Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Là Gì, Các Loại Và Cách Dùng - .vn

Thuốc bảo vệ thực vật hay thuốc BVTV, tên tiếng anh là pesticide, là sản phẩm dùng để phòng ngừa và diệt trừ sâu bệnh giúp bảo vệ thực vật. Được chia thành nhiều loại, có đặc điểm, thành phần và công dụng khắc nhau.

Bên cạnh những lợi ích với cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật có thể gây ra những tác hại khôn lường mà trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu.

Từ xa xưa, tận thời Hy Lạp cổ đại, con người đã biết dùng chất vô cơ để diệt các diệt trừ côn trùng gây hại, phát triển đến những năm cuối thế kỉ 19 thì khái niệm thuốc bảo vệ thực vật mới ra đời, nhằm mục đích phục vụ việc sản xuất và bảo quản nông sản.

Lợi ích mà thuốc BVTV mang lại là không thể bản cãi, tuy nhiên những tác hại to lớn mà chúng mang tới cho chúng ta quả thực mà một vấn đề nhức đầu các nhà nghiên cứu. Hiện nay, lối canh tác phụ thuộc vào thuốc BVTV của bà con nhà nông đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều mặt trong thời gian lâu dài về sau.

Thế nào là thuốc bảo vệ thực vật?

Thuốc bảo vệ thực vật

Thuốc bảo vệ thực vật là tên chỉ chung cho các sản phẩm hóa chất được sử dụng trong nôn, lâm nghiệp nhằm mục đích phòng trừ, ngăn ngừa và tiêu diệt các đối tượng gây hại cho cây trồng, cho nông lâm sản hoặc để điều hòa, kích thích sinh trưởng cho cây trồng từ đồng ruộng cho tới kho bảo quản.

Tại Việt Nam, thuốc BVTV bắt buộc phải được đăng ký vào danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng. Trên thế giới, người ta đang từ bỏ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chuyển sang canh tác hữu cơ để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

Cách pha thuốc bảo vệ thực vật

Nguyên tác pha trộn thuốc bảo vệ thực vật

Nguyên tắc 1: Đổ nhiều nước vào bình phun trước khi pha thuốc, hòa riêng từng loại với ít nước bên ngoài, rồi mới đổ từng loại một vào bình phun. Áp dụng với những loại thuốc có thể phối hợp với nhau.

Nguyên tắc 2: Nếu kết vừa kết hợp thuốc dạng bột (WG), dạng hạt (HHN), dạng nước và phân bón lá. Thì hòa thuốc dạng bột hoặc dạng hạt trước, sau đó đến thuốc dạng nước và cuối cùng là phân bón lá.

Nguyên tắc 3: Nếu kết hợp giữa các thuốc dạng nước thì thứ tự là dạng chế tác SC (huyền phù) trước, rồi mới đến dạng OD (dầu sinh học), tiếp theo là EC, ND, SL…

Nguyên tắc 4: Không được kết hợp thuốc có gốc carbamate kim loại với thuốc gốc kháng sinh

Các Carbamate kim loại điển hình: Hoạt chất Mancozeb (DITHANE M45), Propineb (ANTRACOL), Zineb (Zineb xanh), Fosetyl-Aluminium (Aliette), Ziram (Ziflo),… không nên kết hợp với chất kháng sinh như hoạt chất Streptomycin, Validamycin, Kasumin, Kasuran, Avalon, Lobo,…

Nguyên tắc 5: Có thể kết hợp các loại thuốc gốc Cu như CUPROXAT, NORSHIELD, CHAMPP, CHAMPION, KOCIDE với các hoạt chất khác, ngoại trừ hoạt chất Chlorpyrifos, Fosetyl-Aluminium, kháng sinh, phân bón lá. Nhưng Coc85, CuSO4, Bordo (Booc Đô) chỉ nên phun riêng.

Nguyên tắc 6: Chỉ nên pha chung các thuốc trừ sâu hoặc trừ bệnh có đối tượng phòng trị khác nhau, cơ chế tác động khác nhau. Không nên pha chung các thuốc có cùng cơ chế tác động hoặc cùng đối tượng phòng trị.

