5 Cách Dùng Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Tê Tay Chân Tại Nhà
Có thể bạn quan tâm
Thuốc nam được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý bởi tính an toàn, ít tốn kém và cây thuốc nam chữa bệnh tê tay chân cũng được dân gian áp dụng rất tốt. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng để không gây phản tác dụng. Vì vậy hãy tham khảo các bài thuốc nam dưới đây khi muốn chữa tê chân tay tại nhà.
1. 5 cách dùng cây thuốc nam chữa bệnh tê tay chân tại nhà
Tê bì chân tay là một triệu chứng rất phổ biến ở thời điểm hiện tại, không bỏ qua bất kỳ một ai từ người già đến người trẻ. Nếu để tình trạng này kéo dài rất có thể sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm khác.
Dưới đây là các cây thuốc nam được dùng để trị tê tay chân mà mọi người áp dụng nhiều nhất.
1.1. Cách dùng cây thuốc nam lá lốt điều trị tê chân tay
Lá lốt được dùng rất nhiều trong chế biến các món ăn gia đình. Ngoài cách được dùng trong ẩm thực thì loại lá này còn được sử dụng như một loại thuốc nam chữa bệnh tê tay, tê chân. Theo y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, vị cay, có khả năng quy vào các kinh Tỳ, Vị giúp giảm đau, ôn trung, trừ phong thấp, giảm tê bì tay chân do lạnh. Thành phần tinh dầu và hoạt chất ancaloit có trong lá lốt còn giúp kháng viêm, giải tỏa căng thẳng thần kinh. Người bệnh có thể áp dụng theo 2 cách sau:
Cách 1:
- Chuẩn bị: 15 – 20 cái lá lốt tươi hoặc khoảng 5 – 10g lá khô)
- Cách thực hiện:
- Đem rửa sạch lá lốt, cho vào ấm sắc cùng 2 chén nước.
- Đun sôi trên lửa nhỏ cho đến khi cạn còn 1/2 chén thì gạn ra uống lúc thuốc còn ấm.
Nên dùng mỗi ngày 1 lần sau khi ăn tối xong và nên áp dụng bài thuốc một liệu trình 10 ngày liên tục để thấy được hiệu quả rõ rệt.
Cách 2:
- Chuẩn bị: 200g lá lốt, 1 ít muối ăn
- Cách thực hiện:
- Lá lốt sau khi rửa sạch thì đem vò nát rồi nấu với 2 lít nước.
- Để nồi nước sôi được khoảng 10 phút rồi thêm muối khuấy cho đến khi muối tan hoàn toàn. Sau đó gạn nước lá lốt ra một cái chậu nhỏ, để cho nước nguội còn 50 – 60 độ thì bỏ cả 2 chân vào ngâm trong 20 phút.
Nên thực hiện mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp kích thích lưu thông máu trong toàn bộ cơ thể, giảm nhức mỏi, tê bì tay chân giúp ngủ ngon hơn.
Lưu ý là không nên dùng lá lốt ngâm chân khi đang có vết thương hở hoặc bị viêm nhiễm ngoài da. Không áp dụng cho phụ nữ có thai, người bệnh đái tháo đường, người bị suy giãn tĩnh mạch ở chân. Tránh ngâm chân vào nước quá nóng sẽ dễ bị bỏng và khô da, ượng nước ngâm chỉ cần ngang mắt cá chân là được, không nên ngâm tới đầu gối.
1.2. Thuốc nam chữa bệnh tê tay chân cực hay từ lá ngải cứu
Ngải cứu cũng là một trong những cây thuốc nam chữa bệnh tê tay chân dễ kiếm, dễ sử dụng. Dân gian thường hái ngải cứu về đem ngâm với muối và đắp lên khu vực cần điều trị. Tính ấm của ngải cứu kết hợp cùng với nhiệt ấm sẽ làm các động mạch giãn nở, giúp cho hoạt động lưu thông máu ở tay chân được tốt hơn, từ đó cải thiện tình trạng tê bì khó chịu. Người bệnh có thể thực hiện bài thuốc theo các bước sau:
- Chuẩn bị: 1 bó ngải cứu to, 2 thìa muối hột, nước sôi
- Cách thực hiện:
- Cho ngải cứu cùng với muối hột vào một cái chậu nhỏ rồi dội nước sôi vào ngập mặt ngải cứu.
- Chờ 2 – 3 phút cho lá ngải cứu mềm ra thì vớt lấy xác đắp vào khu vực tay chân đang bị tê mỏi.
