Cẩm Nang Bỏ Túi Về Rối Loạn Kinh Nguyệt ở Tuổi Dậy Thì

1. Khi nào kinh nguyệt xuất hiện?

Kinh nguyệt xảy ra ở nữ giới, là hiện tượng bong niêm mạc tử cung do hormone estrogen, estrogen và progesterone suy giảm đột ngột. Hiện tượng này lặp đi lặp lại vào mỗi tháng mang tính chu kỳ, bắt đầu xuất hiện khi nữ giới bước vào tuổi dậy thì (9 - 15 tuổi).

rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Kinh nguyệt xuất hiện ở nữ giới vào tuổi dậy thì

Khi đến tuổi dậy thì, cơ thể nữ giới sẽ tự sản sinh ra hormone sinh dục và hormone này sẽ làm cho lớp niêm mạc tử cung dày hơn, kích thích hoạt động phóng thích của buồng trứng. Cũng từ đây, nếu trứng gặp được tinh trùng thì khả năng thụ thai rất cao. Nếu hiện tượng thụ thai không diễn ra, cùng với lớp niêm mạc tử cung, trứng sẽ được đẩy ra bên ngoài theo đường âm đạo tạo nên máu kinh.

2. Vì sao nữ giới trong độ tuổi dậy thì bị rối loạn kinh nguyệt

Sở dĩ ở độ tuổi dậy thì, nữ giới dễ bị rối loạn kinh nguyệt là bởi:

- Cơ thể phát triển mạnh mẽ nhưng sự phát triển và điều hòa thần kinh cũng như thể dịch không theo kịp.

- Buồng trứng hoạt động chưa ổn định nên xảy ra tình trạng có những vòng kinh có trứng nhưng cũng có vòng kinh không có trứng hoặc trứng rụng ít nên 2 - 3 tháng mới có kinh 1 lần.

- Bất thường tuyến yên trên vỏ não và vùng dưới đồi - nơi chi phối sự bài tiết 2 hormon estrogen và progesterone khiến niêm mạc tử cung dày lên và bong tróc tạo thành máu kinh. Tình trạng này có thể khiến cho chu kỳ kinh dày hoặc thưa.

- Đa nang buồng trứng tức là có nhiều nang phát triển nhưng không chín và không phóng noãn nên trứng không thể rụng được và dẫn đến vô kinh.

- Một số tác nhân khác: chế độ ăn uống và sinh hoạt; tâm lý căng thẳng hoặc stress; cơ quan sinh dục phụ không phát triển như: âm hộ bé, ngực nhỏ, không có lông mu hoặc lông nách,....

3. Làm sao để nhận biết nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì?

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài trong khoảng 28 - 30 ngày trong đó số ngày hành kinh là 3 - 5 ngày và lượng máu kinh mất đi khoảng 50 - 80ml. Khi nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì thường sẽ có các dấu hiệu sau:

rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Số ngày hành kinh trên 7 là một trong những dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

- Vòng kinh không đều: ít hơn 21 ngày hoặc nhiều hơn 35 ngày.

- Máu kinh ra quá nhiều so với mức bình thường hoặc ít hơn 30ml/chu kỳ.

- Số ngày hành kinh trên 7 (rong kinh) hoặc dưới 2 (thiểu kinh).

- Kinh nguyệt không xuất hiện trên 6 tháng, mỗi năm chỉ hành kinh 2 - 4 lần.

- Máu kinh có màu đen, nâu đậm hoặc hồng nhạt; vón thành từng cục.

- Thống kinh với các biểu hiện: da xanh xao, huyết áp tụt, bụng dưới đau dữ dội,...

4. bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì nên làm gì?

4.1. Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?

Chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới phụ thuộc vào hoạt động của hệ trục buồng trứng, tuyến yên và vùng dưới đồi. Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng của hệ trục này mà chu kỳ kinh không bị đảo lộn.

