Hướng Dẫn Cách Chữa Phỏng Dạ Cho Trẻ An Toàn Tại Nhà

Trẻ bị phỏng dạ thông thường không có gì đáng lo lắng, vì đây là bệnh khá phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên nếu bệnh không được phát hiện sớm và chữa trị kiêng khem đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách chữa phỏng dạ cho trẻ dưới đây nhé.

Nội dung tóm tắt

Triệu chứng nhận biết của bệnh phỏng dạ

Để điều trị bệnh phỏng dạ thì việc nắm được triệu chứng nhận biết bệnh chính là một trong những cách giúp bạn chữa trị bệnh hiệu quả nhất.

  • Sốt nhẹ từ 37,5 – 38 độ C trong vài ngày, kèm theo các triệu chứng như: sổ mũi, quấy khóc, kém ăn…
  • Nổi các nốt phỏng: Ban đầu chỉ là các nốt nhỏ màu hồng, sau đó nổi gồ lên da và sau 24 giờ chúng trở thành các nốt phỏng màu hồng có bóng nước bên trong. Các nốt phỏng này thường rất ngứa và xuất hiện rải rác khắp cơ thể, tập trung nhiều nhất ở trên mặt, ngực, da đầu và chân tóc.
  • Các nốt phỏng tồn tại khoảng 4 – 10 ngày nếu không xuất hiện các biến chứng gì, các nốt này sẽ khô dần, bong vảy, thâm da và thường không để lại sẹo.

 Cách chữa phỏng dạ cho trẻ

 Cách chữa phỏng dạ cho trẻ

Các cách chữa phỏng dạ cho trẻ tại nhà

Vệ sinh da sạch sẽ

Quan niệm ngày xưa cho rằng, bị phỏng dạ cần phải kiêng nước, kiêng gió, do đó người bệnh không được tắm. Tuy nhiên, theo quan điểm hiện nay của các chuyên gia, bác sĩ, khi bị phỏng dạ, người bệnh càng cần chú trọng vệ sinh da để giảm ngứa, tránh viêm nhiễm và loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, đó cũng là một trong những cách chữa phỏng dạ nhanh nhất.

Khi tắm người bệnh nên tắm với nước ấm, tắm nhanh và ở nơi kín gió.

>>>> Tham khảo thêm: Dấu hiệu của bệnh sởi, cách phòng tránh bệnh sởi tốt nhất

Không gãi vào vùng da bị bệnh

Khi bị bệnh này bệnh nhân rất ngứa ngáy khó chịu, do đó họ thường đưa tay lên gãi. Tuy nhiên, hành động này sẽ khiến các mụn nước bị vỡ ra, chảy dịch, làm lây lan sang các vùng da xung quanh, đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.

Để các nốt mụn không bị vỡ ra, chầy sát vào những nốt mụn nước nên lựa chọn quần áo có chất liệu cotton thoáng mát, tránh mặc đồ len, đồ bó sát cho trẻ.

Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định

Các loại thuốc chữa phỏng dạ bao gồm: Nếu trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ cho bé sử dụng thuốc hạ sốt. Còn thuốc bôi ngoài ra các bạn có thể sử dụng thuốc: xanh Methylen, thuốc tím bôi ngoài da cho trẻ, thuốc bôi có chứa ac.

cách chữa phỏng dạ nhanh nhất

Cách chữa phỏng dạ nhanh nhất

Ngoài ra, tiêm vắc xin phòng bệnh phỏng rạ cho trẻ cũng là phương pháp rất hiệu quả. Để hạn chế tình trạng lây nhiễm bệnh cho trẻ, vào mùa dịch gia đình nên hạn chế cho bé tiếp xúc ở những nơi đông người, cách ly với những người bị bệnh.

Đa phần các trường hợp bị phỏng dạ có thể điều trị tại nhà, tuy nhiên nếu trẻ liên tục sốt cao, bệnh kéo dài nhiều ngày không đỡ… cần đưa tới ngay các cơ sở y tế để kịp thời chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả để phòng tránh bội nhiễm.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh phỏng dạ, để bệnh nhanh khỏi và không gây biến chứng người bệnh nên kiêng những thực phẩm như:

cách chữa bệnh phỏng rạ ở trẻ em

Chế độ ăn uống dinh đúng cách là cách chữa bệnh phỏng rạ ở trẻ em

  • Đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán.
  • Các loại thực phẩm làm từ bơ sữa như: Phô mai, kem, sữa, bơ,… vì những loại này khi ăn vào sẽ làm cho da tiết ra nhiều dầu hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và lan rộng.
  • Những loại trái cây giàu vitamin C vì người bị phỏng rạ trong khoang miệng và cổ họng thường sẽ có mụn nước. Khi ăn các loại hoa quả này sẽ làm cho vết thương đau và loét hơn.
  • Đồ ăn cay, nóng và mặn vì nó sẽ gây kích ứng đến các vết loét trong khoang miệng, làm bệnh lâu bình phục hơn.
  • Chế độ dinh dưỡng tốt nhất của người bị bệnh phỏng dạ là bổ sung nhiều rau xanh và trái cây như: cà chua, rau cải, rau bina… giúp làm mát cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch.

Hy vọng những thông tin cách chữa phỏng dạ cho trẻ ở trên sẽ giúp ích được cho bạn. Nội dung bài mang tính chất tham khảo vì thế nếu gặp vấn đề gì hãy liên hệ với bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Continue Reading

Previous: Vitamin D3 là gì? Cách sử dụng vitamin D3 đúng cáchNext: Tổng hợp các cách trị nhức răng tại nhà đơn giản hiệu quả

Từ khóa » Bỏng Rạ Bôi Thuốc Gì