#5 Dấu Hiệu Cảnh Báo Cần Nâng Cấp Hệ Thống Giảm Xóc ô Tô

Hệ thống treo của xe bốn bánh còn được được gọi là hệ thống giảm xóc, giúp cho chiếc xe có thể chạy qua địa hình xóc một cách êm ái, cũng giúp xe ổn định tải trọng của mình. Vì vậy nếu hệ thống giảm xóc có vấn đề, bạn sẽ không còn có cảm giác lái trơn tru nữa. Lúc này hệ thống giảm xóc sẽ “lên tiếng” báo hiệu cho bạn bằng những dấu hiệu cụ thể, giúp bạn hiểu được rằng đã đến lúc đem chiếc xe của mình tới garage.

Nội dung

  • Cấu tạo của hệ thống giảm xóc
    • Bộ phận đàn hồi
    • Bộ phận dẫn hướng
    • Bộ phận giảm chấn
  • Các dấu hiệu cảnh báo bạn cần nâng cấp hệ thống giảm xóc
    • Giảm xóc phát ra tiếng kêu
    •  Rung động tay lái
    •  Chảy dầu ở bộ phận giảm xóc
    • Xe lắc lư mạnh khi đi trên đường xấu
    • Xe trượt và lệch hướng
  • Làm sao để kiểm tra giảm xóc ô tô?
  • Một số bộ phuộc, thụt giảm xóc phổ biến

Cấu tạo của hệ thống giảm xóc

Hệ thống giảm xóc hay còn được gọi là hệ thống treo, là những bộ phận được liên kết với nhau để tạo sự đàn hồi liên kết giữa khung vỏ ô tô và các cầu bánh xe.

Cấu tạo hệ thống giảm xóc xe ô tô

Hệ thống giảm xóc thực hiện nhiệm vụ của mình bằng cách lan truyền lực từ bánh xe lên khung hoặc vỏ xe, giúp các lực tác động lên xe được đều hơn, giảm sự rung lắc. Để làm được điều đó, hệ thống giảm xóc hầu như đều sẽ có cấu tạo bao gồm các bộ phận sau:

Bộ phận đàn hồi

Với các loại đàn hồi sau thường được sử dụng là:

  • Nhíp (Chủ yếu dùng trên các xe tải và cả bán tải)
  • Lò xo (Chủ yếu dùng trên xe con)
  • Thanh xoắn (Thường dùng trên xe SUV hoặc gầm cao khác)
  • Khí nén (Dùng ở xe con hạng sang như Merc S class, BMW 7 hoặc các xe chở khách…)
  • Cao su (Ít gặp)

Bộ phận dẫn hướng

Bộ phận này giúp dẫn hướng cho xe chỉ dao động theo phương thẳng đứng.

Bộ phận giảm chấn

Có tác dụng dập tắt nhanh chấn động của bánh xe và thân xe khi đi qua địa hình xấu. Có các loại giảm chấn sau:

  • Giảm chấn thủy lực (Sử dụng cho đa số các xe hiện nay): Lợi dụng ma sát giữa các lớp dầu để dập tắt dao động
  • Ma sát cơ (Là các lá nhíp trên hệ thống treo): Các nhíp ở bộ phận đàn hồi cũng có tác dụng giảm chấn thông qua ma sát giữa các lá nhíp.

Hiện nay, phần lớn ô tô đều sử dụng hệ thống theo MacPherson, cấu tạo từ giảm chấn thủy lực, lò xo và cánh tay điều hướng. Đây là hệ thông giảm xóc độc lập và đơn giản vì ít linh kiện, nên được dùng cực kỳ phổ biến. Ngoài ra nhiều xe vẫn sử dụng hệ thống giảm xóc tay đòn kép, khác với hệ thống MacPherson ở chỗ có 2 thanh điều hướng với thanh ở trên ngắn hơn thanh dưới.

Các dấu hiệu cảnh báo bạn cần nâng cấp hệ thống giảm xóc

Dấu hiệu cảnh báo cần nâng cấp hệ thống giảm xóc xe ô tô

Giảm xóc đôi khi còn được gọi là “phuộc nhún”, vì nó hoạt động liên tục nên sẽ yếu dần đi sau một thời gian dài lăn bánh. Nếu hệ thống giảm xóc có vấn đề và hư hỏng, bạn sẽ dễ nhận biết được qua những dấu hiệu sau đây:

Giảm xóc phát ra tiếng kêu

Đây là dấu hiệu đầu tiên mà bạn có thể thấy khi hệ thống treo giảm xóc có vấn đề. Đây là hệ quả của việc lò xo hoặc nhíp bị gỉ, hay các thanh điều hướng bị bóp méo, cọ sát vào nhau gây ra tiếng kêu.

