5 Cách Chữa đau Buốt Răng Hàm đơn Giản Thực Hiện Tại Nhà

Răng hàm bị đau buốt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như nhạy cảm với nhiệt độ, áp xe răng, sâu răng, viêm tủy răng… Áp dụng ngay 5 cách chữa đau buốt răng hàm tại nhà dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng làm dịu cơn đau khó chịu. 

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Nguyên nhân gây đau buốt răng hàm
    • 1.1 Răng nhạy cảm với nóng hoặc lạnh
    • 1.2 Áp xe răng
    • 1.3 Sâu răng và viêm tủy răng
    • 1.4 Viêm nha chu
    • 1.5 Vết hàn/trám răng bị nứt 
    • 1.6 Nguyên nhân từ răng khôn
    • 1.7 Nhiễm trùng xoang hoặc viêm xoang
    • 1.8 Nghiến răng 
  • 2. 5 cách chữa đau buốt răng hàm đơn giản tại nhà
    • 2.1 Chườm đá hoặc dùng gạc ấm lên vị trí đau nhức hoặc ngoài má
    • 2.2. Dùng muối
    • 2.3 Dùng tỏi
    • 2.4 Dùng túi trà bạc hà
    • 2.5 Dùng thuốc giảm đau răng

1. Nguyên nhân gây đau buốt răng hàm

Trước khi tìm hiểu về cách chữa đau buốt răng hàm, chúng ta sẽ đi tìm những nguyên nhân gây ra tình trạng đau buốt này nhé.

1.1 Răng nhạy cảm với nóng hoặc lạnh

Khi men răng của chúng ta bị mòn đi, các lớp sâu hơn của răng chứa các dây thần kinh tiếp xúc với thức ăn và đồ uống. Khi chúng ta ăn, uống thực phẩm quá nóng, lạnh, sẽ khiến răng bị đau buốt. Loại ê buốt này có thể do sâu răng, gãy răng, hỏng miếng trám cũ và thậm chí là bệnh nướu răng gây nên.

1.2 Áp xe răng

Bệnh xảy ra khi người bệnh bị nhiễm trùng răng hàm do sâu răng gây ra mà không được điều trị, hoặc do răng bị thương, hay sau khi làm răng. Áp xe thường xuất hiện ở gần chân răng hàm hoặc đường viền nướu. Áp xe thường xuất hiện dưới dạng một túi mủ. 

1.3 Sâu răng và viêm tủy răng

Sâu răng hàm thường xảy ra do vệ sinh răng miệng kém. Khi đó, người bệnh thường cảm thấy đau nhói ở răng hàm bị sâu. Bên cạnh đó, viêm tủy cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau buốt răng hàm. Viêm tủy răng thường là kết quả của viêm bên trong răng, do vi khuẩn. Nếu không điều trị, viêm tủy răng không chỉ gây đau buốt răng hàm kéo dài mà còn làm hỏng răng vĩnh viễn. 

1.4 Viêm nha chu

Đây là tình trạng nhiễm trùng nướu, có thể ảnh hưởng tới răng hàm và làm cho việc ăn nhai trở nên đau đớn. Viêm nha chu gây viêm và làm tổn thương các mô trong nướu răng, đồng thời nó làm mòn xương gần răng. Viêm nha chu nếu không điều trị sẽ dẫn tới mất răng vĩnh viễn, và tăng nguy cơ bệnh mạch vành và bệnh tiểu đường.

Đau buốt răng hàm

Đau buốt răng hàm xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.

1.5 Vết hàn/trám răng bị nứt 

Tình trạng đau buốt răng hàm cũng hay gặp ở những người bị nứt vết vết hàn, trám sâu răng, hoặc răng bình thường bị nứt do chấn thương. Cơn đau này thường xuất hiện đau buốt và đột ngột, hoặc chỉ bùng phát khi bạn ăn, hay uống những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. 

1.6 Nguyên nhân từ răng khôn

Răng khôn có thể gây đau nhói phía sau răng hàm thứ 2, khi nó không thể đâm xuyên qua bề mặt nướu. Nếu như răng khôn mọc lệch không được nhổ bỏ, nó có thể làm hỏng các răng xung quanh và gây ra tình trạng đau kéo dài.

1.7 Nhiễm trùng xoang hoặc viêm xoang

Đó là bởi vì những chiếc răng hàm nằm gần các xoang, và khi nhiễm trùng xoang xảy ra, nó sẽ gây ra cơn đau tỏa ra các răng hàm của bạn. 

