5 Loại Thuốc Bôi Thủy đậu Nhanh Lành Và Hiệu Quả Nhất - Dizigone
Có thể bạn quan tâm
Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu Varicella Zoster gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua nhiều con đường khác nhau như: hô hấp, tiếp xúc gần… Đây là một trong những bệnh dễ lây nhất và xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Nếu phát hiện và xử lý kịp thời, bệnh sẽ không để lại bất kì biến chứng nguy hiểm đáng kể nào. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc điều trị thủy đậu. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn 5 loại thuốc bôi thủy đậu nhanh lành và hiệu quả nhất.
Mục lục
- I. Nguyên nhân gây ra thủy đậu và nguyên tắc điều trị
- 1. Nguyên nhân gây ra thủy đậu
- 2. Nguyên tắc điều trị bệnh thủy đậu
- II. 5 loại thuốc bôi thủy đậu nhanh lành và hiệu quả nhất
- 1. Kem bôi thủy đậu Acyclovir
- 2. Thuốc bôi thủy đậu Castellani
- 3. Dung dịch xanh methylen bôi thủy đậu
- 4. Dung dịch Aluminum acetate (Nhôm Acetat) bôi thủy đậu
- 5. Thuốc tím bôi thủy đậu
- III. Bộ sản phẩm Dizigone – Kháng khuẩn, tái tạo da, ngừa sẹo thủy đậu hiệu quả
- IV. 5 bước chăm sóc da khi bị thủy đậu
- 1. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ
- 2. Sử dụng thuốc bôi thủy đậu hoặc dung dịch kháng khuẩn để chống viêm, nhiễm trùng
- 3. Thoa kem dưỡng phục hồi, tái tạo da
- 4. Chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý
- 5. Một số lưu ý giúp bệnh thủy đậu nhanh lành và không để lại sẹo
I. Nguyên nhân gây ra thủy đậu và nguyên tắc điều trị
1. Nguyên nhân gây ra thủy đậu
Nguyên nhân của bệnh là do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra. Đây là một trong 8 virus herpes đơn dạng được biết ảnh hưởng đến sức khỏe con người. VZV lây truyền qua nhiều con đường khác nhau đó là:
- Qua các hạt nước nhỏ bắn ra khi người bị thủy đậu ho, hắt hơi, chảy nước mũi.
- Qua tiếp xúc với các bọng nước bị vỡ hoặc từ các vùng da bị tổn thương của người bệnh.
- Đặc biệt, với những bà mẹ mang thai có mắc thủy đậu sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi, có thể sảy thai hoặc để lại dị tật.
2. Nguyên tắc điều trị bệnh thủy đậu
Đối với bệnh thủy đậu, chúng ta chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Hiện nay, chủ yếu tập trung vào điều trị triệu chứng, đặc biệt là giảm ngứa và tránh bội nhiễm da, hạ sốt và bù nước nếu cần. Việc sử dụng các loại thuốc sát khuẩn và các thuốc ức chế sự phát triển của virus thủy đậu là điều hết sức quan trọng. Tùy theo mức độ của bệnh mà sẽ có các biện pháp điều trị khác nhau. Đối với trường hợp bệnh lành tính, bạn có thể sử dụng thuốc bôi thủy đậu tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp đã xuất hiện biến chứng nặng, người bệnh cần được điều trị nội trú tại bệnh viện.
II. 5 loại thuốc bôi thủy đậu nhanh lành và hiệu quả nhất
Hiện nay, trên thị trường có nhiều thuốc điều trị thủy đậu. Sau đây là 5 loại thuốc bôi thủy đậu phổ biến, an toàn và hiệu quả nhất.
1. Kem bôi thủy đậu Acyclovir
Thành phần
Acyclovir là một dẫn chất purin nucleoside tổng hợp, ức chế in vivo và in vitro virus Herpes simplex type 1 (HSV-1), type 2 (HSV-2) và virus Varicella-zoster (VZV).
Ngoài ra sản phẩm còn bổ sung thêm các tá dược khác có tác dụng làm mềm, tăng tính thấm của thuốc như: vaselin, parafin lỏng, propylene glycol, dimethicone, polysorbate 80…
Dạng bào chế: Kem bôi ngoài da.
