Top 4 Chỉ Tiêu KPI Trong Sản Xuất, đánh Giá Nhân Viên Sản Xuất - Bizfly

Mục lục [Hiện]
  1. KPI cho quản lý nguyên vật liệu
  2. KPI cho tỷ lệ hàng hóa lỗi
  3. KPI trong sản xuất về đơn hàng
  4. KPI cho từng vị trí nhân viên

Đối với việc quản lý và sản xuất của doanh nghiệp, KPI là một chỉ số quan trọng chắc chắn không thể thiếu trong việc đánh giá và đo lường hiệu suất làm việc của nhân viên một cách chính xác và chuyên nghiệp nhất. Mỗi một lĩnh vực hoạt động khác nhau của các doanh nghiệp, tổ chức khác nhau sẽ luôn có những chỉ số KPI tương ứng và phù hợp khác nhau.

Và với đặc thù riêng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp cũng có những chỉ tiêu KPI đánh giá hoạt động riêng biệt. Trong bài viết sau Bizfly sẽ chia sẻ đến bạn các chỉ số KPI trong sản xuất giúp doanh nghiệp tối đa hóa hiệu suất làm việc nhân viên.

KPI cho quản lý nguyên vật liệu

Việc quản lý nguyên vật liệu trong sản xuất luôn là một chỉ số quan trọng bởi nếu số lượng nguyên vật liệu không thể cung cấp đủ nhu cầu sẽ khiến quá trình sản xuất bị ngưng trệ, doanh thu của doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng. Một số chỉ số KPI trong sản xuất cho quản lý nguyên vật liệu bạn có thể tìm hiểu đó là:

KPI cho quản lý nguyên vật liệu

KPI cho quản lý nguyên vật liệu 

  • Tỷ lệ định mức nguyên vật liệu: Doanh nghiệp cần xác định được tỷ lệ nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình sản xuất tùy theo từng thành phần hay từng loại hàng hoá khác nhau.
  • Tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu cho phép: Trong sản xuất, việc hao hụt nguyên vật liệu luôn là điều không thể tránh khỏi. Tỷ lệ này sẽ được cho phép dao động từ 3% đến 5% tuỳ thuộc hoàn toàn vào từng mặt hàng.
  • Tỷ lệ hao hụt thực tế: Trong thực tế, tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu có thể bị thay đổi bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, dễ thấy nhất là do việc quản lý nguyên vật liệu chưa thật tốt.
  • Nguyên vật liệu bị hư hỏng do tác nhân khách quan hay chủ quan: Nguyên vật liệu thường dễ bị tác động bởi nhiều tác nhân bên ngoài dẫn đến hư hỏng hoặc chính bản thân vật liệu cũng có thể xảy ra vấn đề. Tỷ lệ KPI trong sản xuất hao hụt về chất lượng hay số lượng sản phẩm thường là 5%.
  • Tỷ lệ nguyên vật liệu mất mát hay hư hỏng: Tỷ lệ các nguyên vật liệu bị hỏng hay bị mất mát do nhân viên luôn là điều không thể tránh khỏi. Do đó, đây là KPI cần có trong sản xuất để giảm thiểu tối đa những mất mát này.

KPI cho tỷ lệ hàng hóa lỗi

KPI trong sản xuất cho tỷ lệ hàng hóa lỗi là một trong những chỉ số mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần lưu ý và quan tâm. Khi các sản phẩm, hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất, việc xuất hiện lỗi chắc chắn là điều không thể tránh khỏi.

Do đó, để giúp các tổ chức, doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu lợi nhuận mong muốn như ban đầu, việc giảm thiểu các phế liệu luôn là yếu tố cần thiết nhất. Như vậy, điều quan trọng nhất đối với doanh nghiệp đó là theo dõi một cách khắt khe về lượng sản phẩm được sản xuất cũng như đảm bảo được tỷ lệ hàng hóa bị lỗi vẫn nằm trong giới hạn có thể chấp nhận được.

KPI trong sản xuất về đơn hàng

KPI sản xuất về quản lý đơn hàng bao gồm các chỉ số sau:

KPI trong sản xuất về đơn hàng

KPI trong sản xuất về đơn hàng 

  • Giá trị đơn hàng được đảm bảo trên mức tối thiểu: Các giá trị đơn hàng bán ra cần đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận theo đúng mục tiêu và mong muốn ban đầu của doanh nghiệp. Các đơn hàng có giá trị thấp hơn so với mức quy định thì doanh nghiệp phải tiến hành giải trình để tìm ra nguyên nhân khắc phục nhanh chóng.
  • Giá trị trung bình của mỗi đơn hàng: Trong một khoảng thời gian được xác định, giá trị trung bình của mỗi đơn hàng sẽ được tính theo công thức bằng tổng giá trị các đơn hàng/các đơn hàng. Dựa vào chỉ số này, doanh nghiệp có thể dễ dàng nhận biết được khách hàng nào đặt đơn hàng có giá trị cao, khách hàng nào đặt đơn hàng có giá trị thấp.
  • Doanh số doanh nghiệp đạt được: Đây là KPI trong sản xuất quan trọng được nhiều chủ doanh nghiệp sử dụng với mục đích khuyến khích nhân viên làm việc một cách nỗ lực hơn.

KPI cho từng vị trí nhân viên

KPI cho từng vị trí nhân viên là một trong những KPI trong sản xuất quan trọng giúp doanh nghiệp có thể xác định và đánh giá chính xác năng lực của từng nhân viên sản xuất tại doanh nghiệp. Các chỉ số về năng suất nhân viên có thể thấy được đó là:

  • Năng suất lao động của từng nhân viên sản xuất: Trong một khoảng thời gian xác định cụ thể, chỉ số này được xác định dựa trên số lượng sản phẩm, hàng hoá mà họ có thể làm ra. Tuy nhiên, chỉ số này cũng phụ thuộc nhiều vào độ sai lệch của sản phẩm sản xuất với các sản phẩm mẫu.
  • Năng suất lao động dựa trên kết quả của nhóm sản xuất: Tuỳ theo từng doanh nghiệp khác nhau, họ có thể sử dụng chỉ số này để tính toán chính xác năng suất lao động của toàn bộ các nhóm sản xuất để đưa ra đánh giá giữa các nhóm đó.

Trên đây là những chỉ số KPI trong sản xuất phổ biến và quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp trong việc quản lý các nhân viên của doanh nghiệp. Với những chia sẻ của Bizfly đã giúp bạn nắm bắt được rõ ràng nhất các chỉ số KPI quan trọng để từ đó áp dụng các chỉ số đó trong sản xuất hiệu quả nhất.

Từ khóa » Các Chỉ Số Kpi Trong Sản Xuất