1.8 Nghiến răng 

Nhiều người có hiện tượng nghiến răng vào ban đêm khi ngủ, nhưng không phát hiện ra. Nghiến răng thường xuyên có thể dẫn tới mòn men răng, và đau răng hàm là hệ quả tất yếu. 

2. 5 cách chữa đau buốt răng hàm đơn giản tại nhà

Như đã nêu ở trên, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau buốt răng hàm. Và tương ứng với mỗi nguyên nhân, chúng ta sẽ có cách xử lý khác nhau. Vì vậy, nếu như đau buốt răng xuất hiện thoáng qua, thì bạn không cần lo lắng, ngược lại nếu đau buốt kéo dài không thuyên giảm thì tốt nhất bạn nên đi khám nha sĩ để được chẩn đoán đúng tình trạng răng miệng và bác sĩ tư vấn điều trị phù hợp nhất, tránh các tổn thương lâu dài cho răng miệng.

Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể áp dụng một số cách làm dịu cơn đau tạm thời sau đây:

2.1 Chườm đá hoặc dùng gạc ấm lên vị trí đau nhức hoặc ngoài má

Bạn có thể dùng túi đá nhỏ, hoặc khăn gạc ấm và đắp lên khu vực răng bị đau nhức. Cách này có thể giúp làm dịu cơn đau trong những trường hợp bị đau buốt răng do chấn thương hoặc do sưng nướu. 

Sở dĩ chườm đá lạnh có thể giảm đau buốt răng là do nhiệt độ lạnh làm hạn chế lưu lượng máu đến khu vực bị ảnh hưởng, từ đó, cơn đau bị “tê liệt” 1 phần, dẫn tới giảm đau, giảm viêm. 

Cách chữa đau buốt răng hàm

Một trong những cách chữa đau buốt răng hàm hiệu quả là súc miệng bằng nước muối.

2.2. Dùng muối

Dung dịch nước muối có tính sát khuẩn cao, do đó chúng ta có thể sử dụng để giảm đau, giảm sưng. Bạn có thể lấy muối hạt đặt vào lỗ sâu răng, hoặc súc miệng bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn, giảm cảm giác đau buốt răng hàm. Theo các chuyên gia, bạn nên ngậm trong miệng ít nhất 30 giây rồi mới nhổ ra. Đây là phương pháp đơn giản nhưng thực sự có hiệu quả.

2.3 Dùng tỏi

Trong tỏi có chứa một hoạt chất có tên là allicin, giúp kháng khuẩn. Chính vì vậy, nó cũng có thể xoa dịu cơn đau buốt răng hàm. Để thực hiện, bạn hãy nghiền nát tỏi tươi cùng chút muối. Tiếp theo, hãy đắp hỗn hợp này lên chiếc răng hàm bị đau. Lưu ý nên dùng ít tỏi, hoặc có thể pha thêm chút nước để tránh kích ứng và bỏng nướu.

Tỏi chữa đau buốt răng hàm

Tỏi có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, rất hữu ích trong việc giảm đau răng.

2.4 Dùng túi trà bạc hà

Bạn có thể tận dụng ngay những túi trà bạc hà sau khi sử dụng để chườm vào vị trí đau, giúp làm dịu cơn đau tức khắc. Do bạc hà cũng có đặc tính gây tê, nên rất hữu ích trong việc giảm bớt cơn đau buốt ở răng. Bên cạnh đó, tinh dầu bạc hà còn có tác dụng kháng khuẩn. 

Lưu ý, hãy để túi trà nguội bớt trước khi đắp lên răng, tuy nhiên vẫn phải đủ độ ấm. Ngoài việc chườm ấm, bạn cũng có thể bỏ túi trà bạc hà vào ngăn đá vài phút sau đó chườm lên răng. 

2.5 Dùng thuốc giảm đau răng

Thuốc giảm đau có tác dụng tức thì cho những trường hợp bị đau buốt răng hàm nhiều. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, không nên sử dụng thuốc bừa bãi.

Hi vọng với 5 biện pháp nêu trên sẽ giúp bạn kiểm soát cơn đau buốt răng. Tuy nhiên, những phương pháp điều trị tại nhà không cam kết mang lại hiệu quả tuyệt đối, vì vậy bạn hãy đến thăm khám tại các bệnh viện lớn uy tín để được bác sĩ kiểm tra và có cách điều trị phù hợp nhé.

Từ khóa » Cách Xử Lý ê Buốt Răng