Các Loại Thuốc Chữa Tê Bì Chân Tay Hiệu Quả Nhất
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Các loại thuốc chữa tê bì chân tay hiệu quả nhất
Các loại thuốc chữa tê bì chân tay hiệu quả nhất
Đặt lịch
Thuốc chữa tê bì chân tay được người bệnh sử dụng thường là thuốc Tây y, ngoài ra còn có thuốc Nam hoặc Đông y. Tùy vào mức độ bệnh lý của mỗi người để lựa chọn thuốc cho phù hợp. Nhằm đảm bảo hiệu quả, an toàn sức khỏe, người bệnh nên thông qua thăm khám để xác định nguyên nhân gây tê mỏi và áp dụng phương pháp điều trị hợp lý nhất.
Chưa tê bì chân tay bằng thuốc liệu có an toàn và hiệu quả?
Triệu chứng tê bì chân tay xuất hiện khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Cơn tê mỏi bắt đầu râm ran từ các đầu ngón tay, ngón chân sau đó lan rộng ra. Tê mỏi có thể kéo dài khiến chân tay không còn cảm giác, vấn đề này gây ra nhiều hệ lụy cho người bệnh.
Tình trạng này có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng. Trong đó người già, phụ nữ mang thai hoặc người có sức khỏe kém dễ gặp phải tình trạng tê mỏi tứ chi. Để điều trị, trước hết người bệnh phải tìm ra nguyên nhân gây tê mỏi. Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ bệnh lý và tình trạng sức khỏe hiện tại của mỗi người đưa ra phương án sao cho phù hợp nhất.
Trong số các biện pháp điều trị tê bì chân tay, sử dụng thuốc là cách mang lại hiệu quả nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể điều trị theo phương pháp này. Trường hợp tê mỏi do thói quen, do dinh dưỡng có thể điều chỉnh thông qua chăm sóc tại nhà mà không cần sử dụng thuốc.
Riêng trường hợp bệnh lý liên quan ảnh hưởng làm tê mỏi chân tay sẽ phải can thiệp một số loại thuốc để điều trị triệu chứng, phòng ngừa nguy cơ. Trước khi sử dụng, dù là thuốc tân dược hay thuốc Nam, Đông y, người bệnh cần thông qua thăm khám bác sĩ hoặc thầy thuốc.
Theo đó, nếu được chỉ định thuốc Tây y, thông thường bác sĩ sẽ sử dụng hai dạng thuốc là thuốc điều trị triệu chứng và thuốc điều trị các nguyên nhân khác. Thuốc điều trị triệu chứng tê mỏi sẽ được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn, không áp dụng trong thời gian dài vì có nguy cơ gây tác dụng phụ. Thuốc chữa bệnh lý sẽ được lựa chọn sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
Trường hợp nhẹ hơn, người bệnh có thể điều trị tê bì chân tay với các thuốc Đông hoặc thuốc Nam tại nhà. Hai loại này lành tính hơn tân dược nhưng hiệu quả tương đối chậm. Người bệnh phải kiên trì một thời gian dài để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
Tình trạng tê bì chân tay có thể kéo dài dai dẳng, bên cạnh đó có khả năng tái phát nếu không sớm kiểm soát. Người bệnh sử dụng thuốc đúng cách sẽ đẩy lùi được các vấn đề do bệnh gây ra. Đồng thời, giúp duy trì vận động xương khớp chân tay, ổn định hoạt động sản xuất cũng như sinh hoạt hàng ngày cho người bệnh.
Tham khảo thêm: Bị tê đầu ngón tay như kim châm là triệu chứng gì?
Các loại thuốc chữa tê bì chân tay nhanh chóng từ Tây y
Sử dụng thuốc Tây chữa bệnh liên quan đến tình trạng tê bì chân tay mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, do dược tính mạnh nên khả năng cơ thể người bệnh gặp phản ứng phụ là khá cao. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng thực tế của mỗi người để đưa ra loại thuốc phù hợp nhất. Một số loại thuốc chữa tê bì chân tay bằng tân dược phổ biến như:
Thuốc Paracetamol giảm đau thông thường
Paracetamol thường được sử dụng để giảm đau cho bệnh nhân bị nhức mỏi xương khớp, trong đó có hiện tượng tê bì chân tay. Hầu như đối tượng nào cũng có thể sử dụng được loại thuốc này. Công dụng chính của thuốc được ghi trên bao bì sản phẩm là giúp giảm đau, hạ sốt.
