TOP 10 Cách Chữa Trị Ê Buốt Chân Răng Tại Nhà Hiệu Quả

Ê buốt chân răng là vấn đề răng nướu thường gặp và có thể dễ dàng điều trị bằng các mẹo đơn giản. Vậy nguyên nhân ê buốt răng là gì và phải làm gì khi gặp phải tình trạng này? Dưới đây là 10 cách trị ê buốt răng bằng phương pháp dân gian hiệu quả và dễ thực hiện, bạn hãy tham khảo và áp dụng nhé.

Những điều cần biết khi bị ê buốt chân răng

1. Nguyên nhân gây ê buốt răng

1.1. Tụt nướu 

Mảng bám tích tụ trên răng lâu ngày sẽ gây tụt nướu và làm lộ chân răng. Lúc này ngà răng lộ ra sẽ tiếp xúc với các yếu tố như axit trong đồ ăn, nhiệt độ nóng lạnh đột ngột, vi khuẩn gây hại tấn công.

1.2. Tổn thương cấu trúc răng 

Răng bị vỡ mẻ, mòn men răng, mòn hở cổ răng dẫn đến lộ lớp ngà răng. Khi tiếp xúc với trực tiếp với axit trong nước bọt, trong thực phẩm hoặc các yếu tác động bên ngoài thì ngà răng dễ bị ê buốt và đau nhức. 

1.3. Sâu răng 

Sâu răng

Sâu răng ăn mòn đến ngà răng, thậm chí làm lộ tủy cũng khiến răng ê buốt. Trong trường hợp nghiêm trọng còn có thể gây viêm tủy, dẫn đến nguy cơ áp xe răng và nhiễm trùng nặng. 

1.4.Sau khi thực hiện thủ thuật nha khoa 

Lấy cao răng, làm trắng răng, bọc mão răng giả, niềng răng… và một số thủ thuật nha khoa khác có thể gây ra tình trạng ê buốt trong khoảng 4 – 6 tuần. Trong thời gian này nếu chăm sóc răng miệng đúng cách và theo chỉ dẫn của bác sĩ, thì những triệu chứng khó chịu sẽ giảm dần và chấm dứt hẳn. Nhưng nếu không thực hiện theo đúng hướng dẫn, thì vấn đề có thể nặng hơn. 

1.5. Do ăn thực phẩm có chứa axit 

Axit có thể mài mòn lớp men răng, dẫn đến lộ ngà răng và khiến răng trở nên nhạy cảm hơn
Axit có thể mài mòn lớp men răng, dẫn đến lộ ngà răng và khiến răng trở nên nhạy cảm hơn

Các nhóm đồ ăn, thức uống có chứa nhiều axit như đồ chua, nước có gas… cũng là nguyên nhân khiến răng ê buốt và nhức. Vì axit có thể mài mòn lớp men răng, dẫn đến lộ ngà răng và khiến răng trở nên nhạy cảm hơn. 

1.6. Chăm sóc răng miệng không đúng cách 

Sử dụng kem đánh răng có tính mài mòn cao, bàn chải đánh răng quá cứng, hoặc đánh răng quá nhiều mỗi ngày… có thể khiến men răng bị mài mòn. Từ đó răng dễ đau nhức và ê buốt hơn. 

1.7. Do các thói quen xấu

Những thói quen xấu như nghiến răng khi ngủ, thường xuyên ăn các đồ cứng, đồ quá lạnh… diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến cấu trúc răng bị tổn thương.

2. Hậu quả của ê buốt răng 

Ê buốt ở mức độ nhẹ, thỉnh thoảng mới xuất hiện sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời và trở nên nặng hơn thì có thể dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Một số bệnh lý có thể kể đến như viêm lợi, sâu răng, chảy máu chân răng, viêm tủy, viêm quanh cuống răng…. 

Những cách trị ê buốt răng hiệu quả mà ai cũng nên biết

3. 10 cách trị ê buốt chân răng dân gian tại nhà

3.1. Giảm ê buốt bằng kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu 

Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu được chiết xuất từ các dược liệu tự nhiên dưới sự tham vấn của các chuyên gia nha khoa hàng đầu cả nước. Đồng thời, áp dụng hệ thống dây chuyền công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất, để kết hợp các thành phần dược liệu theo tỉ lệ thích hợp nhất. Từ đó phát huy tối đa hiệu quả chăm sóc răng miệng và hỗ trợ giảm các vấn đề về răng nướu thường gặp. 