Cơ chế tác dụng: Ban đầu, nhờ có enzyme thymidine kinase của virus mà acyclovir chuyển thành acyclovir monophosphate – một dẫn chất của nucleotid. Sau đó, monophosphate được biến đổi thành diphosphate nhờ guanylate kinase tế bào và thành triphosphate bởi một số enzyme của tế bào. Ở đây, acyclovir triphosphate ức chế tổng hợp DNA của virus và sự nhân lên của virus mà không làm ảnh hưởng đến các tế bào bình thường khác.
Chỉ định
- Acyclovir điều trị nhiễm virus Herpes simplex da bao gồm Herpes môi, Herpes sinh dục khởi phát và tái phát.
- Điều trị thủy đậu xuất huyết, thủy đậu ở người suy giảm miễn dịch, thủy đậu ở trẻ sơ sinh.
Cách sử dụng sản phẩm để đạt hiệu quả nhất
- Thoa một lớp kem mỏng lên vùng da bị tổn thương 5 lần/ngày, cách nhau mỗi 4 giờ.
- Điều trị liên tục trong 5 ngày, tiếp tục điều trị trong 5 ngày tiếp theo nếu vết thương chưa lành hẳn.
Đánh giá sản phẩm
- Ưu điểm: sản phẩm phổ biến, giá thành rẻ.
- Nhược điểm: Có thể xuất hiện các tác dụng phụ như nóng, nhói ở vị trí bôi kèm ban đỏ nhẹ khi khô.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng Acyclovir
- Không thoa kem lên niêm mạc quanh vùng miệng, âm đạo hoặc mắt.
- Không dùng cho bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch như bị nhiễm HIV, ghép tủy xương hay điều trị ung thư, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
- Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai hay phụ nữ đang cho con bú.
- Bệnh nhân nên tránh tiếp xúc gần với những người có các dấu hiệu hoặc triệu chứng nhiễm Herpes simplex (HSV).
2. Thuốc bôi thủy đậu Castellani
Thành phần
- Fuchsine basic có khả năng diệt khuẩn và diệt nấm.
- Alcol etylic, aceton giúp làm lạnh và làm mát,
- Resorcinol chống ngứa.
Dạng bào chế: dung dịch.
Chỉ định
- Dùng cho các bệnh về da do nấm gây ra như: nấm kẽ, nấm móng, lang ben.
- Điều trị mụn mủ, mụn nước của bệnh thủy đậu, chốc lở.
Cách sử dụng sản phẩm: Bôi một lượng vừa đủ lên vùng da bị tổn thương. Tùy theo mức độ của bệnh mà liều lượng có thể thay đổi. Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Đánh giá sản phẩm
- Ưu điểm: Sản phẩm có khả năng sát khuẩn, chống mẩn ngứa, viêm nhiễm khá tốt. Đồng thời, nó cũng có tác dụng giữ ẩm, làm mềm da.
- Nhược điểm: Có thể xuất hiện các dụng không mong muốn: dị ứng, nổi mày đay, mẩn ngứa, nóng rát.
Những điều lưu ý khi sử dụng sản phẩm
- Thuốc chỉ nên bôi trên da với diện tích nhỏ. Khi dùng Castellani với nồng độ cao hoặc trên diện tích rộng có thể gây tổn thương chức năng thận.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, không tiếp xúc với các vật khác để tránh làm mất lượng thuốc dẫn tới giảm hoặc mất tác dụng của thuốc.
- Tránh tiếp xúc với vùng da nhạy cảm trên cơ thể như: mắt, miệng, bộ phận sinh dục.
- Thận trọng khi sử dụng cho đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
3. Dung dịch xanh methylen bôi thủy đậu
Thành phần: Xanh methylen (methylthioninium clorid). Ngoài ra còn có tá dược khác là nước tinh khiết.
Dạng bào chế: dung dịch.
Chỉ định
- Điều trị nhiễm virus ngoài da như Herpes simplex.
- Điều trị chốc lở, viêm da mủ, bệnh thủy đậu.
Cách sử dụng dung dịch để điều trị thủy đậu: Trước khi sử dụng cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể. Ngày bôi 2 lần vào vùng da bị tổn thương.
