5 Lý Do Bạn Phải đến Cam Túc Mùa Thu - VnExpress Du Lịch

  • Mới nhất
  • Thời sự
  • Góc nhìn
  • Thế giới
  • Video
  • Podcasts
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Khoa học
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Số hóa
  • Xe
  • Ý kiến
  • Tâm sự
  • Tất cả
  • Du lịch
  • Tư vấn
  • Đi đâu
Chủ nhật, 1/9/2019, 21:00 (GMT+7) 5 lý do bạn phải đến Cam Túc mùa thu

Trung QuốcBạn có thể “check-in” hồ nước hình bán nguyệt giữa lòng sa mạc hay núi Đan Hà nhiều màu sắc.

Nguyệt Nha Tuyền - hồ nước giữa lòng sa mạc

Hồ Crescent phiên âm tiếng Hán là Nguyệt Nha Tuyền. Đây là hồ nước ngọt có hình trăng lưỡi liềm nằm trong ốc đảo của sa mạc Gobi, cách 5 km về phía nam của thành phố Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Hồ có chiều dài khoảng 218 m, rộng 54 m. Ảnh: Quỷ Cốc Tử.

Nguyệt Nha Tuyền - hồ nước giữa lòng sa mạc

Hồ Crescent phiên âm tiếng Hán là Nguyệt Nha Tuyền. Đây là hồ nước ngọt có hình trăng lưỡi liềm nằm trong ốc đảo của sa mạc Gobi, cách 5 km về phía nam của thành phố Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Hồ có chiều dài khoảng 218 m, rộng 54 m. Ảnh: Quỷ Cốc Tử.

Nguyệt Nha Tuyền còn là một trong những điểm dừng chân của các thương nhân trên “con đường tơ lụa”. Một ngôi chùa đã được xây dựng bên cạnh hồ khiến cho cảnh quan thiên nhiên nơi đây trở nên độc đáo. Ảnh: Sunwand24.

Nguyệt Nha Tuyền còn là một trong những điểm dừng chân của các thương nhân trên “con đường tơ lụa”. Một ngôi chùa đã được xây dựng bên cạnh hồ khiến cho cảnh quan thiên nhiên nơi đây trở nên độc đáo. Ảnh: Sunwand24.

Gia Dục Quan, cửa ải cực Tây của Vạn Lý Trường Thành

Ðược mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”, Gia Dục Quan là cửa ải chính nằm ở cực Tây của Vạn Lý Trường Thành, được xây dựng vào thời nhà Minh, năm 1372. Pháo đài này được củng cố vững chắc nhằm chống lại các cuộc tấn công của Hoàng đế Thiếp Mộc Nhi ở Trung Á. Ảnh: Quỷ Cốc Tử.

Gia Dục Quan, cửa ải cực Tây của Vạn Lý Trường Thành

Ðược mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”, Gia Dục Quan là cửa ải chính nằm ở cực Tây của Vạn Lý Trường Thành, được xây dựng vào thời nhà Minh, năm 1372. Pháo đài này được củng cố vững chắc nhằm chống lại các cuộc tấn công của Hoàng đế Thiếp Mộc Nhi ở Trung Á. Ảnh: Quỷ Cốc Tử.

Với tổng diện tích khoảng 33.500 mét vuông, Gia Dục Quan có cấu trúc hình thang dài 733m và cao 11m, gồm 3 tuyến phòng thủ: thành nội, thành ngoại và các hào nước. Trên các lớp lũy thành là những vọng gác. Đến nay, Gia Dục Quan vẫn nằm phơi mình ở điểm hẹp nhất phía tây của hành lang Hà Tây, chân núi Gia Dục, dưới nắng gió của sa mạc Gobi. Ảnh: Quỷ Cốc Tử.

Với tổng diện tích khoảng 33.500 mét vuông, Gia Dục Quan có cấu trúc hình thang dài 733m và cao 11m, gồm 3 tuyến phòng thủ: thành nội, thành ngoại và các hào nước. Trên các lớp lũy thành là những vọng gác. Đến nay, Gia Dục Quan vẫn nằm phơi mình ở điểm hẹp nhất phía tây của hành lang Hà Tây, chân núi Gia Dục, dưới nắng gió của sa mạc Gobi. Ảnh: Quỷ Cốc Tử.

Kho tàng văn hóa và kiến trúc Phật giáo - Hang Mạc Cao

Hang đá Mạc Cao là di chỉ Phật giáo đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá. Nơi đây còn kho tàng văn hóa và kiến trúc Phật giáo lớn nhất tại Trung Quốc. Hang Mạc Cao được tạo tác trên một dải núi thấp có tên là Minh Sa dài khoảng 2 km, giữa vùng sa mạc hoang vắng. Ảnh: Quỷ Cốc Tử.

Kho tàng văn hóa và kiến trúc Phật giáo - Hang Mạc Cao

Hang đá Mạc Cao là di chỉ Phật giáo đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá. Nơi đây còn kho tàng văn hóa và kiến trúc Phật giáo lớn nhất tại Trung Quốc. Hang Mạc Cao được tạo tác trên một dải núi thấp có tên là Minh Sa dài khoảng 2 km, giữa vùng sa mạc hoang vắng. Ảnh: Quỷ Cốc Tử.

Trong hơn ngàn năm, nhờ tiền cúng dường của các đoàn thương nhân, các nghệ nhân đã tạo tác ra vô số tượng và bích họa kể lại cuộc đời tu tập của các vị Phật, Bồ tát, cuộc sống cũng như hành trình của các vị pháp sư mộ đạo.

