Tỉnh Cam Túc Trung Quốc

chuyến đi Trung Quốc - Cam Túc là một tỉnh ở phía tây bắc của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cam Túc nằm giữa tỉnh Thanh Hải, Nội Mông và Cao nguyên Hoàng Thổ, giáp với Mông Cổ về phía bắc. Hoàng Hà chảy qua phía nam tỉnh này. Dân số Cam Túc là 25 triệu người (1997) và tập trung nhiều người Hồi ...

Thành phố Vô Tích - Giang Tô - Trung Quốc Thành phố Vô Tích - Giang Tô - Trung Quốc

�ng, cũng còn gọi theo tên cũ là Lũng Tây hay Lũng Hữu vì có núi Lũng ở phía đông Cam Túc.

 

Tỉnh Cam Túc có diện tích 454.000 km², và phần lớn đất đai của tỉnh này nằm ở độ cao trên 1 km so với mực nước biển. Nó nằm giữa cao nguyên Tây Tạng, Nội Mông Cổ, cao nguyên Hoàng Thổ và có biên giới với Mông Cổ ở phía tây bắc. Sông Hoàng Hà chảy qua phần phía nam của tỉnh. Tỉnh này cũng chứa điểm trung tâm địa lý của Trung Quốc, được đánh dấu bằng đài kỷ niệm tại vĩ độ 35,33° bắc và kinh độ 103,23°đông.

Một phần của sa mạc Gobi cũng nằm tại Cam Túc. Sông Hoàng Hà có nguồn nước chủ yếu tại tỉnh Cam Túc và chảy qua Lan Châu.

Tỉnh Cam Túc - Trung Quốc

Về địa hình thì Cam Túc bằng phẳng ở phía bắc và nhấp nhô ở phía nam. Các rặng núi phía nam là một phần của dãy núi Kỳ Liên. Với độ cao 5.547 m, Kỳ Liên Sơn là đỉnh cao nhất tại Cam Túc. Nó nằm tại tọa độ 39° vĩ bắc và 99° kinh đông.

Các tỉnh/khu tự trị cận kề có: Nội Mông Cổ, Tân Cương, Thanh Hải, Tứ Xuyên, Thiểm Tây và Ninh Hạ. Các thành phố khác còn có : Ngọc Môn và Hà Hạ

Sản xuất nông nghiệp có trồng bông, lanh dầu, ngô, dưa (dưa Bạch Lan nổi tiếng ở Trung Quốc), kê và lúa mì. Cam Túc cũng là nguồn cung cấp cây thuốc cho y học cổ truyền Trung Hoa.

du lich trung quoc, tinh cam tuc

Tuy nhiên, phần lớn kinh tế của tỉnh dựa trên khai thác mỏ và tuyển quặng, đặc biệt là các kim loại đất hiếm. Tỉnh này có một trữ lượng đáng kể antimon, crom, than đá, coban, đồng, fluorit, thạch cao, iridi, sắt, chì, đá vôi, thủy ngân, mirabilit, niken, dầu mỏ, platin, troilit, vonfram và kẽm. Các giếng dầu tại Ngọc Môn và Trường Khánh có giá trị đáng kể. Công nghiệp ngoài khai khoáng còn có phát điện, hóa dầu, máy móc khai thác dầu và vật liệu xây dựng. Theo một số nguồn thì tỉnh này còn là trung tâm công nghiệp hạt nhân của Trung Quốc. GDP danh định của tỉnh năm 2004 là khoảng 155,9 tỷ nhân dân tệ (19,34 tỷ USD) và trên đầu người là 5.010 nhân dân tệ (605 USD).

Du lịch Trung Quốc, tỉnh Cam Túc

Tỉnh Cam Túc có 26.033.400 dân. Phần lớn dân số (73%) vẫn là nông dân. Cam Túc có 92% dân số là người Hán. Ngoài ra còn có các dân tộc khác như Hồi, Tạng, Thổ, Mãn, Duy Ngô Nhĩ, Dụ Cố, Bảo An, Mông Cổ, Tát Lạp và Kazakh. Phần lớn cư dân tại Cam Túc sử dụng phương ngữ tiếng Trung quan thoại phương bắc. Ở khu vực biên giới của Cam Túc người ta còn sử dụng các thứ tiếng khác như Amdo Tạng, Mông Cổ và Kazakh. Phần lớn các dân tộc thiểu số cũng nói tiếng Trung, ngoại trừ bộ lạc người Thổ nói tiếng Mông Cổ rất ít khi sử dụng ngôn ngữ thứ hai. Ẩm thực tại Cam Túc dựa trên các loại sản phẩm chính được nuôi trồng tại đây: lúa mì, lúa mạch, kê, đậu và khoai lang. Trong phạm vi Trung Quốc, Cam Túc được biết đến vì các món mì và các nhà hàng Hồi giáo với đặc trưng của ẩm thực Cam Túc là phổ biến tại phần lớn các thành phố lớn của Trung Quốc.