Đánh giá sản phẩm
- Ưu điểm: Sản phẩm có khả năng sát khuẩn trung bình, dùng được cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú. Giá thành rẻ.
- Nhược điểm: Xanh methylen tương kỵ với các chất có tính oxi hóa mạnh, tính kiềm, iot và cromat. Do đó, không nên sử dụng đồng thời các dung dịch có chứa các chất này như: nước oxy già, povidone iod, thuốc tím,…. Làm bẩn quần áo, gây mất thẩm mỹ.
>>> Xem bài viết: Thủy đậu bôi xanh methylen – Nhuộm bẩn màu da nhưng liệu có nhanh lành?
Những lưu ý khi sử dụng sản phẩm
- Thuốc chỉ dùng ngoài, không được uống.
- Không bôi gần mắt, mũi, không bôi lên niêm mạc, âm đạo.
- Không sử dụng thuốc trên các vùng da hở, vết thương hở.
- Đối với phụ nữ cho con bú, không được bôi lên vùng ngực trong thời gian cho con bú.
4. Dung dịch Aluminum acetate (Nhôm Acetat) bôi thủy đậu
Thành phần: Dung dịch để pha loãng chứa Nhôm acatate 13%
Dạng bào chế: Dung dịch bôi ngoài da
Cơ chế tác dụng: Aluminum acatete là dung dịch có tác dụng làm săn se các tổn thương da tại chỗ. Đó là nhờ khả năng khiến các chất lỏng thẩm thấu ra khỏi vùng da được bôi thuốc, khiến bề mặt da khô se, cứng lại và tạo lớp màng bảo vệ; tạo điều kiện cho tổn thương da bên dưới lành lại.
Chỉ định chung:
- Xử lý mụn trứng cá, mụn nước do thủy đậu…
- Giảm ngứa, dịu kích ứng da do muỗi đốt, côn trùng cắn
- Hỗ trợ điều trị viêm da tiếp xúc, nấm da chân
- Giảm kích ứng do nhiễm độc từ cây thường xuân, cây thù du, cây sồi độc.. .
Cách dùng dung dịch aluminum acetate
- Chuẩn bị miếng vải sạch/ gạc sạch. Ngâm miếng vải trong dung dịch aluminum acetate, sau đó vắt nước đến khi còn ẩm vừa đủ, không còn nhỏ giọt.
- Đắp miếng vải tẩm dung dịch aluminum acetate lên vùng da bị thủy đậu trong vài phút.
- Gỡ miếng vải ra rồi để da khô tự nhiên, không cần lau rửa lại bằng nước.
Đánh giá sản phẩm
- Ưu điểm: Làm săn se da và dịu kích ứng tốt, giúp thủy đậu khô se nhanh.
- Nhược điểm: Hiện tại không còn thông dụng trong y tế & đời sống; khả năng sát khuẩn da hạn chế; cần pha loãng trước khi sử dụng.
Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng
- Sử dụng thận trọng với đối tượng phụ nữ có thai và cho con bú.
- Không sử dụng được trong miệng, tránh vùng da gần miệng, mắt, mũi vì có thể gây bỏng da.
5. Thuốc tím bôi thủy đậu
Thành phần chính của thuốc tím là chất rắn vô cơ Kali Pemanganat.
Dạng bào chế: dung dịch hoặc dạng bột.
Tác dụng: Với đặc tính oxy hóa, thuốc tím có khả năng tiêu diệt tác nhân gây bệnh thủy đậu.
Chỉ định:
- Điều trị nhiễm trùng do Herpes simplex
- Điều trị các bệnh nhiễm trùng như: eczema, mụn trứng cá, viêm da, nấm tay chân.
- Sát trùng vết thương.
Cách sử dụng: làm sạch vùng da bị thủy đậu, dùng thuốc tím bôi lên vết mụn.
Đánh giá sản phẩm:
Ưu điểm: phổ biến
Nhược điểm:
- Khả năng kháng khuẩn yếu.
- Gây kích ứng da, niêm mạc.
- Khó khăn trong việc tính toán và pha loãng liều lượng.
- Dễ bị oxy hóa, không đảm bảo được hiệu lực sát trùng của thuốc.
- Làm nhuộm màu da, quần áo trong quá trình sử dụng.