Do các nghệ nhân có phong cách sáng tác và sống ở các thời kỳ khác nhau, nên tác phẩm trong hang động có chất liệu, màu sắc rất đa dạng. Nơi đây cùng với Hang đá Vân Cương và Hang đá Long Môn trở thành ba địa điểm điêu khắc Phật giáo cổ đại nổi tiếng nhất Trung Quốc. Ảnh: Quỷ Cốc Tử.

Trong hơn ngàn năm, nhờ tiền cúng dường của các đoàn thương nhân, các nghệ nhân đã tạo tác ra vô số tượng và bích họa kể lại cuộc đời tu tập của các vị Phật, Bồ tát, cuộc sống cũng như hành trình của các vị pháp sư mộ đạo.

Do các nghệ nhân có phong cách sáng tác và sống ở các thời kỳ khác nhau, nên tác phẩm trong hang động có chất liệu, màu sắc rất đa dạng. Nơi đây cùng với Hang đá Vân Cương và Hang đá Long Môn trở thành ba địa điểm điêu khắc Phật giáo cổ đại nổi tiếng nhất Trung Quốc. Ảnh: Quỷ Cốc Tử.

Núi “cầu vồng” Đan Hà

Đan Hà, hay còn gọi là Địa Mạo Đan Hà (Danxia Landform) là một khu vực rộng lớn, trải dài từ miền Đông Nam đến Tây Bắc của Trung Quốc với nhiều cảnh đẹp hùng vĩ như tranh vẽ. Trong đó nổi tiếng nhất là dãy núi Đan Hà trông từ xa như “7 sắc cầu vồng”. Cảnh sắc tuyệt đẹp của những dãy núi Đan Hà từ lâu trở thành một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng thế giới. Ảnh: Alexandre Seixas.

Núi “cầu vồng” Đan Hà

Đan Hà, hay còn gọi là Địa Mạo Đan Hà (Danxia Landform) là một khu vực rộng lớn, trải dài từ miền Đông Nam đến Tây Bắc của Trung Quốc với nhiều cảnh đẹp hùng vĩ như tranh vẽ. Trong đó nổi tiếng nhất là dãy núi Đan Hà trông từ xa như “7 sắc cầu vồng”. Cảnh sắc tuyệt đẹp của những dãy núi Đan Hà từ lâu trở thành một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng thế giới. Ảnh: Alexandre Seixas.

Đến Đan Hà, nhất là vào buổi hoàng hôn, bạn sẽ choáng ngợp bởi ánh nắng vàng soi chiếu vào cồn đá làm tăng thêm các sắc màu vốn đã rất rực rỡ ở nơi này. Năm 2009, một phần Đan Hà cũng từng được chọn là bối cảnh cho bộ phim A Woman, A Gun, và A Noodleshop của đạo diễn Trương Nghệ Mưu. Ảnh: _panitan jaroenjai.

Đến Đan Hà, nhất là vào buổi hoàng hôn, bạn sẽ choáng ngợp bởi ánh nắng vàng soi chiếu vào cồn đá làm tăng thêm các sắc màu vốn đã rất rực rỡ ở nơi này. Năm 2009, một phần Đan Hà cũng từng được chọn là bối cảnh cho bộ phim A Woman, A Gun, và A Noodleshop của đạo diễn Trương Nghệ Mưu. Ảnh: _panitan jaroenjai.

Rừng cây Hồ dương 

Thu về, Cam Túc còn gây ấn tượng bởi rừng cây hồ dương rực rỡ lá vàng, soi bóng dưới mặt hồ xanh biếc. Cây hồ dương còn gọi là cây hồ đồng, một loại cây cổ thụ có sức sống dẻo dai. Chúng có thể tồn tại trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt với nhiệt độ cực cao hoặc cực thấp. Cây có tuổi thọ hàng ngàn năm, cây chết nhưng không bị mục nát. Ảnh: Quỷ Cốc Tử.

Rừng cây Hồ dương 

Thu về, Cam Túc còn gây ấn tượng bởi rừng cây hồ dương rực rỡ lá vàng, soi bóng dưới mặt hồ xanh biếc. Cây hồ dương còn gọi là cây hồ đồng, một loại cây cổ thụ có sức sống dẻo dai. Chúng có thể tồn tại trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt với nhiệt độ cực cao hoặc cực thấp. Cây có tuổi thọ hàng ngàn năm, cây chết nhưng không bị mục nát. Ảnh: Quỷ Cốc Tử.

Để chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của rừng cây hồ dương, bạn có thể đến đây vào khoảng giữa tháng 10 hàng năm. Công viên rừng hồ dương ở huyện Kim Tháp, thành phố Tửu Tuyền, cách Gia Dục Quan là điểm tham quan nổi tiếng. Ảnh: Quỷ Cốc Tử.

Để chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của rừng cây hồ dương, bạn có thể đến đây vào khoảng giữa tháng 10 hàng năm. Công viên rừng hồ dương ở huyện Kim Tháp, thành phố Tửu Tuyền, cách Gia Dục Quan là điểm tham quan nổi tiếng. Ảnh: Quỷ Cốc Tử.

Chuyên mục Tư vấn được cộng tác với các hướng dẫn viên giàu kinh nghiệm của Vietravel nhằm mang tới cho độc giả những thông tin hữu ích, gợi ý đi đâu, ăn gì và lưu ý trên đường du lịch.

Theo Vietravel

Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về dulich@vnexpress.net Trở lại Du lịchTrở lại Du lịch Copy link thành công Nội dung được tài trợ ×

Từ khóa » đôn Hoàng Cam Túc