Liều dùng nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Bởi, trường hợp lạm dụng có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn. Trong đó, điển hình là hiện tượng ngứa ngáy, ngứa gan, nổi mẩn đỏ trên da. Đặc biệt, trường hợp nghiêm trọng người bệnh bệnh có thể bị nhiễm độc, táo bón hoặc mất ngủ kéo dài,…
Thuốc giúp chống viêm không Steroid (NSAID)
Bên cạnh thuốc Paracetamol, thuốc không Steroid giúp chống viêm cũng là loại được sử dụng khá phổ biến. Đặc biệt, loại thuốc này được sử dụng cho người mắc các bệnh như viêm khớp hoặc thoái hóa khớp. Nhờ vào khả năng ức chế Cyclooxygenase nên thuốc giúp cơ thể kìm hãm quá trình tổng hợp Prostaglandin của tế bào.
Đồng thời, thuốc còn phát huy hiệu quả cải thiện khả năng cảm thụ tín hiệu và giảm tình trạng chèn ép cho các dây thần kinh. Tuy nhiên, cũng như thuốc Paracetamol, khi sử dụng người bệnh có khả năng gặp một vài tác dụng phụ như gây đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, hành tá tràng hay viêm loét dạ dày.
Trường hợp người bệnh sử dụng thường xuyên, nguy cơ cao mắc bệnh suy thận, tủy hoặc giảm nồng độ bạch cầu trong máu. Đặc biệt, thuốc có thành phần chống chỉ định đối với phụ nữ đang mang thai, người mắc bệnh gan, thận hoặc người có vết thương hở.
Thuốc chống trầm cảm Milnacipran giúp giảm tê bì
Thuốc chống trầm cảm Milnacipran hỗ trợ điều trị tình trạng đau và tê mỏi cơ bắp, dây chằng, mô sụn. Nhờ vào những tác động của thuốc, não bộ bắt đầu cân bằng lại những chất dẫn truyền thần kinh. Liều dùng sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Khi sử dụng thuốc Milnacipran một số tác dụng phụ có thể xảy ra đối với cơ thể người bệnh như buồn nôn, gây khô miệng, chán ăn, chóng mặt, huyết áp tăng cao, tăng nhịp tim, co giật, vàng da,…
Thuốc không phù hợp cho đối tượng dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Ngoài ra, người đang mắc bệnh về gan, thận, tim hoặc tâm thần,…không nên sử dụng loại thuốc này.
Thuốc chữa tê bì chân tay chứa Corticosteroid
Trong trường hợp tê bì chân tay do bệnh lý gây ra, mức độ bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, bác sĩ sẽ cân nhắc để người bệnh sử dụng thuốc Corticosteroid. Thuốc có công dụng giảm đau nhanh, đây cũng là một trong số các loại thuốc kháng viêm có dược tính mạnh.
Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc với dạng tiêm hoặc bôi, uống, hít. Trong đó, dạng thuốc tiêm trực tiếp vào ổ khớp mang lại hiệu quả nhanh nhất. Tuy nhiên, thuốc chỉ được tiêm tối đa 3 lần trong một năm. Đồng thời, người bệnh không nên tự ý tiêm thuốc mà cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa để tránh rủi ro.
Mặc dù mang lại hiệu quả nhanh, nhưng một số biến chứng sau khi tiêm thuốc có thể xảy ra. Điển hình như tình trạng chảy máu tại chỗ, phản ứng viêm tăng cao, nhiễm trùng. Người bệnh lúc này có thể cảm thấy chóng mặt, huyết áp tăng cao, tiết nhiều mồ hôi, sức đề kháng giảm,…
Tham khảo thêm: Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay cảnh báo bệnh gì?
Thuốc Gabapentin công dụng giảm đau thần kinh
Thuốc giảm đau thần kinh Gabapentin là một trong những dạng thuốc được dùng điều trị chứng tê bì chân tay. Đặc biệt là đối với đối tượng bệnh nhân mắc chứng đau thần kinh ngoại biên, thần kinh đái tháo đường, hoặc các hội chứng ở chân gây ra các cơn tê mỏi bất thường.
