5 Dạng Hư Hỏng Trên Hệ Thống Treo Thường Gặp Nhất Chủ Xe Cần Lưu ý
Có thể bạn quan tâm
Theo kết cấu và kinh nghiệm thì sẽ có 5 dạng hư hỏng trên hệ thống treo thường gặp mà các chủ xe cần lưu ý, để có thêm kinh nghiệm sử dụng xe, cũng như những yếu tố kỹ thuật khi đi sửa chữa gầm xe ô tô.
Nằm ở phần gầm ô tô, chịu sức nặng của xe, hệ thống treo là bộ phận đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp chiếc xe di chuyển êm ái trong quá trình chiếc xe chuyển động, vì vậy việc xảy ra lỗi trên hệ thống này là điều đương nhiên. Và dưới, bác bạn hãy cùng Tuing Service tìm hiểu chi tiết:
I. Hư hỏng trên hệ thống treo của bộ phận dẫn hướng
Bộ phận dẫn hướng hư hỏng hoặc sai lệch kết cấu thường gặp là:
- Mòn các khớp trụ, khớp cầu.
- Biến dạng khâu: đòn giằng, bệ xoay, bệ đỡ, dầm cầu và nhíp lá.
- Sai lệch các thông số cấu trúc, những chỗ điều chỉnh, vấu tăng cứng, vấu giảm va…
Những hư hỏng này sẽ khiến bánh xe mất quan hệ động học/ động lực học, khiến lốp xe nhanh mòn, mất cân bằng khi chuyển động, mất tính dẫn hướng của xe…
II. Những kiểu hư hỏng của bộ phận đàn hồi
Do điều kiện sử dụng nên bộ phận đàn hồi chắc chắn sẽ là một trong số bộ phận dễ hư hỏng, đây là dạng hư hỏng trên hệ thống treo thường gặp nhất, và chúng có khá nhiều dạng hỏng khác nhau, mà Tuning sẽ đưa ra cụ thể như sau:
1. Giảm độ cứng sau thời gian:
Khi bị giảm độ cứng, thì chiều cao của thân xe bị giảm, dễ bị va đập cứng khi tăng tốc hay phanh, gây ồn, đồng thời dẫn thân xe dễ dao động, khi di chuyển trên đường xấu mất đi sự êm dịu.
2. Bó kẹt nhíp do hết mỡ bôi trơn làm tăng độ cứng:
Hậu quả của việc bó cứng nhíp khiến ô tô chuyển động trên những đoạn đường xấu bị rung lắc mạnh, mất tính êm dịu khi chuyển động, tăng tác động lên thân xe, giảm khả năng bám dinh và tuổi thọ của giảm chấn trên cầu xe.
3. Hư hỏng trên hệ thống treo do dãy bộ phận đàn hồi:
Khi một số là nhíp trung gian bị gãy, sẽ dẫn tới giảm độ cứng như đã nêu ở trên. Khi các lá nhíp chính bị gãy thì bộ nhíp sẽ mất đi vai trò của bộ phận dẫn hướng. Nếu bị gãy thanh xoắn hay lò xo xoắn ốc thì sẽ dẫn tới bộ phận đàn hồi mất tác dụng.
4. Vỡ ụ tăng cứng của hệ thống treo làm mềm bộ phận đàn hồi:
Việc vỡ ụ tùy hạn chế hành trình sẽ khiến tải trọng tác dụng lên bộ phận đàn hồi tăng. Cả hai trường hợp này đều dẫn tới va đập, tăng tiếng ồn trong hệ thống treo. Các tiếng ồn của hệ thống treo sẽ khiến cho thân xe hoặc vỏ xe phát ra tiếng ồn lớn hơn, làm xấu môi trường hoạt động của ô tô.
5. Rơ lỏng các liên kết như quang nhíp, giá độ lò xo, đai kẹp
Chúng sẽ tạo ra tiếng ồn, xô lệch cầu ô tô khiến việc điều khiển trở nên khó khăn, nặng tay lái, độ ồn gia tăng khi xe hoạt động và mất tính an toàn khi sử dụng xe.
