5 Lý Do Nên Sử Dụng Cloud Trong Bối Cảnh đại Dịch

Xem nhanh

  • Tại sao nên đẩy nhanh việc ứng dụng Cloud trong bối cảnh đại dịch?
  • 1.  Kinh doanh liền mạch, phục hồi sau thảm họa 
  • 2. Tính linh hoạt và khả năng mở rộng
  • 3. Sự hợp tác và tính khả dụng
  • 4. An ninh mạng
  • 5. Giảm chi phí hoạt động
  • Cloud là vị cứu tinh giữa hoàn cảnh dịch bệnh

Đại dịch COVID-19 ập tới bất ngờ, khiến hàng loạt ngành nghề kinh doanh phải lập tức thay đổi nhân sự và chuyển sang hình thức làm việc tại nhà. Tất cả các quy trình kinh doanh cũng bị chuyển đổi sang online chỉ trong nháy mắt. 

Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh gây tổn hại nặng nề tới nền kinh tế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp vẫn có thể trụ lại, hay thậm chí là phát triển mạnh mẽ nhờ vào các công nghệ tiên tiến như Điện toán đám mây (cloud).

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kể từ khi làm việc tại nhà trở thành xu thế mới, thị trường cloud đã đạt được những bước tiến mạnh mẽ. Cụ thể, vào năm 2018, thị trường ứng dụng cloud trên toàn cầu mới đạt 118,7 tỷ USD, song đang được dự kiến tới năm 2026 sẽ đạt mức 437,9 tỷ USD - một thành tựu đáng kinh ngạc.

Điện toán đám mây là một công nghệ đột phá, giúp doanh nghiệp có thể tăng tốc các quy trình một cách hiệu quả và liền mạch. 

Tại sao nên đẩy nhanh việc ứng dụng Cloud trong bối cảnh đại dịch?

“Cloud là vị cứu tinh giữa hoàn cảnh dịch bệnh.”

Trong những năm gần đây, các tổ chức, cơ quan, đã thúc đẩy rất nhiều phát kiến công nghệ mới như Trí tuệ Nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data), Blockchain… Tất cả những công nghệ này đã giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn, tiết kiệm được nhiều sức lực và kinh phí hơn. Tuy nhiên, chúng lại chỉ đạt hiệu quả tối ưu khi được kết hợp cùng nền tảng cloud. 

Do đó, khi doanh nghiệp sử dụng cloud, trải nghiệm số của họ sẽ lập tức được cải thiện, thông qua việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất.

Có thể bạn quan tâm: Từ ‘di cư lên Đám mây’ đến ‘công dân Mây’

Sau đây là một số lý do tại sao nên sử dụng cloud trong bối cảnh dịch bệnh:

1.  Kinh doanh liền mạch, phục hồi sau thảm họa 

Khi sử dụng cloud, việc kinh doanh của bạn sẽ luôn liền mạch. Đây là một lợi thế lớn khi doanh nghiệp phải đối mặt với các hoàn cảnh mới, mà cụ thể là trong đại dịch. Kinh doanh liền mạch nghĩa là doanh nghiệp vẫn có thể vận hành y như cũ, kể cả khi bạn đang không làm việc cùng chỗ với các nhân viên khác. 

Ngoài ra, doanh nghiệp cần ứng dụng cloud để đảm bảo việc kinh doanh được liền mạch khi xảy ra các tình huống bất ngờ và đột ngột, ví dụ như giãn cách xã hội.  

“Lưu trữ dữ liệu trên cloud từ bây giờ - đảm bảo tính khả dụng dữ liệu trong tương lai.”

Điều này có nghĩa là, việc chuẩn bị lưu trữ dữ liệu trên cloud từ bây giờ tương đương với việc chuẩn bị trước tính khả dụng của dữ liệu trong trường hợp khẩn cấp. Trường hợp khẩn cấp ở đây có thể là bất cứ điều gì - bão, lốc xoáy, hay đơn giản chỉ là mất điện. Ta không thể giảm nhẹ các thảm họa thiên nhiên, và vì vậy, cần có một nền tảng cloud để giảm đi các nguy cơ mất mát dữ liệu.

Dữ liệu được lưu trữ trên các máy chủ cloud có nghĩa là nó đã được sao lưu. Như vậy, ta có thể đảm bảo sử dụng được dữ liệu và kinh doanh được bình thường kể cả khi có thảm họa xảy ra.  

2. Tính linh hoạt và khả năng mở rộng

Đại dịch gây ra những biến chuyển rõ ràng trong việc kinh doanh. Do doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng bởi các vấn đề tự nhiên, ta hầu như không thể dự đoán được mức tăng trưởng của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp thường chọn phân tích các tài nguyên đã được phân bổ và các tài nguyên cần thiết trong tương lai để duy trì hoạt động kinh doanh. 