Điều đáng nói là, ở độ tuổi dậy thì, các cơ quan sinh dục của nữ giới vẫn chưa hoàn thiện nên quá trình hoạt động dễ bị rối loạn. Đây cũng chính là lý do gây nên rối loạn kinh nguyệt và nó sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của nữ giới.

Tuy nhiên, một khi rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì kéo dài mà không tìm ra nguyên nhân để có biện pháp can thiệp thì nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản và cuộc sống của phái nữ. Thường thì những trường hợp này, rối loạn kinh nguyệt có liên quan đến một số bệnh lý như: lạc nội mạc tử cung, bệnh tuyến giáp, đa nang buồng trứng,...

4.2. Khi nào nữ giới cần gặp bác sĩ?

Như đã nói ở trên, bên cạnh những trường hợp rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì không nguy hại do độ tuổi này nội tiết tố chưa ổn định thì vẫn có các trường hợp xuất phát từ bất thường bên trong cơ thể. Vì thế, khi có những dấu hiệu sau, tốt nhất các bạn gái nên đến gặp bác sĩ sản phụ khoa thăm khám:

rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Cha mẹ nên chia sẻ và đưa con đến khám bác sĩ khi có dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt

- Trên 6 tháng không có hành kinh.

- Máu kinh có mùi hôi, màu đen hoặc nâu đậm.

- Vùng kín ngứa ngáy, sưng đỏ, ra khí hư có mùi bất thường.

- Máu kinh ra quá nhiều, bụng dưới đau dữ dội, ngày kinh trên 7.

4.3. Phương hướng khắc phục

Hầu hết các bạn gái trong độ tuổi dậy thì thường chưa hiểu hết về cơ thể mình, tâm lý còn nhiều e ngại nên sẽ ít khi chia sẻ với bố mẹ về vấn đề rối loạn kinh nguyệt mà mình đang gặp phải. Do đây là thời điểm nhạy cảm nên bố mẹ cần chú ý theo sát, chia sẻ cùng con để sớm phát hiện và giúp con có biện pháp xử trí kịp thời. Tốt nhất, phụ huynh nên đưa con đến gặp bác sĩ sản phụ khoa càng sớm càng tốt để tìm ra căn nguyên gây nên tình trạng này và có cách điều trị phù hợp cho từng trường hợp.

Đối với các trường hợp kinh nguyệt bị rối loạn ở mức độ nhẹ có thể nằm nghỉ ngơi, chườm ấm bụng dưới khi bị đau bụng vào những ngày hành kinh. Nếu thấy cần thiết, bác sĩ cũng sẽ kê đơn thuốc giảm đau để sử dụng khi cần thiết. Những trường hợp rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý bác sĩ cũng sẽ có biện pháp điều trị cụ thể, tương thích với tình trạng bệnh của từng người.

Ngoài việc thực hiện theo những chỉ định của bác sĩ, trong thời gian này, các bạn gái cũng cần:

- Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, ăn uống khoa học, tránh sử dụng chất kích thích.

- Có chế độ học tập, nghỉ ngơi hợp lý, không tập luyện thể dục thể thao quá sức.

- Tránh thức khuya, căng thẳng, stress,...

- Chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ để vi khuẩn, vi nấm gây hại không có điều kiện tấn công cơ quan sinh dục.

Tổng hợp những điều quan trọng nhất về rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì trên đây hy vọng sẽ hữu ích đối với các bạn gái và phụ huynh. Để tìm ra bất thường, nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, hiện Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có triển khai nhiều dịch vụ liên quan đến chẩn đoán nguyên nhân như siêu âm đầu dò âm đạo, siêu âm phần phụ, chụp X-quang chụp tử cung, vòi trứng.

Khách hàng cần tìm hiểu về các dịch vụ này có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được chuyên viên y tế tư vấn, chia sẻ những thông tin hữu ích nhằm bảo vệ an toàn cho sức khỏe trước những bất thường liên quan đến ngày “đèn đỏ” của mình.

Từ khóa » Vô Kinh ở Tuổi Dậy Thì