5 Chỉ Số KPI Sản Xuất Tiêu Chuẩn Mà Doanh Nghiệp Nên Biết - Cloudify

Quản trị sản xuất
23/04/2021 7 Phút đọc 5 chỉ số KPI sản xuất tiêu chuẩn mà doanh nghiệp nên biết
  1. Thảo Lê Người viết Thảo Lê
5 chỉ số KPI sản xuất

KPI sản xuất là một trong những yếu tố để đánh giá hiệu quả kinh doanh, sản xuất,… trong mọi doanh nghiệp. Mọi ngành nghề, công việc, phòng ban đều có riêng KPI để đánh giá mức độ hiệu quả công việc. Nhằm giúp doanh nghiệp có thể đo lường hiệu quả tình hình hoạt động, chúng tôi xin chia sẻ 5 chỉ số KPI sản xuất tiêu chuẩn phổ biến mà doanh nghiệp nên nắm được qua bài viết dưới đây.

Nội dung bài viết

  • KPI sản xuất là gì?
  • 5 chỉ số KPI sản xuất tiêu chuẩn doanh nghiệp nên nắm được

KPI sản xuất là gì?

KPI hay Key Performance Indicator có nghĩa là chỉ số đánh giá thực hiện công việc. Mỗi chức danh sẽ có bản mô tả công việc riêng hoặc kế hoạch làm việc mỗi tháng. Nhà quản trị sẽ dựa vào các chỉ số để đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên với chức danh đó. Nếu phòng ban, nhân viên nào hoàn thành KPI đúng hạn, công ty sẽ có các chế độ thưởng nhất định.

Trong sản xuất cũng không ngoại lệ. Các KPI sản xuất là những chỉ số đánh giá mức độ hiệu quả của các công việc trong sản xuất. Các chỉ số sẽ được tổng kết theo định kỳ (thường là theo tháng). Từ đó, nhà quản trị sẽ dựa vào để đánh giá mức độ hiệu quả trong sản xuất.

KPI trong doanh nghiệp sản xuất là gì?

KPI trong doanh nghiệp sản xuất là gì?

Xem thêm: Tiêu chí chọn phần mềm quản lý sản xuất cho doanh nghiệp

5 chỉ số KPI sản xuất tiêu chuẩn doanh nghiệp nên nắm được

KPI sản xuất là những chỉ số quan trọng giúp đánh giá tình hình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Sau đây là 5 chỉ số KPI sản xuất thường được sử dụng mà doanh nghiệp nên biết:

Năng lực sản xuất

Năng lực sản xuất là khả năng sản xuất tối đa của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định với những điều kiện nhất định. Chỉ số này có thể được tính cho từng phân xưởng, một công đoạn riêng lẻ hay toàn bộ dây chuyền sản xuất trong một phân xưởng, nhà máy.

KPI này đo lường công suất khả dụng mà doanh nghiệp đang thực sự sử dụng trên dây chuyền sản xuất. Chỉ số KPI này càng cao càng tốt. Máy móc và nhà xưởng là những tài sản có giá trị lớn, do đo hầu hết doanh nghiệp đều muốn tối ưu giá trị sử dụng của chúng. Bên cạnh đó, nhân lực có vai trò quyết định đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Các đơn vị sản xuất đều yêu cầu số lượng nhân viên vừa đủ cùng cơ cấu hợp lý, có thể đáp ứng tốt các yêu cầu công việc.

KPI vòng quay hàng tồn kho

Hệ số quay vòng hàng tồn kho là một trong những tỷ số tài chính dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động, bao gồm hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Tỷ số này càng lớn càng tốt vì nó thể hiện doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Dựa vào chỉ số này, nhà quản trị có thể biết hàng tồn kho quay bao nhiêu vòng để tạo ra doanh thu được ghi nhận trong kỳ đó. Đồng thời, chỉ số này còn thể hiện khả năng quản lý lượng hàng tồn kho hiệu quả như thế nào.

Các lưu ý khi thiết lập KPI sản xuất cho nhân viên

Các lưu ý khi thiết lập KPI sản xuất cho nhân viên

Xem ngay: Vì sao phần mềm quản lý doanh nghiệp sản xuất lại quan trọng?

KPI định mức nguyên vật liệu 

Định mức nguyên vật liệu là lượng nguyên vật liệu cần sử dụng phù hợp nhất để sản xuất sản phẩm dựa vào nguồn lực doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp cần xác định định mức nguyên vật liệu cho từng sản phẩm. Tùy theo từng loại hàng hóa, sản phẩm thì tỷ lệ định mức nguyên vật liệu sẽ khác nhau. Trong định mức nguyên vật liệu thường sẽ gồm: định mức nguyên vật liệu chính, định mức nguyên vật liệu phụ, định mức điện năng,….

KPI tỷ lệ hàng hóa bị hư hỏng

Tương tự nguyên vật liệu, hàng hóa sau khi làm xong dễ bị hư hỏng nếu không được bảo quản. KPI sản xuất không thể không kể đến chỉ số này. Chỉ số này dựa theo tỷ lệ từng cá nhân hoặc cho cả một bộ phận. Các tỷ lệ liên quan đến nguyên vật liệu hay hàng hóa như tỷ lệ hàng hóa hư hỏng, nếu trong một mức nhất định thì sẽ được khen thưởng và ngược lại. Đây là một trong các hình thức khuyến khích để nhân viên làm việc cẩn thận hơn.

KPI năng suất lao động của từng nhân viên 

Năng suất lao động của mỗi nhân viên được xác định dựa vào số lượng sản phẩm mà họ làm ra trong khoảng thời gian nhất định (ngày, tháng, quý,…). Tuy nhiên, đối với nhân viên sản xuất, năng suất lao động còn dựa vào độ sai lệch so với tiêu chuẩn và tỷ lệ hàng hóa sai hỏng.

Trên đây là 5 KPI sản xuất phổ biến mà doanh nghiệp nên nắm được. Qua bài viết, nếu doanh nghiệp có bất cứ thắc mắc nào, liên hệ với chúng tôi qua Cloudify.vn hoặc hotline 1900 866 695 để được tư vấn miễn phí.

Xem thêm

Top 3 phần mềm ERP Việt Nam doanh nghiệp nên lựa chọn SaaS ERP và những thông tin cơ bản doanh nghiệp cần biết Cloud ERP – Phần mềm quản lý hiệu quả dành cho doanh nghiệp Top các phần mềm quản lý kho tốt nhất hiện nay cho doanh nghiệp

0/5 (0 Reviews)

Từ khóa » Các Chỉ Số Kpi Trong Sản Xuất