> Có thể bạn sẽ quan tâm tới việc: Độ nâng hạ gầm ô tô bằng hệ thống treo.
III. Những hư hỏng trên hệ thống treo trên bộ phận giảm chấn
Bộ phận giảm chấn cần phải làm việc với lực cản hợp lý, nhằm dập tắt nhanh chóng các dao động của thân xe. Hư hỏng của giảm chấn dẫn tới các thay đổi về lực cản này, nghĩa là giảm đi khả năng năng dập tắt dao động của thân xe. Đặc biệt, dễ khiến độ bám dính trên nền đường bị giảm mạnh. Những hư hỏng thường gặp ở bộ giảm chấn là:
1. Mòn bộ đôi xylanh, pittong:
Xylanh và pittong đóng vai tró dẫn hướng và đảm nhiệm nhiệm vụ bao kín các khoang dầu cùng với vòng gang hay phớt.
Trong quá trình hoạt động của giảm chấn, xylanh và pittong dịch chuyển tương đối khiến pittong mòn, làm xấu đi khả năng dẫn hướng và bao kín. Khi đó, sự thay đổi thể tích các khoang dầu, ngoài việc dầu có thể lưu thông qua lỗ tiết lưu, còn chảy qua cả giữa khe hở của xylanh và pittong khiến giảm lực cản trong cả hai hành trình nén và trả, mất dần đi tác dụng dập tắt nhanh dao động.
2. Hở phớt bao kín và chảy dầu của giảm chấn:
Đây là dạng hư hỏng trên hệ thống treo phổ biến trên các dòng xe con đời mới, các bạn có thể phát hiện những vết chảy dầu ở các bộ phận này bằng mắt thường, hoặc đưa xe lên cầu nâng để kiểm tra chính xác.
- Hư hỏng này thường gặp phải ở giảm chấn dạng ống, đặc biệt đối với loại giảm chấn dạng ống một lớp vỏ:
- Do điều kiện bôi trơn của phớt bao kín, và pittong hạn chế sự mòn là không thể tránh được sau một thời gian dài sử dụng, lúc này dầu có thể chảy qua khe phớt làm mất dần đi tác dụng giảm chấn.
- Sự thiếu dầu ở giảm chấn hai lớp vỏ dẫn tới không khí lọt vào buồng bù giảm tính chất ổn định khi hoạt động.
- Sự hở phớt bao kín dẫn tới dầu bị đẩy hết ra ngoài và giảm nhanh áp suất.
Ngoài ra, hở phớt còn dẫn theo bụi bẩn từ bên ngoài vào trong và khiến tốc độ mài mòn tăng.
3. Dầu bị biến chất sau một thời gian dài sử dụng:
Thông thường, dầu trong giảm chấn được pha chế bởi các phụ gia đặc biệt, để gia tăng tuổi thọ khi chúng có thể làm việc ở điều kiện nhiệt độ và áp suất thay đổi, giữ được độ nhớ trong khoảng thời gian dài.
Khi có nước hay các tạp chất hóa học lẫn vào sẽ khiến dầu dễ bị biến chất. Các tính chất cơ lý bị thay đổi làm tác dụng của dầu giảm đi, mất khả năng giảm chấn hay thậm chí làm bó kẹt giảm chấn.
4. Hư hỏng trên hệ thống treo nếu bị kẹt van giảm chấn
Lỗi kẹt van giảm chấn có thể xảy ra ở hai trạng thái: luôn đóng hoặc luôn mở. Nếu các van kẹt mở, thì lực cản giảm chấn bị giảm nhỏ; Nếu các van giảm chấn bị kẹt đóng, thì lực cản giảm chấn không được điều chỉnh, làm gia tăng lực cản giảm chấn.
Sự kẹt van giảm chấn chỉ xảy ra khi thiếu dầu hoặc dầu bị bắn phớt bao kín bị hở. Các biểu hiện của hư hỏng này phụ thuộc vào các trạng thái kẹt của van hành trình, hay van làm việc ở hành trình nén, van giảm tải…
> Tìm hiểu ngay chi tiết về: Giảm sóc ô tô – Những dạng hư hỏng và cách kiểm tra.