Ví dụ:

  1. Thuốc trừ sâu: Thuốc trừ nhện với thuốc trừ sâu (miệng nhai), rệp sáp (miệng chích hút); thuốc tiếp xúc, vị độc, xông hơi, làm co cơ, chống lột xác, làm ung trứng phối với thuốc gây độc thần kinh.
  2. Thuốc phòng trừ bệnh: Thuốc phòng bệnh (hoạt chất Propineb, Carbendazim, Zineb, Mancozeb, Thiophanate (TOPSIN-M, TOPLAZ),…) phối thuốc có đặc tính lưu dẫn trị bệnh (NATIVO, TILT SUPER, RAMPART, SCORE, ANVIL, SUMI-EIGHT, ENCOLECTON, AMISTAR,….)

Nguyên tắc 7: Thuốc trừ sâu rầy có thể pha chung với thuốc trừ bệnh, chất điều hòa sinh trưởng hoặc phân bón lá NPK-trung vi lượng, riêng phân bón lá nên dùng loại có hàm lượng các chất thấp hoặc pha ở liều lượng thấp.

Thuốc phòng bệnh (nội hấp, tiếp xúc) có thể pha với phân bón lá NPK- trung vi lượng, thuốc điều hòa sinh trưởng (KELPAK, ATONIK, GA3, CYTOKYNIN, AUXIN, ETHREL, PACLOBUTRAZOL), nhưng phân bón lá dùng ở liều thấp hoặc có hàm lượng các chất thấp khi cây chưa có biểu hiện triệu chứng bệnh (phun phòng).

Thuốc trị bệnh (lưu dẫn) và khi cây có biểu hiện bệnh (phun trị) thì không nên kết hợp với phân bón lá.

Nguyên tắc 8: Một số loại thuốc nên phun đơn vì rất khó kết hợp như: ALIETTE (Fosetyl-Aluminium), ZIFLO (h/c Ziram), Nano bạc, Bordo, Coc85 và các hợp chất có lưu huỳnh (S) là phân có đặc tính như thuốc phòng vi khuẩn ZnSO4, CuSO4, FeSO4.

Nguyên tắc 9: Những thuốc được cùng một công ty trực tiếp sản xuất thường phối hợp dễ dàng với nhau. Các thuốc giả, nhái, kém chất lượng nếu phối với sản phẩm của các công ty thương hiệu dễ dẫn tới hỏng thuốc.

Nguyên tắc 10: Thuốc dạng hạt (ký hiệu của sản phẩm sau tên thương mại là H, G, GR) thì không nên hòa nước phun.

Nguyên tắc 11: Phối càng nhiều món hay không tuân thủ 10 nguyên tắc trên có thể dẫn tới hư thuốc (đổi màu, kết tủa, thu-tỏa nhiệt, đóng ván, sủi bọt) hoặc kém hiệu quả phòng trừ sâu bệnh.

Ngoài ra, còn số nguyên tắc phụ không để bên trên như: Ca, K, Cu có liên kết dạng hữu cơ như Ca hữu cơ, k-humate, Cu-humate có thể phối hợp với thuốc trừ sâu, trừ bệnh dễ hơn dạng ion Ca, ion K, ion Cu (hóa học).

Với thuốc cỏ chỉ nên phun đơn, chỉ phối hợp với  phân bón lá dạng hữu cơ, acid amin, chất điều hòa sinh trưởng, vitamin khi dùng dạng thuốc cỏ dành cho cây trồng như lúa, đậu, ngô, hành, cà rốt.

Các loại thuốc bảo vệ thực vật

Hiện nay, Thuốc BVTV rất phong phú và đa dạng về mọi mặt, mỗi một loại lại xử lý một vấn đề riêng của cây trồng. Bà con có thể dễ dàng tìm mua chúng ngay tại cửa hàng gần nhà, chỉ cần đọc tên loại sâu bệnh là có ngay loại thuốc phù hợp.

Chúng ta có thể phân loại thuốc bảo vệ thực vật theo các tiêu chí sau đây:

1. Theo nguồn gốc và cấu trúc hóa học

Thuốc BVTV được sản xuất chủ yếu có 2 nguồn gốc chính đó là hóa học tổng hợp hoặc có nguồn gốc sinh học.

Thuốc BVTV được tổng hợp hóa học: Là những sản phẩm có thành phần hoạt chất được tổng hợp từ các chất hóa học vô cơ hoặc hữu cơ và hầu hết đều là chất độc.

Thuốc bảo vệ thực vật hóa học

Thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học: Là các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, là chế phẩm sinh học có nguồn gốc là thảo dược hay các chủng vi sinh được nuôi cấy trong các môi trường dinh dưỡng khác nhau. Các sản phẩm này có tính độc thấp hơn so với thuốc hóa học.

