5 Dấu Hiệu Kinh Nguyệt Bất Thường ở Tuổi Dậy Thì Bạn Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
Tuổi dậy thì đến với nhiều thay đổi về tâm – sinh lý. Dấu hiệu trẻ có kinh nguyệt bất thường ở tuổi dậy thì là một trong những vấn đề đáng lưu tâm của cả phụ huynh lẫn bản thân bé gái trong độ tuổi này.
Làm thế nào để bạn nhận biết tình trạng kinh nguyệt bất thường của con? Hãy điểm qua 5 dấu hiệu sau đây.
1. Chảy máu kinh nguyệt nặng
Chảy máu kinh nguyệt nặng là dấu hiệu kinh nguyệt bất thường phổ biến nhất. Nó được đặc trưng bởi lượng máu ra nhiều và kéo dài trong ngày “đèn đỏ”.
Thông thường, lượng máu mất đi trong một kỳ kinh nguyệt chỉ tương ứng khoảng 50-80ml. Song, nếu bị chảy máu kinh nguyệt nặng bất thường, con bạn có thể bị mất lượng máu nhiều hơn gấp 10, thậm chí gấp 25 lần. Trong trường hợp nghiêm trọng, hiện tượng này có thể làm gián đoạn các hoạt động hàng ngày của trẻ.
Chảy máu kinh nguyệt nặng có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
- Mất cân bằng nội tiết tố
- Rối loạn chảy máu
- Bất thường ở cấu trúc bên trong tử cung (như polyp, u xơ, khối u ung thư)
- Các tình trạng y tế khác (như vấn đề về tuyến giáp, bệnh gan hoặc thận, biến chứng từ dụng cụ tử cung, sẩy thai và nhiễm trùng).
2. Không có dấu hiệu kinh nguyệt ở tuổi dậy thì (vô kinh)
Vô kinh tuổi dậy thì là hiện tượng bé gái không có kinh nguyệt trong hơn 3 chu kỳ. Có hai dạng vô kinh là vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát. Vô kinh nguyên phát là tình trạng kinh nguyệt không xuất hiện khi trẻ đã bước vào độ tuổi dậy thì. Trong khi đó, vô kinh thứ phát là kinh nguyệt bình thường và đều đặn đột ngột bất thường, biến mất trong 3 tháng hoặc lâu hơn.
Tình trạng vô kinh nguyên phát ở tuổi dậy thì có khả năng liên quan đến một vấn đề trong hệ thống nội tiết, điều chỉnh hormone. Đôi khi điều này cũng xảy ra do cơ thể trẻ quá nhẹ cân, dẫn đến tuyến yên chậm phát triển. Ngoài ra, các vấn đề bất thường ở buồng trứng hoặc vùng dưới đồi của não cũng có thể gây vô kinh ở trẻ.
Vô kinh thứ phát có thể xảy ra do vấn đề với nồng độ estrogen, ăn uống thất thường, lao động quá sức hoặc căng thẳng.
3. Đau bụng kinh dữ dội – Dấu hiệu kinh nguyệt bất thường không thể bỏ qua
Đau bụng kinh là tình trạng đau bụng dưới dữ dội và dai dẳng trong kỳ kinh nguyệt. Đau bụng kinh có thể đi kèm với các triệu chứng khác như đau thắt lưng lan xuống chân, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, nhức đầu.