Nên áp dụng cách này 1 – 2 lần, sau khoảng một tuần sẽ thấy tình trạng tê nhức thuyên giảm.
1.3. Bài thuốc nam chữa tê bì tay chân từ gừng
Củ gừng là loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn và còn được xem như một loại thuốc nam quý chuyên trị các chứng bệnh về xương khớp như đau nhức khớp, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm và cả chứng tê bì tay chân. Gừng có được công dụng này là nhờ có chứa các hoạt chất như shogaol, zingiberene hay gingerol – các dưỡng chất này có khả năng làm co giãn mạch máu, kích thích bơm máu đến tay chân làm giảm cảm giác tê. Có thể thực hiện bài thuốc với gừng bằng cách ngâm chân vào nước muối gừng ấm giúp kích thích lưu thông máu, chữa tê bì chân tay.
- Chuẩn bị: 1 nhánh gừng tươi, 2 thìa muối hột
- Cách thực hiện:
- Gừng rửa sạch, để cả vỏ giã nát
- Cho gừng vào nồi nấu với 1 lít nước và muối hạt. Sau đó gạn nước ra chậu, để cho nguội bớt rồi dùng ngâm tay hoặc ngâm chân.
Lưu ý mỗi ngày ngâm 1 lần và ngâm tối thiểu là 15 phút, tối đa là 30 phút.
1.4. Cách chữa tê tay chân bằng cây xấu hổ
Cây xấu hổ hay cây trinh nữ là thảo dược này có vị ngọt, tính hàn, giúp giảm đau, an thần, kháng viêm, chữa đau nhức xương khớp, tê bì chân tay. Có thể thực hiện 3 cách chữa tê tay chân bằng cây xấu hổ:
Cách 1:
- Chuẩn bị: Dùng 20- 30g rễ cây xấu hổ, rượu
- Cách thực hiện: Cho rễ cây xấu hổ tẩm rượu sau đó cho thuốc vào ấm, thêm 400ml nước sạch vào sắc. Đun cho đến khi cạn còn 100ml, gạn ra chia uống 2 lần trong ngày.
Cách 2:
- Chuẩn bị: Một thang thuốc gồm có 12g rễ xấu hổ, 12g sơn thục, 12g quýt gai, 12g dây đau xương, 12g khúc khắc, 12g tục đoạn, 12g vương tôn, 12g kê huyết đằng.
- Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu vào ấm sắc thuốc lấy nước đặc, uống vài lần trong ngày và mỗi ngày sắc 1 thang để uống.
Cách 3:
- Chuẩn bị: 20g rễ xấu hổ, 10g rễ cam thảo dây, 20g rễ bưởi bung, 10g rễ đinh lăng, 20g rễ cúc tần.
- Cách thực hiện: Cho 1 thang thuốc có các nguyên liệu đã chuẩn bị vào ấm sắc lấy nước uống.
Hoặc có thể dùng thang thuốc này ngâm với rượu, sau 1 tháng có thể uống 1 ly/ngày.
1.5. Chữa tê bì tay bằng thuốc nam từ cây thổ phục linh
Thổ phục linh hay còn gọi là khúc khắc – một loại cây dây leo mọc hoang ở các khu vực miền núi nước ta. Phần thân, rễ của cây sẽ được thu hái quanh năm để sử dụng tươi hay phơi khô làm thuốc trị phong thấp, đau nhức xương khớp, tê lạnh tay chân. Thực hiện bài thuốc chữa tê nhức tay chân bằng phục linh theo cách sau:
- Chuẩn bị: 20g thổ phục linh, 10g cốt toái bổ, 8g thiên niên kiện, 6g bạch chỉ, 8g đương quy.
- Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu thái nhỏ, sắc uống ngày 1 thang hoặc ngâm rượu uống và xoa bóp tay chân.
2. Ưu, nhược điểm khi áp dụng cây thuốc nam chữa bệnh tê tay chân
2.1. Ưu điểm
Cũng như các bài thuốc Nam chữa bệnh nói chung thì các cách dùng cây thuốc nam chữa bệnh tê tay chân cũng có những ưu điểm như:
- Nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên nên dễ tìm, dễ mua, không quá tốn kém và dễ thực hiện.
- Bạn có thể thực hiện các bài thuốc này tại nhà, không mất thời gian đến bệnh viện hàng ngày.
- Do sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên nên đều an toàn cho bạn.
2.2. Nhược điểm
Tuy nhiên các cách dùng cây thuốc nam chữa bệnh tê chân tay cũng có không ít hạn chế, nhược điểm nhất định, đó là:
- Các bài thuốc nam đều là do dân gian truyền miệng nên chưa có kiểm chứng y tế về hiệu quả.
