5 Cách Trả Nợ 1 TỶ đơn Giản, Hiệu Quả Nhưng ít Ai Ngờ đến!
Có thể bạn quan tâm
“Nợ nần chồng chất” là nguyên nhân cho cách trả nợ 1 tỷ đồng, một cụm từ vô cùng đáng sợ, chỉ cần nhắc đến đã khiến ai cũng phải giật mình, lo sợ. Nợ nần là một điều không ai mong muốn, có thể do hoàn cảnh khó khăn bắt buộc bạn phải vay nợ hoặc quản lý chi tiêu không hợp lý.
Vướng vào nợ nần đồng nghĩa với việc bạn đang phải mang nợ một ai đó, hay bạn phải làm việc bao lâu để có thể trả khoản nợ đó. Nếu một ngày nào đó, bạn có khoản nợ 1 tỷ đồng nhưng chưa có khả năng chi trả thì phải làm thế nào để trả nợ?
Hãy cùng tìm hiểu hướng giải quyết tại Gocnhintaichinh.com, cách trả nợ 1 tỷ đồng nhanh nhất và hiệu quả thông qua bài viết này nhé.
Nguyên nhân dẫn đến vỡ nợ 1 tỷ đồng!
Đối với nhiều người hiện nay, 1 tỷ đồng là một khoản tiền không hề nhỏ. Nó là một số tiền khổng lồ, là cả một gia tài mà nhiều người tích lũy cả đời, thậm chí có người làm việc vất vả cả đời cũng không thể tích lũy được 1 tỷ đồng.
Vậy tại sao có người lại nợ đến 1 tỷ đồng? Để có thể trả nợ một cách nhanh nhất, bạn phải biết được nguyên nhân dẫn đến nợ nần để có cách giải quyết hợp lý và nhanh nhất. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến thường gặp ở hầu hết nhiều người mắc phải.
1. Không quản lý tài chính chi tiết
Hiện nay, nhiều người có nguồn thu nhập hàng tháng ổn định nhưng luôn phát sinh vượt chi tiêu dẫn đến việc phải đi vay mượn tiền bên ngoài đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cá nhân, phục vụ cuộc sống hàng ngày.
Đây là một trong những nguyên nhân khiến bạn luôn cảm thấy số tiền mình tạo ra không bao giờ đủ để chi tiêu, giải quyết để đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống.
Việc không quản lý tài chính chi tiết từ việc không có kế hoạch chi tiêu các khoản mua sắm cần thiết, cần mua một món đồ nhưng không còn tiền lại đi vay mượn, kết quả một thời gian sau nhận ra số tiền vay mượn tăng dần đến một con số không nhỏ.
Theo thời gian, số tiền đã đến mức ngoài sức tưởng tượng và không có khả năng chi trả. Nếu một người kiếm ra tiền nhưng không biết quản lý chi tiêu, sớm muộn số tiền đó cũng không còn một đồng nào.
Tiêu tiền rất dễ nhưng tiết kiệm tiền mới là điều khó. Để trở thành một người giàu có, không chỉ nhờ siêng năng, chăm chỉ làm việc kiếm tiền, còn phải biết cách sử dụng khoản tiền một cách hợp lý, có kế hoạch chi tiêu để không vượt quá số tiền kiếm được.
Nếu bạn làm ra rất nhiều tiền, nhưng quản lý chi tiêu không hợp lý, đi vay mượn và tình trạng này kéo dài bạn bị phụ thuộc vào người cho vay, bị áp lực với số tiền nợ khủng qua thời gian tích lũy.
2. Chi tiêu vượt qua thu nhập cá nhân
Bạn có công việc ổn định và hàng tháng đều nhận lương đều đặn từ công việc này. Do nhu cầu cá nhân, mức sinh hoạt quá cao dẫn đến số tiền lương ít ỏi đó không đáp ứng được chất lượng cuộc sống. Có thể vì quá quen với mức sống đó, không thể tiết kiệm chi tiêu, bắt buộc bạn phải đi vay mượn tiền để phục vụ cuộc sống hàng ngày.
Tiền lương không thay đổi và chi tiêu vượt qua thu nhập cá nhân bắt buộc vay tiền trả góp để trang trải, qua một thời gian sẽ xuất hiện một khoản nợ khủng do thu vào ít nhưng chi tiêu nhiều.
