5 Chốn Linh Thiêng Du Xuân đầu Năm ở Hà Nội - Du Lịch

Tín ngưỡng - Tâm linh

5 chốn linh thiêng du xuân đầu năm ở Hà Nội
5 chốn linh thiêng du xuân đầu năm ở Hà Nội Mỗi dịp Tết xuân về, việc du xuân, lễ chùa đầu năm được rất nhiều gia đình coi trọng. Dưới đây là 5 nơi linh thiêng, phù hợp để gia đình và mọi người tới lễ chùa, cầu một năm bình an, tốt đẹp. 1. Chùa Trấn Quốc Chùa Trấn Quốc hay còn gọi là chùa Khai Quốc, được xây dựng từ thời Lý Nam Đế nằm cạnh đê Sông Hồng. Sau nhiều lần di rời và trùng tu, mở rộng cho tới ngày nay, chùa Trấn Quốc tọa lạc trên một bán đảo phía Đông của Hồ Tây.  Giống như một hòn đảo xinh đẹp nằm soi mình bên Hồ Tây mênh mông sóng nước, chùa Trấn Quốc vẫn là một trong những chốn cửa Phật linh thiêng thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử đến hành lễ, không chỉ ngày lễ Tết mà cả trong những ngày rằm, mùng Một hàng tháng. Năm 2016, chùa Trấn Quốc còn nức tiếng khắp nơi khi được báo Daily Mail (Anh) bình chọn là một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới. Tuy thế nhưng ngôi chùa linh thiêng bậc nhất Kinh Kỳ vẫn giữ được nét cổ kính, trang nghiêm, thanh tịnh để du khách gần xa thành tâm đến cầu tài lộc, may mắn và bình yên vào những ngày đầu năm mới. 2. Chùa Phúc Khánh Chùa Phúc Khánh còn có tên gọi là chùa Sở, và tên nữa là chùa Thịnh Quang, theo tên địa danh nhân dân thường gọi. Chùa nằm ở gần Ngã Tư Sở, là địa điểm quen thuộc được du khách thập phương tới du xuân hay thành tâm cầu an, cầu may vào đầu năm mới. Tọa lạc trong một khuôn viên nhỏ nhưng không vì thế mà chùa Phúc Khánh thiếu đi sự uy nghiêm, cổ kính. Được xây dựng từ cuối đời Trần - đầu đời Lê, ngôi chùa được nhiều lần phục dựng do hỏa hoạn hay chiến tranh tàn phá. Đầu năm, nhiều du khách thập phương chọn chùa Phúc Khánh để cầu khấn mong gia đình an vui, nhà cửa thuận hòa, con cháu nhận được nhiều phúc đức, đường công danh, sự nghiệp được hanh thông, thuận lợi, gia tộc đuề huề, bản thân thì được tĩnh tại... 3. Chùa Quán Sứ Tọa lạc tại phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm – Hà Nội, chùa Quán Sứ là một trong những ngôi chùa không thể không nhắc tới trong dịp du xuân đầu năm ở Hà Nội. Đây là một trong rất ít ngôi chùa ở Việt Nam mà tên chùa cũng như nhiều câu đối đều được viết bằng chữ quốc ngữ. Chùa được xây dựng vào thế kỷ 15 với mục đích ban đầu là xây dựng một quán sứ để tiếp đón các sứ thần đến Thăng Long. Được biết sứ thần các nước này đều sùng đạo Phật nên lại dựng thêm một ngôi chùa cũng nằm trong khuôn viên này để họ có điều kiện hành lễ. Hiện nay, chùa Quán Sứ không chỉ là trụ sở trung tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam mà còn là chốn linh thiêng được nhiều khách thập phương tìm đến cầu khấn, nhất là dịp đầu năm mới. Thời gian này, chùa đón hàng trăm ngàn lượt Phật tử tới dâng hương, cầu an cho bản thân và gia đình một năm mới gặp nhiều may mắn và hạnh phúc. 4. Phủ Tây Hồ Phủ Tây Hồ cách trung tâm Thủ đô khoảng 4km về phía Tây thuộc thôn Tây Hồ, nay là phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội.  Phủ được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, thờ Bà chúa Liễu Hạnh – một trong những đại diện đạo Mẫu ở Việt Nam là một trong "tứ bất tử" gồm Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh.Nếu gia đình bạn đang muốn tìm một địa điểm vừa có thể du lịch, vừa có thể cầu tài lộc, cầu phúc thì không nên bỏ qua chốn linh thiêng bậc nhất Hà Thành này.5. Chùa HàChùa Hà có tên chữ là Thánh Đức Tự, cùng với Đình Bối Hà, lập thành cụm di tích Đình – Chùa Hà. Hiện tại khu vực Cầu Giấy, Hà Nội.  Theo tích xưa kể lại, chùa Hà do một gia đình làm nghề gốm sứ giàu có quê ở Bối Khê công đức, xây dựng. Hiện nay, lăng mộ thờ gia đình vẫn được lưu giữ trong chùa. Trong chùa còn thờ 2 vị thành hoàng là các tướng của Triệu Việt Vương (thế kỷ VI) có công chống giặc Lương.Đến nay, ngôi chùa đã trải qua rất nhiều lần trùng tu, sửa chữa và tôn tạo. Ngôi chùa trở thành điểm đến linh thiêng và thanh tịnh với người dân Hà thành.Không biết duyên cớ nào nhưng từ lâu người ta tin rằng chùa Hà là nơi để các nam thanh nữ tú tới cầu xin tình duyên, trút bỏ những muộn phiền trong chuyện tình cảm. Thế nên, đầu năm không mấy ngạc nhiên khi thấy đa phần là nam nữ thanh niên tới dâng hương, xin sớ, gieo quẻ cầu duyên.(Theo Em Đẹp)
Mỗi dịp Tết xuân về, việc du xuân, lễ chùa đầu năm được rất nhiều gia đình coi trọng. Dưới đây là 5 nơi linh thiêng, phù hợp để gia đình và mọi người tới lễ chùa, cầu một năm bình an, tốt đẹp.

1. Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc hay còn gọi là chùa Khai Quốc, được xây dựng từ thời Lý Nam Đế nằm cạnh đê Sông Hồng. Sau nhiều lần di rời và trùng tu, mở rộng cho tới ngày nay, chùa Trấn Quốc tọa lạc trên một bán đảo phía Đông của Hồ Tây.

Giống như một hòn đảo xinh đẹp nằm soi mình bên Hồ Tây mênh mông sóng nước, chùa Trấn Quốc vẫn là một trong những chốn cửa Phật linh thiêng thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử đến hành lễ, không chỉ ngày lễ Tết mà cả trong những ngày rằm, mùng Một hàng tháng.

Năm 2016, chùa Trấn Quốc còn nức tiếng khắp nơi khi được báo Daily Mail (Anh) bình chọn là một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới. Tuy thế nhưng ngôi chùa linh thiêng bậc nhất Kinh Kỳ vẫn giữ được nét cổ kính, trang nghiêm, thanh tịnh để du khách gần xa thành tâm đến cầu tài lộc, may mắn và bình yên vào những ngày đầu năm mới.

2. Chùa Phúc Khánh

Chùa Phúc Khánh còn có tên gọi là chùa Sở, và tên nữa là chùa Thịnh Quang, theo tên địa danh nhân dân thường gọi. Chùa nằm ở gần Ngã Tư Sở, là địa điểm quen thuộc được du khách thập phương tới du xuân hay thành tâm cầu an, cầu may vào đầu năm mới.

Tọa lạc trong một khuôn viên nhỏ nhưng không vì thế mà chùa Phúc Khánh thiếu đi sự uy nghiêm, cổ kính. Được xây dựng từ cuối đời Trần - đầu đời Lê, ngôi chùa được nhiều lần phục dựng do hỏa hoạn hay chiến tranh tàn phá.

Đầu năm, nhiều du khách thập phương chọn chùa Phúc Khánh để cầu khấn mong gia đình an vui, nhà cửa thuận hòa, con cháu nhận được nhiều phúc đức, đường công danh, sự nghiệp được hanh thông, thuận lợi, gia tộc đuề huề, bản thân thì được tĩnh tại...

3. Chùa Quán Sứ

Tọa lạc tại phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm – Hà Nội, chùa Quán Sứ là một trong những ngôi chùa không thể không nhắc tới trong dịp du xuân đầu năm ở Hà Nội.

Đây là một trong rất ít ngôi chùa ở Việt Nam mà tên chùa cũng như nhiều câu đối đều được viết bằng chữ quốc ngữ. Chùa được xây dựng vào thế kỷ 15 với mục đích ban đầu là xây dựng một quán sứ để tiếp đón các sứ thần đến Thăng Long. Được biết sứ thần các nước này đều sùng đạo Phật nên lại dựng thêm một ngôi chùa cũng nằm trong khuôn viên này để họ có điều kiện hành lễ.