Thuốc bảo vệ thực vật sinh học

Những sản phẩm có nguồn gốc sinh học vốn dĩ đã là những phương pháp được sử dụng trong lối canh tác của người xưa, sau này phát triển thành hoa học. Nhưng khi con người dần ý thức được hậu quả của các chất hóa học gây ra, thì các sản phẩm có nguồn gốc sinh học mới được đưa vào tái sử dụng.

2. Theo mục đích sử dụng

Dựa vào đối tượng gây hại khác nhau mà phân thành các loại:

  • Thuốc diệt trừ cỏ dại
  • Thuốc trừ sâu, trừ nhện hay côn trùng gây hại
  • Thuốc trừ nấm, vi khuẩn hay vi sinh vật gây hại
  • Thuốc kích thích sinh trưởng, phát triển.

3. Theo dạng thuốc

Dựa vào trạng thái của thuốc thì gồm: Dạng dung dịch, dạng sữa, dạng bột thấm nước, dạng bột, dạng hạt, dạng bột tan trong nước, dạng dung dịch huyền phù, thuốc phun lượng cực nhỏ.

4. Theo tác dụng của thuốc

  • Thuốc có tác dụng thông qua tiếp xúc
  • Thuốc có tác dụng vị độc
  • Thuốc có tác dụng nội hấp
  • Thuốc có tác dụng xông hơi.

5. Theo cách xâm nhập và nhóm độc

Đối với động vật thì thuốc bảo vệ thực vật đều là những loại chất độc.

Xét trên cách thức xâm nhập thì gồm 3 loại: Thuốc vị độc (gây độc qua đường tiêu hóa), thuốc xông hơi (gây ngộ độc qua đường hô hấp, thuốc tiếp xúc (gây độc qua da, qua vỏ bọc của cơ thể).

Tính độc của thuốc là nhắc tới khả năng gây độc của một lượng thuốc nhất định khi tác động vào cơ thể, phân thành:

  • Độc cấp tính: Mức độ độc này có thể gây ra buồn nôn, chóng mặt, toát mồ hôi,… ngay khi tiếp xúc với cơ thể hay bị nhiễm phải một lượng nào đó.
  • Độc mãn tính: Loại độc này ngấm dần vào cơ thể, thường thì chưa có biểu hiện ngay, lượng độc sẽ tích lũy thêm sau mỗi lần tiếp xúc và phá hủy dần cơ thể, khi tích tụ nhiều sẽ bộc phát và biểu hiện ra ngoài.
  • Rất độc: Tổ chức y tế thế giới (WHO) phân thuốc bảo vệ thực vật thành 5 nhóm độc căn cứ vào trị số LD50 (mg/kg).

Phân nhóm độc

Qua đường miệng

Qua da

Thể rắn

Thể lỏng

Thể rắn

Thể lỏng

Độc rất nhẹ

> 2000

> 3000

   

Độc nhẹ

500 – 2000

2000 – 3000

> 1000

> 4000

Độc trung bình

50 – 500

200 – 2000

100 – 1000

400 – 4000

Độc

5 – 50

20 – 200

10 – 1000

40 – 400

Độc mạnh

5

20

10

40

LD50: Là kí hiệu chỉ độ độc cấp tính của thuốc qua da hoặc đường miệng. Những con số trong bảng bên trên là thể hiện liều lượng gây chết trung bình được tính bằng đơn vị miligam (mg) hoạt chất, với liều lượng đó có thể gây chết 50% số động vật được thí nghiệm (tính bằng kg), khi tổng lượng thể trọng của số động vật trên bị cho uống thuốc hoặc phết vào da. Con số càng nhỏ thì chứng tỏ chất đó càng độc.

Trên bao bì thuốc BVTV đều có dấu hiệu màu để quy định mức độ nguy hiểm của sản phẩm:

  • Vạch màu xanh lá cây: Độc rất nhẹ
  • Vạch màu xanh dương: Độc nhẹ
  • Vạch màu vàng: Độc trung bình
  • Vạch màu đỏ: Độc và độc mạnh

Với những sản phẩm có tính độc rất mạnh có đính kèm ký hiệu đầu lâu gạch chéo để cảnh báo nguy hiểm cho người sử dụng, loại này có thể gây chết người.

Tác hại của thuốc BVTV

Sử dụng thuốc BVTV tuy mang lại hiệu quả nhanh chóng, tức thời, nhưng lại gây ra những hậu quả nghiêm trọng lâu dài và trên nhiều mặt.