- Nếu không may tiếp xúc với môi trường có các hợp chất hữu cơ, có thể gây bốc cháy, thậm chí là phát nổ do tính oxy hóa rất mạnh của thuốc tím.
- Việc sử dụng rất bất tiện, phải thực hiện qua nhiều bước, không thích hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân như người cao tuổi, người bận rộn,…
Lưu ý trong quá trình sử dụng sản phẩm:
- Sản phẩm dùng ngoài da, không được uống.
- Sản phẩm dễ bị oxy hoá nên bảo quản cẩn thận ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng và nhiệt độ cao.
- Tránh để dinh vào mắt, để xa tầm tay trẻ em.
>>> Xem bài viết: Sử dụng thuốc tím để sát trùng như thế nào cho an toàn, hiệu quả?
III. Bộ sản phẩm Dizigone – Kháng khuẩn, tái tạo da, ngừa sẹo thủy đậu hiệu quả
Thành phần chính
Dizigone là dung dịch kháng khuẩn ion vượt trội, được xử lý bằng công nghệ EMWE để tạo ra các hoạt chất có khả năng tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh nhanh chóng và mạnh mẽ như: HClO, ClO-, HO*… Theo nhiều chuyên gia y tế đánh giá, đây là sự lựa chọn phù hợp đối với những bệnh nhân bị thủy đậu. Khi kết hợp với kem Dizigone Nano Bạc, hiệu quả kháng khuẩn được tăng lên x3 lần, giúp mụn xẹp và khô se nhanh chóng. Đồng thời, sản phẩm cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cần thiết để tổn thương da phục hồi, tái tạo nhanh, ngăn ngừa thâm sẹo.
Dạng bào chế: dung dịch kháng khuẩn và kem bôi ngoài da
Dizigone là giải pháp hiệu quả trong các trường hợp: bệnh viêm da do virus (thủy đậu, herpes, chân tay miệng) và các tổn thương ngoài da khác.
Cách sử dụng bộ sản phẩm Dizigone
- Thấm dung dịch dizigone ra bông gòn/ khăn để lau toàn bộ các vị trí nổi nốt mụn thủy đậu
- Đợi dung dịch kháng khuẩn khô lại, kết hợp thoa kem Dizigone Nano Bạc.
- Thực hiện 2-3 tiếng/lần để đạt hiệu quả tối ưu. Dizigone dùng được cho các nốt mụn nước ở mọi vị trí, kể cả trong khoang miệng hay vùng kín.
Đánh giá sản phẩm
Dizigone là sự lựa chọn tối ưu cho những ai bị thủy đậu bởi nó đã khắc phục được những hạn chế của các sản phẩm bôi ngoài da thông thường
- Khả năng sát khuẩn mạnh: phổ diệt khuẩn rộng, diệt được nhiều virus trong đó có VZV.
- Hiệu quả nhanh chóng: khả năng sát khuẩn nhanh với hiệu suất 100% trong vòng 30 giây.
- Sản phẩm không màu. Khi bôi lên da, Dizigone khô nhanh chóng, không để lại các vệt màu gây mất thẩm mỹ, dính bẩn lên quần áo.
- An toàn với cơ thể, không gây kích ứng da và niêm mạc, không gây xót.
- Không làm tổn thương đến mô hạt và không gây độc nguyên bào sợi, giúp vết thương lành nhanh chóng.
- Dùng được trên niêm mạc. Sản phẩm có thể xử lý được cả những nốt mụn hay vết loét ở sâu trong miệng, họng và cả vùng kín.
Nhược điểm: Dung dịch kháng khuẩn Dizigone có mùi cloride đặc trưng của các thành phần hoạt chất kháng khuẩn, kháng nấm. Đây cũng là thành phần của hệ miễn dịch tự nhiên nên an toàn tuyệt đối.
Phản hồi của khách hàng khi dùng Dizigone xử lý thủy đậu
IV. 5 bước chăm sóc da khi bị thủy đậu
1. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ
Với những người bị thủy đậu, cần kiêng nước lạnh và gió lạnh. Vì vậy, khi vệ sinh cơ thể cần sử dụng nước ấm. Tiến hành vệ sinh nhanh, nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh vào các nốt mụn.