Liều dùng được bác sĩ chỉ định theo từng trường hợp cụ thể. Khi sử dụng, người bệnh có nguy cơ bị buồn nôn, ói mửa, sưng tấy, khó thở, sốt, hoặc bị động kinh,…Không sử dụng thuốc Gabapentin đối với trường hợp có tiền sử bệnh thận, phụ nữ mang thai hoặc chuẩn bị mang thai, người sắp phẫu thuật.
Chữa tê mỏi chân tay với thuốc giãn cơ Mydocalm
Thuốc giãn cơ Mydocalm được sử dụng cho bệnh nhân đang gặp vấn đề về xương khớp, trong đó có tình trạng tê bì chân tay. Tác dụng của thuốc giúp giảm triệu chứng liên quan đến các khớp cơ như cổ, vai, thắt lưng. Nhất là trường hợp bệnh nhân mắc các hội chứng về tay chân.
Bên cạnh đó, thuốc giãn cơ còn hỗ trợ cải thiện tình trạng liệt cứng do bệnh về mạch máu não, thoái hóa,…Mặc dù mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng người bệnh cũng có nguy cơ gặp các tác dụng phụ như mệt mỏi, sốc phản vệ. Không sử dụng nếu bạn là người quá mẫn với Eperison Hydroclorid hoặc người có vấn đề về gan và thận.
Các loại thuốc trị tê bì chân tay với vitamin B
Các dạng vitamin nhóm B như B1, B6, B12 là những chất có vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh. Thuốc chứa các vitamin nhóm B giúp người bệnh thúc đẩy quá trình phục hồi thương tổn tại các dây thần kinh, cũng như hỗ trợ cải thiện chức năng của các nhóm cơ.
Tuy nhiên, cũng tương tự như các loại thuốc khác, thuốc trị tê bì chân tay với vitamin B sẽ gây choáng váng cho người sử dụng. Một số trường hợp sử dụng sau một thời gian sẽ có hiện tượng lệ thuộc vào thuốc. Do đó, người bệnh chỉ nên sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Các loại thuốc chữa tê bì chân tay an toàn từ thảo dược
Những loại thảo dược quen thuộc như ngải cứu, lá lốt, cây xấu hổ, thổ phục linh,…có công dụng giảm tê bì chân tay an toàn. Trường hợp người bệnh bị tê bì ở mức độ nhẹ có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để cải thiện triệu chứng này tại nhà. Bạn có thể tham khảo:
Chữa tê bì chân tay bằng bài thuốc từ cây lá lốt
Không chỉ là nguyên liệu trong nhiều món ăn ngon, lá lốt còn có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh được nhiều người tin dùng. Tê bì chân tay là một trong số các bệnh lý phù hợp áp dụng biện pháp chữa trị này.
Bởi tính ấm, cay, có công dụng giảm đau, tiêu trừ phong thấp, giảm tê bì nên lá lốt được tận dụng vào bài thuốc chữa bệnh tại nhà. Ngoài ra, một số hoạt chất có trong loại lá này mang lại công dụng kháng viêm, giảm căng thẳng cho hệ thần kinh hiệu quả. Cách làm đơn giản:
- Bạn chuẩn bị khoảng một nắm lá lốt tươi, hoặc chọn 15 – 20 lá lốt.
- Rửa sạch nguyên liệu sau đó cho vào ấm nước đun với 2 chén nước.
- Đến khi thuốc sắc lại còn nửa chén thì tắt bếp, gạn lấy nước thuốc uống khi còn ấm.
- Mỗi ngày uống một lần sau bữa ăn tối. Sử dụng liên tục trong 10 ngày sẽ thấy tình trạng tê bì cải thiện rõ rệt.
Chữa tê bì chân tay bằng bài thuốc từ cây ngải cứu trắng
Ngải cứu có nhiều công dụng, là một trong các thảo dược dễ tìm và dễ sử dụng. Người bị tê bì chân tay có thể sử dụng lá ngải cứu rang cùng với muối đắp lên khu vực tê mỏi để cải thiện tình trạng khó chịu. Theo ghi chép, ngải cứu là cây có tính ấm, công dụng giúp thư giãn động mạch, tăng lưu thông máu cho tay, chân hiệu quả. Áp dụng cách làm sau:
- Chuẩn bị khoảng 1 bó ngải cứu trắng, sau đó rửa sạch, để cho thật ráo nước.