Một phần bởi chính bản chất độc hại, phần khác do người dùng không ý thức được độc nguy hiểm của nó, nên bắt đầu lạm dụng, sử dụng thuốc bảo vệ thức vật một cách vô tội vạ, không kiểm soát và dùng sai cách.

1. Gây mất cân bằng hệ sinh thái

Trong tự nhiên, cả loài gây hại, loài có lợi hay loài thiên địch đều góp phần giúp cân bằng hệ sinh thái. Nhưng khi con người sử dụng thuốc BVTV thì đã tác động không nhỏ đến khả năng sinh tồn của chúng, gây mất cân bằng và làm mất sự ổn định trong tự nhiên.

Thuốc bảo vệ thực vật có tác dụng tiêu diệt các loài gây hại, nhưng mọi người đâu biết rằng việc làm ấy cũng đã dần giết chết rất nhiều loài có lợi.

Các loài thiên địch như ong kí sinh hay côn trùng bắt mồi, thường rất nhạy cảm với thuốc hơn cả những loài gây hại. Mỗi lần dùng thuốc, khiến suy giảm số lượng côn trùng và sâu gây hại, khiến cho loài thiên địch bị thiếu thức ăn và chết dần, số khác thì thì bị ngộ độc từ con mồi đã bị trúng thuốc.

Theo Pimetel (1971) để chống lại 1000 loại sâu hại, người ta sử dụng thuốc BVTV, nhưng lại tác động tới hơn 200.000 loài sinh vật không gây hại, trong khi chúng cũng rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người.

Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật

2. Hình thành dịch bệnh hại

Sau nhiều lần dùng thuốc, những loài dịch hại chủ yếu có thể bị suy yếu, không thể gây hại. Tuy nhiên, có nhiều loài kháng được thuốc, lại tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn và trở thành dịch hại nguy hiểm, gây tổn thất nặng nề.

Ngoài ra, còn phát sinh thêm nhiều loại dịch hại mới phức tạp, phát triển mạnh hơn trong thời gian ngắn và khó xử lý hơn những loài trước đó. Lúc này người ta lại tiếp tục nghiên cứu sản xuất ra những sản phẩm phải độc hại hơn mới có thể tiêu diệt được chúng. Cứ như vậy, một vòng tuần hoàn không dừng lại và càng gây ra nhiều hậu quả nặng nề.

Cứ mỗi lần dịch bệnh bùng phát mà mạnh mẽ, sinh sôi nhanh hơn trước. Người trồng lại tiếp tục dùng thuốc nhưng phải tăng nồng độ/liều lượng, tăng số tần suất sử dụng, tăng các chu kỳ dùng thuốc và cứ lặp lại như vậy. Vô tình huấn luyện cho các đối tượng gây hại khả năng thích ứng, chống lại thuốc, chúng cứ thích nghi dần và ngày càng phát triển mạnh hơn.

Theo những thống kê về lịch sử dùng thuốc bảo vệ thực vật cho thấy, dịch hại mới không phải là từ các nơi khác di chuyển tới, mà là dịch hại thứ yếu có ngay ở địa phương đó, chỉ là chúng bị tác động và dần phát triển hơn mà thành dịch hại.

Sự hành thành những loài dịch hại mới có sự khác biệt về độ mẫn cảm và khả năng hình thành tính kháng thuốc giữa các loài.

Trong khi các loài gây hại này lại có khả năng phát triển và sinh sản nhanh hơn thiên địch, người nông dân càng dùng nhiều thuốc thì đời sống các sinh vật có ích càng bị đe dọa, gây ra ô nhiễm môi trường sống.

3. Gây ô nhiễm môi trường

Thuốc bảo vệ thực vật dễ bay hơi, nhất là vào những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, rất ít trường hợp được bị ngộ độc do dư lượng của thuốc BVTV từ không khí. Chủ yếu chúng tác động từ môi trường đất và môi trường nước.

Sau khi dùng thuốc BVTV thì một phần sẽ bị bay hơi, một phần bị quang hóa, phần khác được cây sẽ hấp thu và phân giải, chuyển hóa, nhưng dù có xử lý bằng cách nào thì thuốc vẫn đi vào đất.

Thuốc sẽ tồn tại ở các lớp đất khác nhau vào các thời điểm khác nhau, khi đó các sinh vật có lợi trong đất sẽ giúp phân giải một phần và được các hạt đất hấp thu một phần (mùn và sét hút).

Tuy nhiên, nhiều loại thuốc có độc tính cao có thể giết chết nhiều sinh vật có lợi trong đất, lại có thời gian phân hủy dài đất không có đủ thời gian để phân hủy hết, mà cứ dùng lâu dài và liên tục, khiến các chất sẽ tích lũy lại dần trong đất.