5. Những dạng hư hỏng khác trên bộ giảm chấn
Do thiếu dầu, hết dầu đa số xuất phát từ các hư hỏng ở phớt bao kín: khi bị thiếu dầu hay hết dầu mà giảm chấn vẫn còn khả năng dịch chuyển, thì nhiệt độ phát sinh trên vỏ rất lớn. Tuy nhiên, khi đó độ cứng của giảm chấn thay đổi, làm xấu chức năng của nó
Đôi khi có sự quá tải trong làm việc:Cần pittông giảm chấn bị cong , gây kẹt hoàn toàn giảm chấn. Nát cao su các chỗ liên kết: Có thể phát hiện thông qua quan sát các đầu liên kết. Khi bị nát và khi ôtô chạy trên đường xấu gây nên va chạm mạnh, kèm theo tiếng ồn.
IV. Hư hỏng trên hệ thống treo phần bánh xe
Bánh xe có thể được coi là một phần trong hệ thống treo, các thay đổi chính trong sử dụng là: Áp suất lốp, độ mòn, mất cân bằng… Bạn có thể nhận biết những dạng hư hỏng này rất đơn giản bằng mắt thường, hoặc bạn có thể lái xe trên các đoạn đường phằng để cảm nhận.
V. Thanh ổn định của hệ thống lái
Hư hỏng của thanh ổn định chủ yếu là: Nát các gối tựa cao su, giảm độ cứng, hư hỏng các đòn liên kết. Hậu quả của những hư hỏng này cũng tương tự như của bộ phận đàn hồi, nhưng nó thường xảy ra khi ô tô nghiêng hay chạy trên những đoạn đường có dạng “sóng ghềnh”.
- Tiếng ồn, gõ ở mọi tốc độ hay ở một vùng tốc độ nào đó. Rung động ở khu vực bánh xe hay trong thùng xe.
- Chiều cao thân xe bị giảm, thân xe bị xệ, vênh. Giảm khả năng bám dính trên đường.
- Tăng mài mòn lốp, hoặc mài mòn lốp không đều.
- Không có khả năng ổn định hướng chuyển động, lái nặng.
- Quá nóng ở vỏ giảm chấn.
- Có dầu chảy trên vỏ giảm chấn.
> Xem thêm: Cách tìm gara sửa chữa ô tô như mong muốn.
Thông qua các dạng hư hỏng trên hệ thống treo đã kể trên, hy vọng các bác có thể nhận biết được tình trạng hệ thống treo trên xe của mình.
Từ khóa » Giảm Chấn Hệ Thống Lái
-
Ảnh Hưởng Của đệm Giảm Chấn TTC Lên Hệ Thống Lái Xe ô Tô
-
Bộ Phận Giảm Chấn ô Tô Và Những điều Bạn Cần Biết - VinFast
-
Hệ Thống Treo Trên ô Tô Là Gì? Cấu Tạo, Phân Loại Và Công Dụng
-
Giảm Chấn Từ Trường MagneRide: Tương Lai Của Hệ Thống Treo ô Tô
-
Giảm Chấn Là Gì ? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của Giảm Chấn
-
Hệ Thống Treo Là Gì? Tác Dụng Như Thế Nào Trên Xe ô Tô?
-
Full Hệ Thống Treo Trên ô Tô - Gara Trực Tuyến - Kết Nối Cùng Công Nghệ
-
[PDF] Hệ Thống Gầm 1. Hệ Thống Treo Đỡ Các Cầu Xe để đảm Bảo Chuyển ...
-
Các Dạng Hư Hỏng Của Hệ Thống Treo - OTO-HUI
-
Cấu Tạo Của Hệ Thống Giảm Xóc Trên Xe ô Tô - An Thai - An Thái
-
Ưu Nhược điểm Các Loại Hệ Thống Treo ô Tô Và Lỗi Thường Gặp
-
#5 Dấu Hiệu Cảnh Báo Cần Nâng Cấp Hệ Thống Giảm Xóc ô Tô
-
Hệ Thống Treo (Nhún) – Nguyên Lý – Cấu Tạo – Phân Loại