp nhất, chủ yếu xảy ra ở trẻ từ 1 - 8 tuổi nghịch bắt sâu vào những tháng mùa hè. Sâu di chuyển bằng cách cong người lại rồi búng đầu ra phía trước. Do vậy, chúng cũng có thể bất ngờ nhảy bám trên người. Sâu và kén sâu treo lơ lửng trên cành và lá cây có thể rơi từ trên cây cao xuống bám ngay vào da hoặc vướng trong giày dép và chạm vào chân khi đi vào. Vào mùa sâu, gió hè cũng làm khuếch tán lông gai vào trong không khí để có thể dính vào quần áo hoặc găng tay và trẻ chạm phải chúng ở những vị trí này. Do vậy trẻ có thể bị ngứa da dù chưa sờ chạm thậm chí chưa nhìn thấy sâu. Tổn thương da thường gặp trên vùng da hở, xung quanh cổ áo, mặt trong cánh tay, cẳng chân, bên hông bụng, hoặc ở bàn chân.
Triệu chứng ngứa rát da ngay khi chạm phải. Một số loài có thể gây đau nhức dữ dội ở vùng da tiếp xúc, đi kèm với nổi mề đay, mẩn ngứa do dị ứng. Các nốt xuất huyết có thể xuất hiện trong vòng 2 - 3 giờ và trong nhiều ngày. Những triệu chứng khác gồm sưng hạch, nhức đầu, sốt, hạ huyết áp và co giật, diễn tiến nặng có thể tử vong.
Nhận biết viêm da do sâu róm qua nhiều nốt đỏ có hình lằn sâu bò, gây đau ở những mức độ khác nhau, thay đổi tùy độ mẫn cảm của trẻ. Viêm da xuất hiện khi trẻ chơi hè nơi có cây cảnh. Kéo dài trong vài ngày đến nhiều tuần.
Tránh gãi ngứa, hoặc dí nát sâu trên da
Ngay khi chạm phải sâu róm trẻ thường cào gãi mạnh hoặc dí sâu trên da để giảm ngứa. Động tác này vô tình làm lông và gai đâm sâu vào trong da. Cào gãi cũng gây tổn thương da và tạo ngõ vào cho các độc chất trong lông của sâu róm thâm nhập vào da làm nặng thêm tổn thương viêm da. Các biện pháp sơ cứu bao gồm loại bỏ chất độc và làm dịu triệu chứng:
- Loại bỏ cẩn thận sâu và lông sâu róm bằng que, kẹp hoặc nhíp. Không dùng tay không.Lấy băng dính băng lên vùng bị sâu róm vương, để lấy nốt những sợi lông còn sót lại
- Dùng băng dính dán lên vùng da tiếp xúc với sâu róm để lấy sạch các lông nằm sâu, còn sót lại. Sau đó, nhẹ nhàng rửa sạch da với nhiều nước và xà phòng. Quần áo bị dính nhiễm cần được cởi bỏ và giặt sạch.Rửa tay sạch với xà phòng
- Giảm đau và sưng bằng cách đắp lạnh, uống thuốc giảm đau.
- Đưa đến cơ sở y tế nếu triệu chứng kéo dài hoặc nặng hơn, tổn thương lan rộng hoặc phát ban toàn thân.
Cảnh báo cho trẻ
Thời gian này đang độ mùa sâu róm. Trẻ em cần được cảnh báo mối nguy hiểm gặp sâu róm khi chơi ngoài trời, đi dã ngoại, vào vườn cây hay các khu sinh thái.
- Cho trẻ mặc áo dài tay và đội nón rộng vành khi đi chơi nơi có cây cảnh.
- Dạy trẻ không chơi bắt sâu, không sờ vào sâu ngay cả khi chúng đã chết vì vẫn có độc tố như lúc sâu còn sống.
- Lưu ý đóng cửa sổ, cửa ra vào và phải vệ sinh các máy điều hòa nhiệt độ để tránh lông sâu róm phát tán trong không khí gây dị ứng.
- Không treo áo quần ngoài vườn vì lông sâu róm có thể dính vào.
- Dạy cho trẻ cách xử lý thích hợp các tai nạn do sâu róm để tránh biến chứng nặng.
Phản ứng cơ thể
Phản ứng tại chỗ: Mày đay và viêm da
Nọc độc qua da có thể gây đau, đỏ, có hình lằn sâu bò hoặc lan rộng xung quanh gây đau, ngứa. Mức độ từ nhẹ nổi đỏ vừa ngứa vừa đau ở da. Tự hết trong vòng một giờ hoặc thường gặp hơn là viêm da tiếp xúc kéo dài vài tuần.
- Trường hợp nặng gây các triệu chứng toàn thân như nhức đầu, co thắt cơ, khó thở, co giật.
Phản ứng dị ứng
Gây ra mề đay hoặc phù mạch
Các triệu chứng toàn thân như khò khè, nôn ói, đau bụng, hoặc sốc phản vệ có thể gặp
Tiếp xúc qua mắt
Các sợi lông có thể bay thẳng vào mắt, qua mắt khác hoặc người khác do dụi mắt bằng tay.
Ngay lập tức trên mí mắt xuất hiện viêm da tiếp xúc , phù kết mạc sau đó. Trẻ có cảm giác có dị vật ở mắt.
Tiếp xúc qua miệng
Trẻ khóc la dữ dội, chảy nước dãi, và ngay lập tức nổi mẩn đỏ ở môi, lưỡi, sưng đau, ngứa và lan xung quanh miệng. Đôi khi vòm họng, đường hô hấp, hoặc thực quản cũng bị ảnh hưởng.
BS.CKII. NGUYỄN THỊ KIM THOA
Cách hồi phục sức khỏe sau điều trị ung thư | Xót xa hành trình theo chân thiếu nữ đi phá thai | Máy bay lượn trên giàn khoan Trung Quốc: Mỹ không dọa suông? |
Từ khóa » đồ Gẩy Rơm
-
Nông Cụ Truyền Thống Việt Nam - Wikipedia
-
Rơm – Wikipedia Tiếng Việt
-
-
Nông Cụ, Vật Dụng Và Cách Sử Dụng Trong Nghề Nông Cổ Truyền ...
-
Cây Rơm - Báo Nhân Dân
-
Những Chiếc Chổi Rơm - Báo Nam Định điện Tử
-
Chế Biến Rơm Làm Thức ăn Cho Trâu Bò Trong Vụ đông Xuân
-
Cách Chọn Và Sơ Chế Các Loại Nấm Thông Dụng Dùng Trong Các Món ăn
-
Rơm Vàng Tuổi Thơ | Báo Dân Trí
-
Rùng Mình Chiếc Toyota Fortuner Lật Ngửa Vì La-zăng Rởm, Gãy Như ...
-
5 Cách Bảo Quản Nấm Rơm Tại Nhà Luôn Tươi Ngon
-
Quy Trình Bảo Quản Thóc Lúa - Báo Công Thương
-
Bệnh Đạo ôn Hại Lúa Và Biện Pháp Phòng, Trừ - Huyện Lâm Bình