5 Loại Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Sinh Học được Tin Dùng Nhất Hiện Nay

Thuốc bảo vệ thực vật sinh học (BVTV) là những chế phẩm sinh học, được nghiên cứu và sản xuất từ các nguyên liệu có nguồn gốc từ thảo dược hay các chủng vi sinh vật được nuôi cấy trong nhiều môi trường dinh dưỡng khác nhau theo phương pháp thủ công, bán thủ công hoặc lên men. Dưới đây là 5 loại thuốc BVTV sinh học được tin dùng nhất hiện nay.

Bà con phun thuốc bvtv sinh học cho cây lúa
Bà con phun thuốc bvtv sinh học cho cây lúa

Nội dung bài viết

  • 1. Thuốc bảo vệ thực vật sinh học nguồn gốc thảo dược
  • 2. Thuốc bảo vệ thực vật sinh học nguồn gốc vi khuẩn
  • 3. Thuốc bảo vệ thực vật sinh học nguồn gốc từ nấm
  • 4. Thuốc bảo vệ thực vật sinh học nguồn gốc từ virus
  • 5. Thuốc bảo vệ thực vật sinh học nguồn gốc từ tuyến trùng
  • 6. Ưu điểm của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học

1. Thuốc bảo vệ thực vật sinh học nguồn gốc thảo dược

Các sản phẩm thuốc trừ sâu chế biến từ cây neem (Azadirachta indica A. Juss, Việt Nam gọi là cây xoan chịu hạn) hiện đã được ứng dụng rộng rãi. Trong đó có sản phẩm WAO NEEM TM của công ty công nghệ sinh học WAO, được chiết xuất từ nhân hạt neem chứa hoạt chất azadirachtin. Thuốc có hiệu lực phòng trừ nhiều loại sâu hại trên lúa, rau màu, cây công nghiệp, cây ăn trái, hoa, cây cảnh bằng cách gây chán ăn, xua đuổi, ngăn cản sự lột xác và đẻ trứng, làm giảm khả năng sinh sản. Thuốc không tạo nên tính kháng của dịch hại, không ảnh hưởng đến thiên địch và không để lại dư lượng trên cây trồng.

Công dụng:

  • Tiêu diệt, phá bỏ môi trường sống của tuyến trùng và nấm bệnh gây hại
  • Nâng cao sức đề kháng cho cây, hạn chế sự tấn công của sâu bệnh.
  • Làm lành nhanh các vết thương hở
  • Tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, tăng năng suất cho cây trồng

Tham khảo sản phẩm thuốc BVTV sinh học nguồn gốc thảo dược tại đây.

2. Thuốc bảo vệ thực vật sinh học nguồn gốc vi khuẩn

Thuốc BT (Bacciluss Thuringiensis var.) thuộc nhóm thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc vi khuẩn, phổ diệt sâu rộng và hữu hiệu đối với sâu cuốn lá, sâu đục thân, sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu ăn tạp… Sâu ăn phải thuốc này sẽ ngừng ăn sau vài giờ và chết sau 1-3 ngày. Ở Việt Nam, chế phẩm BT đã được nghiên cứu từ năm 1971.Có thể kể đến một số thuốc bảo vệ thực vật từ vi khuẩn đang có trên thị trường như WAO AKA

Công dụng của chế phẩm sinh học Bt:

  • Tiêu diệt nhanh gọn các loại sâu vẽ bùa, sâu ăn lá, sâu tơ, sâu xanh,… sau 2 lần phun xịt.
  • Thuốc Bt hỗn hợp được với hầu hết các loại thuốc trừ sâu khác. Chế phẩm không chứa bào tử có thể hỗn hợp với nhiều loại thuốc trừ nấm bệnh sinh học.
  • Hoàn toàn không lo sâu kháng thuốc – nhờn thuốc.
  • Sản phẩm sinh học đảm bảo an toàn sức khỏe, không gây tồn dư, thân thiện với môi trường.

Tham khảo thuốc BVTV sinh học nguồn gốc vi khuẩn tại đây.