Tỉnh Cam Túc - Trung Quốc

Các điểm thăm quan Trung Quốc quan trọng

Gia Dục Quan

Tại thành phố cùng tên là cửa ải lớn nhất và còn nguyên vẹn nhất của Vạn Lý Trường Thành. Gia Dục Quan được xây dựng vào đầu thời kỳ nhà Minh, khoảng năm 1372. Nó được xây dựng gần một ốc đảo khi đó là điểm cực tây của Trung Quốc. Gia Dục Quan là cửa ải đầu tiên ở phía tây của Vạn Lý Trường Thành vì thế tên gọi của nó có nghĩa là "Cửa ải đầu tiên và lớn nhất dưới bầu trời". Một viên gạch thừa nằm trên gờ của một cổng. Một truyền thuyết nói rằng viên quan chịu trách nhiệm đã yêu cầu người thiết kế tính toán số gạch cần dùng. Người thiết kế đã đưa ra một con số và khi xây dựng xong thì chỉ còn thừa đúng một viên gạch. Nó đã được đặt trên đỉnh của cửa ải như là biểu tượng để kỷ niệm. Một diễn giải khác cho rằng công trình xây dựng được giao cho một viên tướng quân đội và một nhà kiến trúc. Nhà kiến trúc đã đưa cho viên tướng bản dự toán số gạch mà ông ta cần. Khi viên tướng quản lý nhận thấy viên kiến trúc sư kia đã không đề nghị thêm một viên gạch dư thừa nào cả, ông ta đã yêu cầu nhà kiến trúc sửa lại bản dự toán để tính tới các tình huống không dự liệu trước được. Nhà kiến trúc, nhìn nhận việc này như là sự xỉ nhục đối với khả năng lập kế hoạch của ông ta, đã bổ sung thêm đúng 1 viên gạch vào yêu cầu. Khi cửa ải xây dựng xong thì viên gạch dư thừa trên thực tế vẫn còn và người ta đã để nó trên gờ cổng.

Hang Mạc Cao

Gần Đôn Hoàng là một bộ sưu tập đáng ngạc nhiên về nghệ thuật và tôn giáo của Phật giáo. Nó được công nhận là di sản thế giới kể từ năm 1987. Ban đầu ở đây có 1.000 hang động, nhưng hiện nay chỉ còn 735 hang động là còn giữ được, chia thành hai khu bắc (248 hang với 5 còn bích họa hay tượng) và nam (487 hang, đều có bích họa hay tượng). Mỗi chùa, miếu trong các hang đều có một bức tượng Phật hay Bồ Tát lớn và được tô vẽ thêm các cảnh tôn giáo. Năm 336, một nhà sư tên là Lạc Tôn đã nhìn thấy kim quang chiếu xuống như thể có hàng vạn Phật. Lạc Tôn đã bắt đầu cho khai tạc hang động đầu tiên để ghi nhớ sự kiện đó. Trong thời kỳ Ngũ đại Thập quốc đã không còn chỗ trên vách núi và không thể xây dựng thêm được hang động nào.

Con đường tơ lụa và Đôn Hoàng

Lịch sử bắt đầu từ Trường An và kéo dài tới Constantinopolis. Trên con đường này, các thương nhân có thể đi tới Đôn Hoàng tại Cam Túc. Tại Đôn Hoàng họ có thể đổi lấy lạc đà còn khỏe mạnh, thực phẩm và người bảo vệ cho cuộc hành trình đầy nguy hiểm qua sa mạc Taklamakan. Trước khi rời Đôn Hoàng họ có thể cầu nguyện tại hang Mạc Cao để xin một chuyến đi an toàn, nếu họ có thể trở lại đây thì họ sẽ lại tạ ơn trời đất tại hang này. Dọc theo sa mạc, họ cần phải lập thành những đoàn người đi trên lạc đà nhằm tự bảo vệ trước các nhóm cướp. Điểm dừng tiếp theo là Khách Thập (Kashi, Kashgar). Tại Khách Thập, phần lớn hàng hóa có thể trao đổi và người ta có thể quay trở lại, còn những người ở lại có thể ăn hoa quả và đổi lạc đà hai bướu của mình lấy những con lạc đà một bướu. Sau Khách Thập, họ có thể đi tiếp cho đến khi tới điểm tới tiếp theo.

Tỉnh Cam Túc - Trung Quốc

Chùa Bỉnh Linh

Hay động Bỉnh Linh, là một quần thể hang động Phật giáo trong hẻm núi dọc theo sông Hoàng Hà. Bắt đầu xây dựng năm 420 trong thời nhà Tây Tấn, khu vực này bao gồm hàng chục hang động với các mẫu chạm khắc, điêu khắc và bích họa. Bức tượng Phật Di Lặc lớn cao trên 27 m và là tương tự như bức tượng Phật đã từng tồn tại trên vách đá tại Bamiyan, Afghanistan. Khu vực này chỉ có thể tiếp cận được bằng cách đi thuyền từ Vĩnh Tĩnh vào mùa hè hay mùa thu.

Chùa Lạp Bặc Lăng

Đại tự viện Lạp Bặc Lăng nằm tại huyện Hạ Hà, châu tự trị dân tộc Tạng Cam Nam, ở phía nam Cam Túc và một phần của tỉnh cũ của Tây Tạng là An Đa (Amdo). Nó là một trong sáu đại tự viện chính của truyền thống Cách-lỗ phái trong Phật giáo Tây Tạng tại Tây Tạng và là quan trọng nhất tại Amdo. Được xây dựng năm 1710, nó có 6 đại học viện và chứa trên 60.000 kinh văn cũng như các tác phẩm văn chương khác cùng các tạo tác văn hóa khác.

Từ khóa » đôn Hoàng Cam Túc