 Rung động tay lái

Khi cầm lái mà bạn cảm thấy các rung động được truyền đến tay mình một cách rõ rệt, thì hãy hạn chế lái xe ở tốc độ cao, sau đó nhanh chóng đưa xe tới garage để kiểm tra nhé. Bộ giảm xóc ô tô hoạt động không còn trơn tru sẽ khiến bánh xe tiếp xúc kém hơn với mặt đường và gây ra rung động tay lái.

 Chảy dầu ở bộ phận giảm xóc

Khi ở giảm xóc có dầu bám ướt, cộng thêm tiếng kêu “lộc cộc” khi đi qua mặt đường lồi lóm thì bạn cũng nên đưa xe đi kiểm tra. Đây là dấu hiệu của việc hở phớt khiến dầu thủy lực bị chảy ra ngoài, tăng ma sát tạo ra tiếng kêu.

Xe lắc lư mạnh khi đi trên đường xấu

Giảm xóc có chức năng lớn nhất là khiến xe chạy êm ái hơn khi đi trên địa hình xấu. Nếu như bạn cảm thấy khi đi qua đường xấu, xe lắc mạnh hơn bình thường thì chắc chắn là có vấn đề xảy ra với lò xo hoặc thanh điều hướng. Nếu xe lắc quá mạnh, hãy giảm tốc độ khi đang đi trên đường và sớm đưa xe đi bảo dưỡng.

Xe trượt và lệch hướng

Khi xe của bạn vẫn chở đủ tải nhưng lại có dấu hiệu bị nghiêng, khi lái xe thì cảm giác không cân bằng, có thể là do một bên lò xo giảm xóc bị gãy hoặc cán pít-tông bị cong. Ngoài ra nếu lốp xe của bạn mong không điều, tức là khả năng bám đường của các bánh xe không còn cân đối nữa, nên đem xe đi nâng cấp hệ thống giảm xóc ngay lập tức.

Làm sao để kiểm tra giảm xóc ô tô?

Cách kiểm tra giảm xóc ô tô

Các chuyên gia lái xe có đưa ra những cách đơn giản nhất để xem hệ thống treo của bạn có đang hoạt động êm ái hay không. Hãy thử làm theo cách sau khi bạn đã đi được một quãng dài hoặc mua xe cũ:

  • Lái xe bình thường ở một đoạn đường thẳng và bằng phẳng, tăng tốc rồi đạp hết phanh. Nếu xe của bạn bị nhún mạnh thì có nghĩa là bạn phải kiểm tra bộ giảm xóc.
  • Nếu bạn có kinh nghiệm về xe, có thể dùng trực quan để kiểm tra các bộ phận như đệm, lò go, các nhíp, thành điều hướng, phuộc thủy lực….
  • Bạn có thể thực hiện chui gầm để kiểm tra ống giảm xóc, nếu xuất hiện các vết lõm hay rò dầu thì nên thay mới.
  • Khi mới tắt máy dừng xe, bạn có thể dùng tay chạm vào bộ phận giảm chấn, nếu thấy nóng tức là bộ phận còn hoạt động tốt, nếu không nóng thì có thể do không đủ dầu hoặc các van bị mòn tạo nên các khe hở lớn không tạo lực cản, nhiệt độ dầu không tăng. Hoặc để chắc chắn, bạn có thể tháo giảm chấn ra ngoài, dùng tay kiểm tra độ đàn hồi bằng cách kéo hoặc ấn mạnh, nếu không cảm thấy lực cản mạnh thì bạn cần phải thay mới giảm chấn.

Một số bộ phuộc, thụt giảm xóc phổ biến

Kiểm tra và nâng cấp hệ thống giảm xóc dành cho ô tô vô cùng quan trọng đối với trải nghiệm lái và an toàn khi lái xe. Nếu bạn đang muốn kiểm tra kỹ lưỡng và nâng cấp bạn đồng hành của mình, có thể liên hệ tới chúng tôi để được trợ giúp! Chúc bạn có những hành trình thú vị.

5/5 (1 Review)

Từ khóa » Giảm Chấn Hệ Thống Lái