2. Sử dụng thuốc bôi thủy đậu hoặc dung dịch kháng khuẩn để chống viêm, nhiễm trùng
Sau khi vệ sinh cơ thể sạch sẽ, mọi người cần sửu dụng thuốc bôi thủy đậu hoặc các sản phẩm kháng khuẩn để ngăn ngừa viêm nhiễm. Đây là bước quan trọng quyết định đến khả năng khỏi bệnh. Để lựa chọn loại thuốc phù hợp, bạn cần nghe tư vấn và chỉ dẫn của bác sĩ.
3. Thoa kem dưỡng phục hồi, tái tạo da
Ngoài việc sử dụng các thuốc bôi thủy đậu, bạn nên kết hợp với các sản phẩm kem dưỡng sẽ thúc đẩy quá trình hồi phục da, tránh hình thành thâm sẹo. Tuy nhiên, kem dưỡng chỉ nên bôi trên vị trí da đã khô, vết thương không còn chảy nước.
4. Chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý
Trong quá trình điều trị thủy đậu, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt của bản thân:
- Uống đủ nước ấm và bổ sung vitamin thông qua các loại rau củ, trái cây.
- Không nên ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, thịt gà, thịt bò, rau muống, trứng vì có thể gây ra sẹo.
- Giờ giấc sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.
5. Một số lưu ý giúp bệnh thủy đậu nhanh lành và không để lại sẹo
-
Không gãi, sờ và chạm vào những vùng da bị thủy đậu
Đây là nguyên tắc vô cùng đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện nó một cách dễ dàng. Khi bị thủy đậu, mọi người sẽ cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Việc gãi hay sờ lên các vết mụn là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, việc làm này khiến các nốt mụn dễ vỡ và lan rộng ra khắp cơ thể. Để giảm ngứa, bạn có thể sử dụng thêm thuốc kháng histamin theo chỉ dẫn của bác sĩ.
-
Để vảy tự rụng
Khi các nốt thủy đậu se lại và đóng vảy là dấu hiệu hồi phục của bệnh. Khi đó phần da bắt đầu lên da non. Mọi người không nên tác động vào chúng và để vảy tự rụng ra một cách tự nhiên, tránh hiện tượng để lại sẹo lõm.
>>> Xem bài viết: Bật mí giải pháp chữa thủy đậu không để lại sẹo
Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những kiến thức cần thiết nhất về bệnh thủy đậu. Đồng thời chúng tôi đã giới thiệu những loại thuốc điều trị thủy đậu phổ biến và hiệu quả cao hiện nay. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tới số Hotline 19009482 để được chúng tôi tư vấn và giúp đỡ.
Từ khóa » Bỏng Rạ Bôi Thuốc Gì
-
Bỏng Dạ Bôi Thuốc Gì để Nhanh Khỏi Bệnh? - Nacurgo
-
Trẻ Bị Phỏng Dạ Bôi Thuốc Gì để điều Trị Và Ngừa Sẹo?
-
Cách Chữa Phỏng Dạ Nhanh Nhất Không để Lại Sẹo
-
Bệnh Thủy đậu: Triệu Chứng, điều Trị Và Cách Phòng Bệnh - Medlatec
-
Cách Chữa Phỏng Dạ Nhanh Nhất - Không để Lại Sẹo Xấu
-
Hướng Dẫn Cách Chữa Phỏng Dạ Cho Trẻ An Toàn Tại Nhà
-
Bệnh Bỏng Rạ Có Nguy Hiểm Không? Cách Chăm Sóc Và điều Trị Bệnh ...
-
Bị Phỏng Dạ Bôi Thuốc Gì
-
Chữa Thủy đậu Và Phỏng Dạ Bằng 12 Tuyệt Chiêu "cứ Dùng Là Khỏi"
-
Bệnh Phỏng Rạ ở Trẻ Em Và 6 Tuyệt Chiêu đẩy Bay ... - IGiaDinh.Com
-
Hiện Tượng Phỏng Dạ Có Phải Là Thủy đậu Không?
-
Trẻ Bị Bỏng Dạ (thủy đậu) : Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Bỏng Dạ Bôi Thuốc Gì
-
Chia Sẻ Cách Chữa Bệnh Phỏng Dạ Hiệu Quả Nhất - Y Khoa Việt