Những phần thuốc chưa được thấm vào đất thì chảy tràn trên đồng ruộng, chảy vào kênh rạch hay thông qua đất mà ngấm vào mạch nước ngầm, chưa kể các bao bì hay lọ thuốc mà người dân vứt bỏ ngoài đồng ruộng, cả khi xục rửa các dụng cụ chứa thuốc rồi đổ ra các nguồn nước gần đó.

Tất cả hành động và sự viện trên đều là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường đất và nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, sức khỏe con người cũng như các loài sinh vật.

4. Gây thiệt hại kinh tế

Chi phí ban đầu cho thuốc bảo vệ thực vật có khi cao hơn so với không sử dụng thuốc. Nhiều trường hợp sử dụng thuốc BVTV nhưng không tạo ra hiệu quả cao, dẫn tới chi phí đầu vào cao trong khi sản phẩm thì chứa dư lượng chào đón bởi thị trường, và thế là không có hiệu quả kinh tế.

Việc xuất hiện nhiều dịch hại mới làm cho người dân cứ phải phụ thuộc vào thuốc BVTV, đe dọa một cách nghiêm trọng tới cả hệ sinh thái lẫn sức khỏe con người.

Mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu bình quân hơn 70.000 tấn thành phẩm có trị giá từ 210 – 774 triệu USD (tình từ năm 2006 tới năm 2010).

Tổng chi phí để khắc phục ô nhiễm đất, không khí, nguồn nước, doanh thu từ xuất khẩu thành phẩm và những tổn thất khi các sản phẩm không được xuất khẩu do có chứa dư lượng của các chất gây hại không thể bù đắp.

Tính tới năm 2010, thì chi phí hằng năm để chữa bệnh và tổng giá trị nông sản liên quan đến thuốc BVTV không được xuất khẩu ra nước ngoài ước tính khoảng 700 triệu $, con số quá lớn, đấy là chưa tính chi phí về môi trường bị ảnh hưởng.

5. Ảnh hưởng tới sức khỏe con người

Đối với người trực tiếp canh tác sử dụng thuốc BVTV

Trong lúc sử dụng, do chủ quan nên người nông dân không trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, không vệ sinh sạch sẽ sau khi phun xịt thuốc sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp độc tố từ thuốc.

Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ môi trường
Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ môi trường

Nếu là loại có độc tính nhẹ có thể không nguy hiểm ngay, nhưng chúng sẽ tích lũy dần dần rồi đến lúc nào đó, sẽ biểu hiện ra bên ngoài bằng các bệnh, khi đó đã quá muộn vì hậu quả đã nghiêm trọng rồi.

Với những loại thuốc có độc tính mạnh, chắc chắn sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng, đã có nhiều trường hợp bị ngộ độc sau khi phun xịt thuốc, lại còn có nhười tìm đến thuốc bảo vệ thực vật để tự tử, hoặc những đứa trẻ nhỏ không biết gì vô tình ăn, uống nhầm thuốc dẫn tới ngộ độc rồi tử vong.

Lại có nhiều loại thuốc BVTV còn gây ảnh hưởng cho cả các thế hệ sau này, người dùng thì không thấy có biểu hiện, nhưng chúng có thể làm biến đổi di truyền ở nhiều đời như dị tật hay mắc những căn bệnh hiểm nghèo bẩm sinh.

VD: Trong quá khứ, Mỹ đã từng thả chất độc Dioxin xuống nước ta và để lại hậu quả nặng nề mà tới tận ngày nay vẫn chưa khắc phục hết.

Đối với người tiêu dùng

Thông thường sau mỗi lần sử dụng thuốc, thực phẩm phải được cách ly trong thời gian tối thiểu cho phép, nếu không cây sẽ không kịp chuyển hóa những chất hóa học ấy, nếu người dùng ăn phải sẽ rất nguy hại.

Cây trồng sẽ hấp thu các chất dinh dưỡng và chất hóa học, tích lũy lại, khi chúng ta nấu ăn và ăn luôn cả những chất độc hại đó. Kết cả khi các chất này đạt ngưỡng cho phép, thì vẫn có hại cho sức khỏe con người.

Một số chất sẽ bốc hơi hay tự hủy khi được đun nấu, nhưng vẫn có những chất vẫn còn đọng lại và thế là chúng ta nạp trực tiếp vào cơ thể những chất độc hại.

Từ khóa » Thuốc Bvtv Là Gì