- Tác dụng của các bài thuốc không đồng đều, với người này có tác dụng rõ rệt nhưng với người kia lại không hiệu quả.
- Các bài thuốc nam đa phần chỉ thích hợp với các trường hợp bệnh nhẹ nên không có tác dụng với tình trạng bệnh nặng, mãn tính.
- Điều trị bằng các bài thuốc nam đều phải áp dụng lâu dài do tác dụng chậm.
- Mức độ tiến triển của việc điều trị không chính xác vì các bài thuốc nam đều thực hiện tại nhà.
Do đó để hội chứng tê tay chân không phát triển nặng, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng thì bạn nên đi khám ở bệnh viện để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và được điều trị kịp thời, đúng cách. Song song với điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ bạn cũng có thể chọn bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp giảm đau nhức… từ viên uống.
Để cải thiện tình trạng tê chân tay, ngăn ngừa các mạch máu, rễ thần kinh bị tổn thương, bạn chọn sử dụng sản phẩm có Ginkgo Biloba, cao Blueberry, Chondroitin, vitamin nhóm B là tốt nhất. Sản phẩm này sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, bảo vệ hệ thần kinh, hỗ trợ điều trị tê bì chân tay, dị cảm đầu chi, giảm các biến chứng thần kinh và mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường, rối loạn lipid. Đồng thời sản phẩm có tác dụng cải thiện tê chân tay, đau dây thần kinh, đau mỏi lưng, vai gáy, đau do thoái hóa khớp, nhức mỏi mắt. Đây là giải pháp tối ưu giúp cải thiện tê bì chân tay do bệnh lý.
Với người tê chân tay do thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, cột sống thắt lưng thì thích hợp dùng thêm sản phẩm có các thành phần là Canxi nano, Vitamin D3, MK7 và nhiều dưỡng chất cần cho xương. Sản phẩm sẽ cung cấp đủ lượng canxi cơ thể cần hàng ngày, tăng hấp thu và đến đúng chỗ cần là xương nhờ vitamin D3 và MK7.
Đồng thời bạn nên tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe, giúp xương chắc khỏe. Tránh làm việc quá sức, những công việc nặng nhọc và tránh ngồi lâu một chỗ… Chế độ dinh dưỡng giàu canxi, vitamin D, K … cũng rất cần thiết trong quá trình điều trị tê tay chân.
Các cách dùng cây thuốc nam chữa bệnh tê tay chân lành tính, dễ kiếm nhưng hiệu quả thường chậm và không giải quyết được căn nguyên của bệnh. Người bệnh nên đi khám để tìm nguyên nhân gây tê nhức và được điều trị đúng cách, kịp thời nhất.
Bài viết liên quan:
- Bị tê chân tay uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh?
- Cách bấm huyệt chữa tê chân tay bạn nên thử
- Bị tê tay chân khám ở đâu uy tín và hiệu quả?
Nguồn tham khảo
- [1] Numbness in Hands. https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/17824-numbness-in-hands
Từ khóa » Chữa Tê Tay Bằng đông Y
-
7+ Cách Chữa Bệnh Tê Bì Chân Tay Bằng Đông Y Cực Kỳ Hiệu Quả
-
Tê Bì Chân Tay Theo Quan điểm Của Y Học Cổ Truyền
-
5 Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Tê Tay Chân được Lưu Truyền
-
Tê Bì Chân Tay Theo Đông Y Và Bài Thuốc Điều Trị
-
Các Loại Thuốc Chữa Tê Bì Chân Tay Hiệu Quả Nhất
-
Đông Y Chữa Bệnh Chân Tay Tê
-
Mẹo Cách Chữa Tê Bì Chân Tay Tại Nhà đơn Giản, Hiệu Quả
-
Các Bài Thuốc Chữa Tê Tay Bằng Đông Y Hữu Hiệu Nhất - Elipsport
-
Cách điều Trị Tê Bàn Tay Hiệu Quả Ngay Tại Nhà
-
Trị Tê Bì Chân Tay - Lương Y Nguyễn Văn Tùy Tây Ninh
-
Triệu Chứng Tê Bì Chân Tay Và Cách Chữa Hiệu Quả Nhất
-
Cách Thực Hiện Xoa Bóp Bấm Huyệt Chữa Tê Chân Tay | Vinmec
-
Điều Trị Hội Chứng ống Cổ Tay Bằng Y Học Cổ Truyền | Vinmec
-
Bài Thuốc Nam Chữa Tê Tay Chân Hiệu Nghiệm