Những người có thu nhập ổn định, cũng có nhiều người có thu nhập không ổn định, phụ thuộc vào mùa vụ. Có nghĩa rằng, tùy thời điểm trong năm, có thời điểm thu nhập cao nhưng có thời điểm khác thu nhập rất thấp. Vì thế, việc điều chỉnh chi tiêu rất cần thiết, đòi hỏi bạn phải có phương án điều chỉnh chi tiêu hợp lý để tránh đi vay mượn dẫn đến nợ nần.
Tiền lương thay đổi, không ổn định nhưng vật giá ngày càng cao. Vì thế, nếu không biết cách cân bằng giữa thu nhập và chi tiêu bạn sẽ rơi vào tình cảnh nợ nần chồng chất và ngày càng khó thoát ra được.
3. Kinh doanh thất bại dẫn đến phá sản
Biết kinh doanh, làm ăn là một việc tốt, chứng tỏ bạn có chí tiến thủ, muốn thay đổi cuộc sống, chăm chỉ làm ăn để có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn. Việc kinh doanh mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội thách thức nhưng cũng mang lại không ít rủi ro nếu không nắm vững các kiến thức và sự nhanh nhạy của người làm kinh doanh.
Kinh doanh thất bại dẫn đến phá sản là trường hợp vô cùng đáng tiếc, không ai mong muốn điều này sẽ xảy ra nhưng cũng khó có thể tránh khỏi trong thời điểm kinh tế kế khó khăn như hiện nay nếu bạn không có đủ bản lĩnh để chống chọi và vượt qua. Để bắt đầu kinh doanh, cần bỏ ra một số vốn ban đầu không hề nhỏ, số vốn đầu tư lớn đáp ứng nhu cầu kinh doanh được hoạt động không bị gián đoạn.
Tuy nhiên, vào thời điểm khởi nghiệp, không phải ai cũng có đủ số tiền để bắt đầu mà không cần phải vay mượn. Ngoại trừ một số người có sẵn vốn đầu tư khởi nghiệp, còn lại phần lớn số đông phải tìm đến giải pháp vay mượn để có đủ số tiền. Kinh doanh luôn phải có bản lĩnh, sự kiên trì bất chấp mọi gian khổ nhưng vì một số nguyên nhân nào đó, không thu được lợi nhuận để trả khoản vay trước đó, vì thế bạn vẫn phải thất bại phá sản, nhưng khoản nợ vẫn còn.
4. Đau ốm, bệnh tật
Đau ốm, bệnh tật dẫn đến nợ nần chồng chất là trường hợp xảy ra ở những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp không đủ khả năng chi trả cho cuộc sống. Những trường hợp này thường không kiểm tra sức khỏe định kỳ và không chú trọng đến sức khỏe, đến khi phát hiện tình trạng bệnh đã trong thời kỳ nặng, khó chữa trị và cần đến một khoản tiền rất lớn.
Khi hoàn cảnh đã khó khăn trong việc sinh hoạt, chi tiêu hàng ngày thì số tiền để chữa bệnh bắt buộc phải đi vay mượn khắp nơi để có tiền đóng viện phí. Chữa bệnh là một quá trình lâu dài, vì thế sau một thời gian số tiền vay mượn lên đến một con số không hề nhỏ trong khi người bệnh không có khả năng làm việc, chưa thể trả nợ, số tiền ấy cứ ngày càng tăng lên.
Số tiền cả gốc lẫn lãi cứ thế tăng lên, nợ chồng nợ. Vậy nên, sự khỏe là điều quan trọng nhất, chỉ có sức khỏe tốt mới có thể yên tâm kiếm tiền, cải thiện cuộc sống.
5. Tham gia các mô hình đa cấp, cờ bạc
Dân gian có câu “Cờ bạc là bác thằng bần”, đây là con đường đưa bạn đến với nợ nần chồng chất, chứ không thể giúp bạn đổi đời, trở thành một người giàu có. Khoản nợ có thể lên đến cả tỷ đồng hoặc hơn thế nữa.
Cờ bạc là trò đỏ đen, kích thích lòng hiếu thắng của con người, càng thua càng muốn gỡ, mà càng gỡ lại càng thua, dẫn đến nợ chồng nợ phải mang tài sản, nhà cửa đất đai ra cầm cố, thế chấp. Thậm chí có người còn vay tín dụng đen để chơi cờ bạc với mong muốn có thể gỡ gạc lại.