Thông thường, các cơn đau bụng kinh ở tuổi dậy thì là do tử cung co thắt bất thường khi cơ thể bị mất cân bằng hóa học. Tuy nhiên, nó cũng có thể là do các tình trạng y tế nghiêm trọng hơn, bao gồm:
Bệnh viêm vùng chậu (PID)
- U xơ tử cung
- Mang thai bất thường (sảy thai, mang thai ngoài tử cung)
- Nhiễm trùng, xuất hiện khối u hoặc polyp trong khoang chậu
4. Hội chứng tiền kinh nguyệt
Hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm rất nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến thể chất và tâm lý của trẻ ở tuổi dậy thì. Mỗi bé có thể gặp những triệu chứng khác nhau, nhưng các triệu chứng kinh nguyệt bất thường phổ biến nhất bao gồm:
Triệu chứng tâm lý (trầm cảm, lo lắng, khó chịu)
Triệu chứng tiêu hóa (đầy hơi)
Giữ nước (sưng ngón tay, mắt cá chân và bàn chân)
Vấn đề về da (mụn trứng cá)
- Đau đầu
- Chóng mặt
- Ngất xỉu
- Co thắt cơ bắp
- Đánh trống ngực
- Dị ứng
- Nhiễm trùng
- Vấn đề về thị lực
- Nhiễm trùng mắt
- Thay đổi khẩu vị
- Nóng ran
Những triệu chứng này thường bắt đầu khoảng một tuần trước khi có kinh và biến mất khi kỳ kinh của trẻ bắt đầu.
Rối loạn tiền kinh nguyệt có thể liên quan đến mức độ tăng và giảm của estrogen và progesterone, gây ảnh hưởng đến các chất hóa học trong não, bao gồm serotonin, một chất có ảnh hưởng đến tâm trạng.
Hiện tượng kinh nguyệt bất thường này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ tuổi dậy thì. Một số thay đổi trong lối sống có thể giúp trẻ giảm các triệu chứng trên, chẳng hạn như:
- Tập thể dục 3 đến 5 lần mỗi tuần
- Ăn uống đủ chất và cân bằng, bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây, đồng thời giảm lượng muối, đường, chất kích thích
- Nghỉ ngơi thường xuyên và ngủ đủ giấc.
5. Dấu hiệu kinh nguyệt bất thường: Rối loạn tiêu hóa tiền kinh nguyệt
Rối loạn tiêu hóa tiền kinh nguyệt là một dạng rối loạn tiền kinh nguyệt nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến khoảng 3 – 8% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Các triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn tiêu hóa tiền kinh nguyệt là khó chịu, lo lắng và thay đổi tâm trạng. Bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa theo dõi và điều trị.
Các hiện tượng kinh nguyệt bất thường có thể khiến trẻ cảm thấy lo lắng và sợ hãi. Việc thăm khám và giải quyết sớm các vấn đề trên sẽ giúp trẻ nhanh chóng tự tin trở lại và tham gia bình thường vào các hoạt động trong cuộc sống.
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Vô Kinh ở Tuổi Dậy Thì
-
Bệnh Vô Kinh
-
Phân Biệt Vô Kinh Nguyên Phát Và Vô Kinh Thứ Phát - Cách Nhận Biết ...
-
Các Dấu Hiệu Bất Thường Về Kinh Nguyệt Tuổi Dậy Thì | Vinmec
-
13 Nguyên Nhân Có Thể Gây Vô Kinh - Khi Nào Cần điều Trị?
-
Nguyên Nhân Vô Kinh Thứ Phát ở Tuổi Dậy Thì
-
Vô Kinh Thứ Phát ở Tuổi Dậy Thì Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? - Sức Khỏe
-
Rối Loạn Kinh Nguyệt ở Tuổi Dậy Thì Là Do đâu? - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Rối Loạn Kinh Nguyệt ở Tuổi Dậy Thì - Xét Nghiệm Dr.Labo
-
Vô Kinh Thứ Phát ở Tuổi Dậy Thì Có Sao Không - LinkedIn
-
Vô Kinh - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Cẩm Nang Bỏ Túi Về Rối Loạn Kinh Nguyệt ở Tuổi Dậy Thì
-
Vấn đề Giải Quyết Trục Trặc Kinh Nguyệt Tuổi Dậy Thì - Pharmacity
-
Các Rối Loạn Kinh Nguyệt ở Tuổi Dậy Thì Thường Gặp
-
Trễ Kinh ở Tuổi Dậy Thì Có Sao Không? - Nhà Thuốc Long Châu