- Mang ngải cứu thái thành nhiều đoạn nhỏ, sau đó cho vào chảo rang nóng với một ít muối hạt.
- Khi thấy ngải cứu khô giòn, có mùi thơm nồng thì cho vào một chiếc khăn vải mỏng, sạch.
- Buộc khăn lại và chườm đắp lên khu vực đang bị tê mỏi.
- Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần để cải thiện nhanh tình trạng tê bì chân tay.
Đây là gợi ý các biện pháp điều trị tê bì bằng thuốc Nam, bạn đọc có thể tham khảo thực hiện. Ngoài hai công thức trên, còn rất nhiều biện pháp dân gian khác được áp dụng, hầu hết đều ghi nhận kết quả khả quan. Tuy nhiên, người bệnh nên kết hợp với thăm khám y tế để được bác sĩ kiểm tra và xác định nguyên nhân gây tê mỏi. Từ đó việc chọn thuốc chữa trị sẽ phù hợp và hiệu quả hơn.
Tham khảo thêm: Tại sao ngồi lâu bị tê chân? Cách xử lý, phòng ngừa
Các loại thuốc Đông y chữa tê bì chân tay hiệu quả
Bên cạnh các thuốc chữa tê bì chân tay từ Tây y và Nam dược kể trên, bạn đọc có thể tham khảo thêm các loại thuốc Đông y hỗ trợ điều trị tình trạng này. Thông qua thăm khám, các thầy thuốc Đông y sẽ giúp bạn lựa chọn các vị thuốc tương ứng nhằm chữa trị triệu chứng tê bì hiệu quả nhất.
Tùy vào nguyên nhân gây tê mà thuốc sẽ được sử dụng với những loại khác nhau. Theo góc độ của Đông y, cơn tê bì chân tay thuộc chứng ma mộc. Nói cụ thể hơn, ma có nghĩa là tình trạng không đau không ngứa nhưng khiến người bệnh có cảm giác như kiến bò. Mộc được hiểu là đau phát sinh bởi chân khí không vận hành mà ra.
Do đó, việc điều trị sẽ dựa vào thể bệnh của mỗi người để đưa ra các bài thuốc phù hợp. Chẳng hạn như:
Trị tê bì chân tay ở thể can huyết hư: Người bệnh sẽ có triệu chứng tê bì chân tay, móng, co cơ, chóng mặt, với phụ nữ kèm theo tình trạng ra ít nguyệt san. Điều trị tình trạng này thông qua phương pháp dưỡng huyết nhu can. Với các vị thuốc:
- 20g thục địa
- 16g mỗi vị kê huyết đằng, bạch thược, táo nhân
- 12g mỗi vị mộc qua, kỷ tử, quy đầu, tang ký sinh, bổ can thang, tục đoạn và ngưu tất
- 10g mạch môn
- 8g xuyên khung
- 6g trích thảo
Trị tê bì chân tay do khí huyết hư: Thông thường, người bệnh tê bì chân tay do khí huyết hư sẽ xanh xao, gầy gò, có cảm giác ngại ra gió, dễ bị nhiễm lạnh, luôn có tâm trạng lo lắng, hồi hộp, không có cảm giác ở các chi. Điều trị theo phương pháp phù chính khu tà, thự dự hoàn. Với các vị thuốc:
- 16g đẳng sâm
- 12g mỗi vị táo, bạch truật, hoài sơn
- 10g các vị bạch chỉ, bạch thược, quy đầu, bạch linh, sài hồ, thần khúc
- 9g cát cánh
- 8g vị biển đậu và phòng phong
- 4g can khương và quế chi
Sắc thuốc uống theo hướng dẫn của thầy thuốc. Đảm bảo tuân thủ đúng liều lượng và thời gian mà thầy thuốc chỉ định. Tránh lạm dụng hoặc tự ý ngưng sử dụng để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
Tham khảo thêm: Tê ngón tay út: Nguyên nhân và cách điều trị
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc chữa tê bì chân tay
Thuốc Tây, Đông, Nam chữa tê bì chân tay giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng khó chịu của cơ thể. Đồng thời, những dạng thuốc này giúp ổn định các ổ khớp, giảm đau và tránh tình trạng viêm nhiễm ảnh hưởng khả năng vận động. Tuy nhiên, dù điều trị theo thuốc dạng nào thì bạn đọc cũng nên lưu ý thêm một số vấn đề. Cụ thể:
- Trước khi áp dụng điều trị tê bì bằng thuốc, người bệnh nên thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc để đảm bảo an toàn và có được kết quả chữa trị tốt nhất.