Sản phẩm kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu dùng vệ sinh răng miệng hàng ngày, đặc biệt phù hợp với người bị nhiệt miệng, viêm lợi, tụt lợi, chảy máu chân răng, sau nhổ răng, lấy cao răng

kem-danh-rang-duoc-lieu-ngoc-chau-chinh-hang

Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu – Tinh hoa y học cổ truyền kết hợp cùng công nghệ hiện đại

3.2. Trà xanh 

Trà xanh giàu chất chống oxy hóa, có khả năng chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả
Trà xanh giàu chất chống oxy hóa, có khả năng chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả

Trà xanh giàu chất chống oxy hóa, có khả năng chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Không chỉ vậy, trong trà xanh còn chứa hàm lượng lớn chất allicin và fluor rất tốt cho răng miệng, có khả năng làm giảm ê buốt rất tốt. 

Bên cạnh đó, hoạt chất lactic trong trà xanh còn có tác dụng ngăn ngừa các chất hòa tan canxi trên răng. Từ đó ngăn ngừa tình trạng mài mòn men răng. 

Vì vậy, súc miệng bằng nước trà xanh là một trong những cách làm giảm tê buốt răng, cũng như giúp răng chắc khỏe được nhiều người áp dụng. 

Cách thực hiện: 

  • Lấy một nắm lá trà xanh, nhặt bỏ lá sâu, úa rồi rửa sạch.
  • Cho lá trà xanh vào nồi, thêm một ít muối và lượng nước vừa đủ rồi đun sôi. 
  • Đợi hỗn hợp nguội bớt thì dùng để súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 1 – 2 phút. 

3.3. Nước muối 

Nước muối có tính sát khuẩn cao, nên súc miệng bằng nước muối sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Từ đó làm giảm tình trạng răng ê buốt hiệu quả. 

Cách thực hiện: Súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 30 – 60s. 

Bạn có thể tự pha nước muối để súc miệng. Nhưng việc tính toán tỉ lệ các thành phần không chính xác, có thể dẫn đến tình trạng thừa muối trong cơ thể nếu áp dụng cách này lâu dài. Do đó, tốt nhất nên mua nước muối sinh lý tại các hiệu thuốc uy tín để sử dụng.

3.4. Đinh hương 

Hoạt chất eugenol trong đinh hương là một chất kháng khuẩn mạnh, có khả năng gây tê, giảm ê buốt, giảm đau

Hoạt chất eugenol trong đinh hương là một chất kháng khuẩn mạnh, có khả năng gây tê, giảm ê buốt, giảm đau. Đặc biệt, hoạt chất eugenol trong đinh hương cao gấp 20 lần so với các thảo dược khác. Vì vậy, đinh hương không chỉ được áp dụng để giảm ê buốt trong dân gian, mà còn là thành phần của nhiều loại kem đánh răng. 

Bạn thực hiện như sau: 

  • Bột đinh hương: Trộn đều bột đinh hương với dầu oliu theo tỉ lệ 1:2. Dùng hỗn hợp đắp lên răng khoảng 10 phút. Sau đó súc miệng sạch lại với nước. Nếu không có dầu oliu, bạn có thể bôi trực tiếp bột đinh hương. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần để có hiệu quả tốt nhất. 
  • Nụ đinh hương: Nhai nát nụ đinh hương khoảng 5 – 10 phút, sau đó nhổ bỏ. Tinh dầu từ nụ đinh hương tiết ra sẽ giúp làm dịu cảm giác ê răng. 
  • Tinh dầu đinh hương: Nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu đinh hương vào tăm bông. Sau đó chấm trực tiếp lên răng bị. 

3.5. Rượu cau 

Dùng cau ngâm với rượu sẽ có được dung dịch có khả năng diệt khuẩn, chống viêm rất hiệu quả để điều trị và phòng ngừa các bệnh răng miệng. Có hai phương pháp được áp dụng phổ biến với cách này, cụ thể: 

Cách 1: Cau tươi

  • Cau tươi rửa sạch, để ráo nước. Sau đó bổ dọc quả cau, tách lấy hạt rồi bổ đôi hạt cau. 
  • Cho cau vào bình thủy tinh đã rửa sạch theo tỉ lệ 1kg cau với 3 lít rượu. 
  • Đậy nắp kín, sau 30 – 40 ngày là có thể sử dụng. 

Cách 2: Cau khô:

  • Cau tươi rửa sạch, để ráo nước. Sau đó bổ dọc quả cau, tách lấy hạt rồi bổ đôi hạt cau. 
  • Hạt cau đem phơi cho đến khi quắt lại, sau đó cho lên chảo đảo khoảng 3 – 4 phút với lửa nhỏ. 
  • Cho hạt cau khô vào bình thủy tinh rửa sạch, rồi cho thêm rượu với tỉ lệ 1kg hạt cau và 8 lít rượu. 
  • Đậy kín nắp bình, sau 50 ngày là có thể sử dụng. 