3. Thuốc bảo vệ thực vật sinh học nguồn gốc từ nấm

Các sản phẩm này chứa các chủng nấm vi sinh Chaetomium spp, Trichoderma spp nhằm đối kháng, tiêu diệt nấm bệnh gây hại trong đất trồng như Phytophthora, Fusarium. Đây là nhóm thuốc có tác dụng tiêu diệt nhanh nấm bệnh trong đất cũng như các bộ phận trên cây; an toàn với con người, môi trường. Có thể kể đến một số sản phẩm thông dụng như WAO BOOM, WAO B52, WAO Detox, Vaccin,…

Click vào tên sản phẩm để xem chi tiết.

Công dụng của thuốc bvtv sinh học từ nấm:

  • Tiêu diệt sạch nấm bệnh trong đất, hạn chế được các loại bệnh: thối rễ, xì mủ, lở cổ rễ, chết thắt cây con, chết nhanh, chết chậm, tuyến trùng,…
  • Giúp hệ rễ phát triển mạnh, rễ ăn khỏe, uống khỏe.
  • Gia tăng hệ miễn dịch, giảm đến 90% bệnh trên cây trồng: ghẻ, gỉ sắt, nấm hồng, méo mó trái, vàng đít chín sớm,…
  • Giảm công phun xịt, giảm tiếp xúc hóa chất, tăng tuổi thọ cây trồng.
  • Tạo hương vị trái, ngon hơn, ngọt hơn.

4. Thuốc bảo vệ thực vật sinh học nguồn gốc từ virus

Tiêu biểu nhất là nhóm sản phẩm chiết xuất từ NPV – loại virus có tính rất chuyên biệt, chỉ lây nhiễm và tiêu diệt sâu xanh da láng, rất hiệu quả trên một số cây trồng như bông, đậu đỗ, ngô, hành, nho…

Công dụng:

  • Virus xâm nhập vào ruột côn trùng thông qua thức ăn, sau đó tác động vào hạch tế bào ruột giữa, phá hủy toàn bộ chức năng ruột.
  • NPV được sử dụng trừ sâu xanh hại bông, thuốc lá; sâu đo hại đay; sâu róm hại thông,…

5. Thuốc bảo vệ thực vật sinh học nguồn gốc từ tuyến trùng

Tuyến trùng EPN của nhóm tuyến trùng ký sinh và gây bệnh cho côn trùng được coi là tác nhân có nhiều triển vọng bởi khả năng diệt sâu nhanh, phổ diệt sâu rộng, an toàn cho người, động vật và không gây kháng thuốc ở sâu hại.

Công dụng:

  • Xâm nhập trực tiếp vào cơ thể côn trùng hoặc qua đường thức ăn, lỗ thở và hậu môn côn trùng.
  • Ở trong ruột côn trùng, chúng chui qua vách ruột, đi vào hệ tuần hoàn, tại đây, truyến trùng sinh trưởng và phát triển khá nhanh, gây chết cho côn trùng trong 1-2 ngày.

6. Ưu điểm của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học

  • Không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng. Không gây ô nhiễm môi trường sinh thái
  • Có tác dụng cân bằng hệ sinh thái ( vi sinh vật, dinh dưỡng …) trong môi trường đất nói riêng và môi trường nói chung.
  • Ứng dụng các chế phẩm sinh học không làm hại kết cấu đất, không làm chai đất, thoái hóa đất mà còn góp phần tăng độ phì nhiêu của đất.
  • Có tác dụng đồng hóa các chất dinh dưỡng, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản phẩm.
  • Có tác dụng tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại, tăng khả năng đề kháng bệnh của cây trồng mà không làm ảnh hưởng đến môi trường như các lọai thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học khác.
  • Có khả năng phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững, các phế thải sinh học, phế thải nông nghiệp, công nghiệp, góp phần làm sạch môi trường.

Giải pháp tăng sử dụng thuốc BVTV sinh học, giảm dần thuốc hóa học trong sản xuất được xem là sự lựa chọn thông minh và tất yếu. Yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng nông sản chính là động lực khuyến khích người sản xuất sử dụng rộng rãi thuốc BVTV sinh học thay thế hóa học.

Có thể bạn muốn biết:

  • Thuốc trừ sâu sinh học cho cây ăn quả.
  • Chế phẩm nấm xanh nấm trắng chuyên đặc trị côn trùng gây hại.

Từ khóa » Thuốc Bvtv Là Gì