- Đối với thuốc Tây y, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Bạn nên thông báo với bác sĩ tình trạng đang gặp phải để được hỗ trợ, gia giảm hoặc tăng liều lượng khi cần thiết.
- Trường hợp sử dụng thuốc Nam hoặc Đông y, do dược tính không mạnh mẽ như tân dược nên đòi hỏi người bệnh phải kiên trì. Thuốc sẽ phát huy hiệu quả chậm, tuy nhiên ít gây tác dụng phụ hơn thuốc Tây. Áp dụng đúng theo hướng dẫn của thầy thuốc, một thời gian bệnh sẽ có chiều hướng cải thiện tích cực.
- Trong quá trình thăm khám bệnh, bạn nên cung cấp những thông tin về tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình, thuốc đang sử dụng và khả năng dị ứng với bác sĩ hoặc thầy thuốc.
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc thầy thuốc về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc để đạt được kết quả chữa bệnh tốt nhất.
- Không tự ý kết hợp các bài thuốc khác nhau khi chưa được bác sĩ hoặc thầy thuốc yêu cầu.
- Kết hợp chế độ chăm sóc và sinh hoạt khoa học để sớm cải thiện sức khỏe. Đặc biệt là bạn nên cung cấp những thực phẩm tốt cho cơ thể. Khi đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, khả năng phục hồi tổn thương sẽ nhanh và hiệu quả hơn.
- Luyện tập, vận động cơ thể giúp xương khớp dẻo dai, tránh tình trạng xơ cứng. Đồng thời, thông qua việc vận động, tuần hoàn máu và trao đổi chất trong cơ thể cũng tốt hơn, giúp bạn giảm tê bì chân tay hiệu quả.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra mức độ phục hồi của cơ thể. Kịp thời can thiệp điều trị nếu phát hiện các vấn đề bất ổn cũng là một trong những yếu tố phòng tránh nguy cơ không mong muốn.
Trên đây là các loại thuốc chữa tê bì chân tay hiệu quả. Bài viết mang tính chất cung cấp thông tin dưới dạng tham khảo. Để việc điều trị bệnh được nhanh chóng và an toàn nhất, bạn nên đến các cơ sở y tế, phòng khám uy tín để kiểm tra sức khỏe và nhận sự tư vấn điều trị của bác sĩ chuyên môn hoặc thầy thuốc trong lĩnh vực này.
Có thể bạn quan tâm
- Bị tê bì chân tay nên ăn gì, kiêng gì giảm nhanh?
- 12 cách trị tê chân tay tại nhà hiệu quả nhanh
Từ khóa » Chữa Tê Tay Bằng đông Y
-
5 Cách Dùng Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Tê Tay Chân Tại Nhà
-
7+ Cách Chữa Bệnh Tê Bì Chân Tay Bằng Đông Y Cực Kỳ Hiệu Quả
-
Tê Bì Chân Tay Theo Quan điểm Của Y Học Cổ Truyền
-
5 Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Tê Tay Chân được Lưu Truyền
-
Tê Bì Chân Tay Theo Đông Y Và Bài Thuốc Điều Trị
-
Đông Y Chữa Bệnh Chân Tay Tê
-
Mẹo Cách Chữa Tê Bì Chân Tay Tại Nhà đơn Giản, Hiệu Quả
-
Các Bài Thuốc Chữa Tê Tay Bằng Đông Y Hữu Hiệu Nhất - Elipsport
-
Cách điều Trị Tê Bàn Tay Hiệu Quả Ngay Tại Nhà
-
Trị Tê Bì Chân Tay - Lương Y Nguyễn Văn Tùy Tây Ninh
-
Triệu Chứng Tê Bì Chân Tay Và Cách Chữa Hiệu Quả Nhất
-
Cách Thực Hiện Xoa Bóp Bấm Huyệt Chữa Tê Chân Tay | Vinmec
-
Điều Trị Hội Chứng ống Cổ Tay Bằng Y Học Cổ Truyền | Vinmec
-
Bài Thuốc Nam Chữa Tê Tay Chân Hiệu Nghiệm