Đối với cả hai hỗn hợp rượu cau trên, bạn chỉ cần ngậm mỗi lần khoảng 10 phút. Thực hiện ngày 2 – 3 lần. 

3.6. Lá bàng non 

Trong lá bàng non có chứa rất nhiều hoạt chất có tác dụng diệt khuẩn tốt
Trong lá bàng non có chứa rất nhiều hoạt chất có tác dụng diệt khuẩn tốt

Trong lá bàng non có chứa rất nhiều hoạt chất có tác dụng diệt khuẩn tốt như: Flavonoid, Punicalagin, Punicalin, Tercatin, Phytosterol, Saponin. Vì vậy, nó có khả năng trị các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm lợi. Đây cũng chính là các nguyên nhân chủ yếu gây buốt răng. 

Cách dùng lá bàng non để giảm ê răng như sau:

  • Lá bàng non rửa sạch, để ráo nước. 
  • Giã nát lá bàng với một ít muối, sau đó chắt lấy nước cốt.
  • Pha nước cốt vừa thu được với một ly nước ấm rồi dùng để súc miệng. 
  • Súc miệng khoảng 1 – 2 phút, sau đó nhổ bỏ. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần. 

3.7. Tỏi

Trong tỏi có chứa allicin – một loại kháng sinh tự nhiên có khả năng ức chế hơn 70 loại virus, vi khuẩn gây hại khác nhau. Đồng thời một số hợp chất khác có trong tỏi như diallyl disulfide, dianllil – trisulfide, ajoene, phitoncid cũng có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Do đó, dùng tỏi được rất nhiều người áp dụng. 

Cách thực hiện: 

  • Tỏi tươi bóc vỏ, giã nát với một ít muối. 
  • Đắp lên răng khoảng 10 phút. Có thể thực hiện nhiều lần trong ngày. 

3.8. Lá trầu không 

Cùng với vỏ cau, dùng lá trầu không cũng là mẹo vặt chữa ê buốt răng được dân gian áp dụng phổ biến. Tinh dầu lá trầu không có khả năng ức chế nhiều chủng vi khuẩn khác nhau. Do đó, bài thuốc từ lá trầu không có hiệu quả rất tốt. 

Cách thực hiện: 

  • Lá trầu không rửa sạch, để ráo nước rồi đem giã nát cùng với một chút muối. 
  • Hòa một chén rượu vào hỗn hợp trên sau đó lọc lấy nước để súc miệng. 
  • Súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng trên 10 phút để có được hiệu quả tốt nhất. 

3.9. Lá ổi 

Hợp chất astringents trong lá ổi có tác dụng chữa các bệnh về răng miệng
Hợp chất astringents trong lá ổi có tác dụng chữa các bệnh về răng miệng

Hợp chất astringents trong lá ổi có tác dụng chữa các bệnh về răng miệng, đặc biệt là ê buốt và đau nhức răng hiệu quả. Vì thế, bạn có thể dùng lá ổi để giảm buốt răng theo cách sau: 

  • Lá ổi non rửa sạch, để ráo nước rồi đem giã nát với một ít muối. 
  • Cho thêm 1 ly nước vào hỗn hợp trên, rồi lọc bỏ bã. 
  • Dùng dung dịch trên để súc miệng, mỗi ngày 2 – 3 lần và mỗi lần khoảng 10 phút. 

3.10. Rượu hạt gấc 

Dung dịch rượu gấc có khá dụng kháng khuẩn, kháng viêm, nên rất hiệu quả trong giảm sưng, ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm đau nhức và buốt răng. 

Cách thực hiện: 

  • Hạt gấc rửa sạch rồi phơi khô. Sau đó đem nướng hoặc sao trên bếp cho đến khi thấy vàng. 
  • Tách hạt gấc để lấy phần lõi bên trong và đập dập. 
  • Cho lõi hạt gấc vào bình sạch rồi cho thêm rượu, sao cho rượu ngập mặt hạt gấc. 
  • Đậy kín nắp bình, sau 30 ngày có thể dùng để súc miệng. 
  • Tiến hành súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 10 phút. 

Bài viết trên Dược Liệu Ngọc Châu đã mách bạn khá nhiều cách trị ê buốt chân răng tại nhà. Bạn có thể chọn cho mình cách phù hợp nhất, nhưng đừng quên chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách, bỏ những thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày để răng được chắc khỏe hơn nhé. 

Từ khóa » Cách Xử Lý ê Buốt Răng