Đối với những người giàu, chơi cờ bạc như lài một thú vui, thắng thua không quan trọng bởi số tiền mất đi có thể không là gì với họ. Tuy nhiên, với những người nghèo, tham gia vào các mô hình đa cấp hay chơi cờ bạc như mở ra con đường mới, cơ hội để đổi đời. Nhưng càng chơi càng thua, càng thua rồi càng nợ, số nợ tăng dần có khi lên đến hơn 1 tỷ đồng và không có cách nào trả số nợ ấy.
Xem thêm:
- Lời khuyên cho người vỡ nợ
- Vỡ nợ xin được trả nợ dần được không?
- Làm sao để biết mình có nợ xấu hay không?
- Cách xóa nợ xấu FE Credit cực hiệu quả
- Nợ xấu Mirae asset vay được ngân hàng nào?
Hướng dẫn cách trả nợ 1 tỷ hiệu quả
Khi đã tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến nợ 1 tỷ đồng thì cần có kế hoạch để trả khoản nợ đó. Dưới đây là các cách trả nợ 1 tỷ đồng hiệu quả và nhanh nhất.
1. Ưu tiên trả nợ các khoản vay lãi suất cao
Trước khi bắt đầu trả nợ, bạn hãy thống kê lại bạn đã nợ bao nhiêu khoản một cách đầy đủ chi tiết, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các khoản nợ có lãi suất cao trước. Việc trả nợ nên ưu tiên trả từ các khoản vay có lãi suất cao vì các khoản lãi suất cao tiền lãi sẽ cao hơn so với các khoản vay có lãi suất thấp.
Điều này giúp giảm được nhiều khoản tiền lãi phát sinh từ những số tiền gốc đã vay theo thời gian, càng để lâu lãi suất sẽ càng lớn, giảm đi phần nào áp lực trả nợ trong các tháng kế tiếp.
Ngược lại, nếu bạn trả nợ các khoản vay có lãi suất thấp trước, thì các khoản vay có lãi suất cao cứ tăng dần lên theo hàng tháng, chắc chắn số tiền phải trả sẽ nhiều hơn lần trước.
2. Hạn chế vay thêm các khoản vay mới
Nếu bạn đang tìm cách trả nợ 1 tỷ đồng, đồng nghĩa với việc bạn sẽ không vay thêm bất kỳ khoản vay nào nữa. Nếu bạn vay thêm khoản nợ khác, như vậy số tiền phải trả lại tăng lên chứ không hề giảm xuống, áp lực càng tăng gấp đôi và việc chi trả càng khó khăn hơn.
Vì thế, không phải trong trường hợp quá cấp bách, cần thiết, bạn tuyệt đối không nên vay thêm bất kỳ khoản nợ nào. Hãy lập kế hoạch tiết kiệm chi tiêu, lên danh sách trả nợ hợp lý mới có thể nhanh chóng trả hết nợ.
3. Lên kế hoạch chi tiêu cá nhân phù hợp
Để trả nợ 1 tỷ đồng hiệu quả và nhanh nhất có thể, bạn phải có phương án chi tiêu cá nhân phù hợp. Hãy có danh sách liệt kê những khoản cần chi tiêu mỗi tháng và nhìn vào đó để có thể cắt giảm thêm những khoản chưa cần thiết hay không. Chi tiêu có kế hoạch hợp lý, sau một thời gian bạn sẽ tiết kiệm được không khoản kha khá dùng để trả nợ.
4. Lập lại kế hoạch chi tiêu so với thu nhập
Thu nhập thường ổn định trong một mức sẵn có. Vì thế, để nhanh chóng trả hết khoản nợ, bạn phải có kế hoạch chi tiêu sao cho phù hợp với thu nhập cá nhân, không thể tạo chi tiêu lại cao hơn thu nhập, như thế ngày càng nợ nần chồng chất.
Hãy cố gắng tạo ra khoảng chênh lệch lớn giữa chi tiêu và thu nhập để tiết kiệm được một khoản dành cho việc trả nợ, không chi tiêu hoang phí vào những vấn đề không cần thiết, lên kế hoạch trả nợ đều đặn thì sau một thời gian bạn sẽ trả hết khoản nợ 1 tỷ đồng.