Hiện nay, chùa Quán Sứ không chỉ là trụ sở trung tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam mà còn là chốn linh thiêng được nhiều khách thập phương tìm đến cầu khấn, nhất là dịp đầu năm mới. Thời gian này, chùa đón hàng trăm ngàn lượt Phật tử tới dâng hương, cầu an cho bản thân và gia đình một năm mới gặp nhiều may mắn và hạnh phúc.

4. Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ cách trung tâm Thủ đô khoảng 4km về phía Tây thuộc thôn Tây Hồ, nay là phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Phủ được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, thờ Bà chúa Liễu Hạnh – một trong những đại diện đạo Mẫu ở Việt Nam là một trong "tứ bất tử" gồm Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh.Nếu gia đình bạn đang muốn tìm một địa điểm vừa có thể du lịch, vừa có thể cầu tài lộc, cầu phúc thì không nên bỏ qua chốn linh thiêng bậc nhất Hà Thành này.5. Chùa HàChùa Hà có tên chữ là Thánh Đức Tự, cùng với Đình Bối Hà, lập thành cụm di tích Đình – Chùa Hà. Hiện tại khu vực Cầu Giấy, Hà Nội. Theo tích xưa kể lại, chùa Hà do một gia đình làm nghề gốm sứ giàu có quê ở Bối Khê công đức, xây dựng. Hiện nay, lăng mộ thờ gia đình vẫn được lưu giữ trong chùa. Trong chùa còn thờ 2 vị thành hoàng là các tướng của Triệu Việt Vương (thế kỷ VI) có công chống giặc Lương.Đến nay, ngôi chùa đã trải qua rất nhiều lần trùng tu, sửa chữa và tôn tạo. Ngôi chùa trở thành điểm đến linh thiêng và thanh tịnh với người dân Hà thành.Không biết duyên cớ nào nhưng từ lâu người ta tin rằng chùa Hà là nơi để các nam thanh nữ tú tới cầu xin tình duyên, trút bỏ những muộn phiền trong chuyện tình cảm. Thế nên, đầu năm không mấy ngạc nhiên khi thấy đa phần là nam nữ thanh niên tới dâng hương, xin sớ, gieo quẻ cầu duyên.(Theo Em Đẹp) Trở về đầu trang du xuân linh thiêng chùa Hà Nội
0 Tổng số:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Các tin khác

  • Đền Bà chúa Kho thờ Lý
  • Lý Nhân Tông, vị vua lập nên nền giáo học và phát dương Phật giáo Đại Việt
  • Đình Thuần Lương thờ phụng vua Hùng Nghị Vương và vua Hùng Duệ Vương.
  • Đình Ngăm Lương, thờ phụng Tam vị thủy thần
  • Về với Đền thờ liệt sĩ tại đèo Pha Đin huyền thoại
  • Đền Lũng, thờ phụng thái thú Sỹ Nhiếp
  • Những ngôi đình cổ mang kiến trúc dân gian độc đáo nhất đồng bằng Bắc Bộ
  • Bí ẩn cây lim 'hiến thân' và cung điện dát vàng tại Lam Kinh
  • Phát huy giá trị văn hóa phi vật thể lễ hội Ngũ linh từ
  • Đình Cựu Đôi, thờ phụng tướng Đào Quang thời Nhị vua Hai Bà Trưng
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Du lịch tâm linh và những vấn đề cần quan...

    Ở Việt Nam hàng năm có tới 8.000 lễ hội diễn ra trên khắp các vùng miền đất nước. Cùng...

    202
  • Đại lễ tưởng niệm 716 năm ngày Phật Hoàng Trần...

    Ngày 30/11/2024 tới đây (tức ngày 30 tháng 10 năm Giáp Thìn), Giáo hội Phật giáo Việt Nam...

    191
  • Ngôi đình thờ tam tướng và “báu vật” nghìn tuổi

    Đình làng Tiến Ân (xã Thủy Xuân Tiên, Chương Mỹ, Hà Nội), thờ phụng tam vị danh tướng...

    188
  • Bảo tồn và khai thác giá trị di sản văn hóa gắn...

    Thái Bình có tới 9 lễ hội được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

    185
  • Dấu ấn người xưa ở Vịnh Hạ Long

    Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi dấu ấn buổi bình minh của kinh tế biển, nơi bắt đầu có sự...

    177

- Trang thông tin du lịch - Email: didulich.net@gmail.com

Từ khóa » Xin Quẻ ở Chùa Nào Hà Nội