Công nghệ cloud có thể phát huy tối đa công năng trong những hoàn cảnh này. Cụ thể, nó rất linh hoạt trong việc xác định các tài nguyên cần thiết dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp. Ví dụ: trong vài tháng tới, doanh nghiệp có thể sẽ có một khoảng thời gian phát triển, sau đó nhu cầu lại giảm tới trong vài tháng tiếp đó. 

Trong khoảng thời gian phát triển này, doanh nghiệp sẽ cần tạo ra nhiều tài khoản người dùng và tăng quy mô lưu trữ dữ liệu cho các nhân viên làm việc tại nhà. Những tác vụ này lại hoàn toàn có thể được thực hiện bởi các nhà cung cấp dịch vụ cloud, mà không cần doanh nghiệp phải mua thêm thiết bị phần cứng hay thực hiện cài đặt mới. 

3. Sự hợp tác và tính khả dụng

Ảnh hưởng của đại dịch đã khiến các văn phòng phải đóng cửa trong ngắn hạn, tuy nhiên, hệ quả của nó lại có thể mang tính dài hạn. Dù sao thì cũng đã hơn nửa năm kể từ khi dịch bệnh diễn ra. Ngày càng có nhiều người làm tại nhà hơn, và các doanh nghiệp có lẽ sẽ phải hoàn toàn chuyển sang hình thức quản lý từ xa.

Mà quản lý từ xa thì không chỉ cần tới các công cụ và ứng dụng nhắn tin. Ví dụ: nếu bạn là doanh nghiệp kế toán, thì bạn sẽ phải liên lạc với khách hàng để cập nhật thông tin cho họ. Tuy nhiên, điều này không chỉ áp dụng với các doanh nghiệp kế toán, mà tất cả các doanh nghiệp cần liên lạc liền mạch với khách hàng đều cần tới các giải pháp hợp tác hiệu quả hơn. 

Việc chia sẻ các tài liệu sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn sử dụng cloud. Với cloud, mọi doanh nghiệp đều có thể truy cập cùng một tệp, cùng một lúc, từ bất cứ đâu. Qua đó, việc quản lý giao tiếp giữa các nhân viên trở nên dễ dàng hơn, giúp giảm tối đa độ trễ trong công việc, đồng thời hạn chế được số lượng truy cập khi cần thiết. 

Có thể bạn quan tâm: Lưu trữ đám mây - Xu thế mới cho doanh nghiệp

4. An ninh mạng

Doanh nghiệp nào cũng chú trọng vấn đề an ninh, và mọi nguy cơ tấn công đều có thể gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh. Các vụ tấn công mạng vốn luôn một mối đe dọa lớn trong thời đại số, lại đang trở nên trầm trọng hơn trong bối cảnh đại dịch.

Và cho dù bạn đang làm tại nhà hay ở trên văn phòng, bạn đều cần có các chiến lược cụ thể để hạn chế những nguy cơ bảo mật. 

Khi dữ liệu doanh nghiệp được lưu trữ trên cloud, nhà cung cấp dịch vụ sẽ đảm bảo bảo mật thông tin này bằng nhiều lớp, qua đó đem lại những nền tảng bảo mật tốt nhất, với khả năng phát hiện và loại trừ các mối nguy theo thời gian thực. 

5. Giảm chi phí hoạt động

Mỗi doanh nghiệp điều có một ngân sách, và để sinh ra lợi nhuận, doanh nghiệp cần sử dụng chi phí sao cho không vượt quá ngân sách này. Để thực hiện được điều này, doanh nghiệp cần ứng dụng các giải pháp kinh doanh có chi phí hợp lý. 

Khi các doanh nghiệp cài đặt hạ tầng tại công ty, họ sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí triển khai, quản lý, và vận hành cao hơn rất nhiều mức giá mà các nhà cung cấp dịch vụ cloud đưa ra. Bởi lẽ, sử dụng cloud tương đương với việc sử dụng máy tính của người khác. 

Việc ứng dụng cloud giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí. Với cloud, doanh nghiệp có thể giảm tải nhiều khoản chi phí hoạt động như tiền mua phần mềm, máy chủ, và tiền thuê các chuyên gia IT giúp quản lý các hệ thống trong doanh nghiệp. 

Như vậy, sử dụng dịch vụ cloud rẻ hơn việc vận hành các quy trình kinh doanh trong doanh nghiệp. Ngoài ra, so với cloud, việc bảo trì các thiết bị hạ tầng cũng rất khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh, khiến cho cloud trở nên hữu ích hơn bao giờ hết. 

Cloud là vị cứu tinh giữa hoàn cảnh dịch bệnh

Cloud không chỉ giải quyết vấn đề bảo mật dữ liệu và phục hồi sau khủng hoảng, mà còn rất phổ biến, giúp doanh nghiệp tăng tốc trong bối cảnh số hóa. Do đó, việc chuyển đổi sang sử dụng cloud mà một quyết định đúng đắn, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch.

Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT CloudFanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/Email: [email protected]Hotline: 1900 638 399

Từ khóa » Dịch Cloud