5. Kiên nhẫn, tự thưởng cho bản thân
Kiên nhẫn là điều vô cùng quan trọng trong công cuộc trả nợ của mỗi người. Kiên nhẫn trong việc lên kế hoạch, theo dõi tiến độ trả nợ, kiên nhẫn trong việc sắp xếp tính hợp lý trong chi tiêu ở giai đoạn trả nợ, kiềm chế mua sắm hay lãng phí các vật dụng chưa cần thiết phải mua, kiên nhẫn trong thời gian trả nợ lâu dài, không nản chí và tự tạo áp lực cho bản thân.
Không chỉ tiết kiệm, siết chặt chi tiêu để trả nợ, có những lúc bạn phải tự thưởng cho bản thân mình đã cố gắng thế nào trong quá trình này. Khoản nợ lớn đồng nghĩa với áp lực lớn vì thế tự khen thưởng bản thân khi làm tốt nhiệm vụ là một điều không thể thiếu để khích lệ bản nhân đã kiên trì, cố gắng như thế nào. Hãy thưởng cho bản thân một món quà nho nhỏ tại niềm vui để có động lực tiếp tục trên hành trình trả hết nợ.
Lời kết
Trên đây là một số cách trả nợ 1 tỷ đồng giúp bạn có định hướng nhanh chóng trả hết khoản nợ để cuộc sống tốt dần lên. Hi vọng thông qua bài viết này đã chia sẻ cho bạn những thông tin bổ ích, giúp bạn hình dung rõ con đường trả nợ cần chuẩn bị những gì để có kế hoạch đúng đắn, hợp lý cho bản thân bạn.
Có thể bạn chưa biết!
- Liệu vay tiền bằng CCCD lãi suất cao?
- Phải chăng FE Credit gian dối khách hàng?
- Vay tiền theo sim Viettel Ngân hàng MB là gì ?
- Hướng dẫn vay trả góp ngân hàng trong 24 tháng
Chào anh/ chị, mình là Nguyễn Ánh Trúc, hiện là Founder của Gocnhintaichinh. Nơi mình chia sẽ kiến thức tài chính là người từng nhân sự Ngân Hàng nước ngoài. Có phải bạn đang cần giải đáp về vay vốn, hãy liên hệ bên mình nha, sẵn sàng tư vấn bất kỳ lúc nào.
Chia sẻ nhé!
Từ khóa » Cách Trả Nợ 2 Tỷ
-
Kinh Nghiệm Trả Khoản Nợ Gần 2 Tỷ đồng - VnExpress
-
Xử Lý Các Khoản Nợ Một Cách Khoa Học Cùng Phương Pháp Quả Cầu ...
-
Người Phụ Nữ Trả Hết Khoản Nợ Gần 2 Tỷ đồng Trong 16 Tháng Chỉ Với ...
-
CÓ TIỀN LÀM GÌ #3: Tôi đã Kiếm được 1 Tỷ, Vỡ Nợ Hơn 3 Tỷ Và Trả ...
-
9X đầu Tư Thất Bại, Nợ 2 Tỷ đồng Nhưng Vẫn Lạc Quan Nhắn Gửi Tới ...
-
Vỡ Nợ 1 Tỷ, 2,3 Tỷ Phải Làm Sao Để Trả Và Vực Dậy - Infofinance
-
4 Mẹo Tài Chính Giúp Tôi Trả Hết Nợ 1 Tỷ đồng, Sắp Nghỉ Hưu Với Tài ...
-
12 điều Thay đổi Giúp Bạn Thanh Toán Món Nợ 1 Tỷ đồng - AFamily
-
Bí Quyết Trả Hết Gần 7 Tỷ Tiền Nợ Trong 3 Năm Của Cặp Vợ Chồng Trẻ
-
Cách Trả Nợ 2 Tỷ Trong Vòng Gần 6 Tháng Của Vợ Chồng Chuyên Gia ...
-
Chuyên Gia Tài Chính Chỉ Cách Thoát Nợ Và Bỏ Túi Trăm Triệu Trước Tuổi 30
-
Tài Sản Bảo đảm Nhưng Chưa Chắc đã Là “đảm Bảo” - Agribank
-
Công Cụ Tính Toán - Agribank
-
Sáu Bước Thanh Toán Những Món Nợ Khó Trả - VietNamNet