5 Môn Phái Võ Thuật Việt Nam Bạn Nên Biết
Có thể bạn quan tâm
Việt Nam luôn tự hào là mảnh đất của những người con thượng võ với nền võ thuật được hình thành và phát triển qua hàng nghìn năm cùng lịch sử dựng nước và giữ nước. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và có cái nhìn tổng quan hơn về 5 môn phái có sức ảnh hưởng lớn trong làng võ thuật Việt.
- 5+ đặc điểm của môn võ Judo mà không phải ai cũng biết
- 6+ dụng cụ tập Muay Thái không thể thiếu dành cho người mới bắt đầu
- Những nguy hiểm khi chọn sai loại bao cát và cách chọn loại bao cát phù hợp
- 4+ lưu ý không nên bỏ qua khi học võ Karate tại nhà
- 4 bài tập đấm bốc với bao cát vô cùng dễ dàng, hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua
1. Vovinam – Niềm tự hào của võ thuật Việt Nam
a. Lịch sử hình thành
Việt Võ Đạo, hay còn được biết đến với cái tên Vovinam, là con đẻ của võ sư Nguyễn Lộc vào năm 1936. Sau một thời gian dài hoạt động lặng lẽ, đến năm 1938 ông mới quyết địng công khai môn võ này. Đồng thời ông đề ra chủ thuyết “Cách mạng tâm thân” để thúc đẩy môn sinh luôn luôn canh tân bản thân, và hướng thiện về thể chất lẫn tinh thần.Vào khoảng năm 1970, Vovinam được giáo sư Phan Hoàng gầy dựng nền móng phát triển ở châu Âu và bắt đầu được giảng dạy rộng rãi khắp Việt Nam.
Đến nay, môn võ này được phát triển rất nhiều nơi trên toàn thế giới. Năm 2007 Liên đoàn Vovinam bắt đầu ra đời. Trong thời gian 5 năm tiếp theo, Liên đoàn Vovinam Quốc Tế, Liên đoàn Vovinam Châu Á và Liên đoàn Vovinam Đông Nam Á lần lượt ra đời, đánh dấu sự phát triển nhảy vọt của Vovinam. Năm 2011, Vovinam vinh dự lần được đưa vào chương trình thi đấu chính thức tại SEA Games 26 lần đầu tiên. Trong các môn võ của Việt Nam, Vovinam được phát triển qui mô và rộng lớn nhất với nhiều môn sinh có mặt ở hơn 40 nước trên thế giới.
b. Đặc điểm
Vovinam được sáng tạo dựa trên nền tảng võ và vật dân tộc, đồng thời nghiên cứu tinh hoa của các môn võ khác trên thế giới như Kungfu Trung Quốc, võ thuật Nhật Bản và Hàn Quốc. Hệ thống kỹ thuật của môn phái Vovinam khá phong phú, đa dạng và mang rất nhiều nét đặc trưng riêng .
Một trong những là đặc trưng nổi bật nhất của Vovinam tính thực dụng. Thay vì phải mất một thời gian luyện tấn, đi quyền rồi mới đi vào học các chiêu thức cơ bản, võ sinh Vovinam được huấn luyện viên hướng dẫn ngay các thế khóa gỡ (khi bị tấn công…), phản đòn căn bản và những kỹ thuật gạt, đấm, đá, chém, té ngã… ngay từ các buổi tập đầu tiên.
Đây là tư duy khá mới mẽ của cố võ sư Nguyễn Lộc vào những năm cuối thập kỷ 30, nhằm giúp võ sinh có thể tự vệ hữu hiệu được ngay. Tính thực dụng đó không những phù hợp với hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ mà càng hợp lý và có giá trị đối với thời đại ngày nay, vì võ sinh không chỉ luyện võ để tăng cường sức khoẻ mà còn là để bảo vệ bản thân khỏi những mối nguy hiểm tiềm tàng trong cuộc sống hiện đại.
2. Võ thuật Nam Hồng Sơn – Di sản văn hoá võ thuật Việt
a. Lịch sử hình thành
Năm 1920, môn phái Nam Hồng Sơn được võ sư Nguyễn Nguyên Tộ sáng lập, với ý nghĩa: Nam là võ Việt Nam, Hồng là thiếu lâm Hồng Gia, một môn phái võ Trung Hoa, và Sơn là sự vững chãi và hùng vĩ như núi, nhằm phục hồi và lan truyền tinh thần trượng võ của người Việt.
Cố võ sư Nguyễn Nguyên Tộ đã được các võ sư Hàn Bái, Cử Tốn, Ba Cát nhận làm anh em kết nghĩa, nhờ đó được truyền thụ sở học Võ Việt, để rồi, thầy đã khéo léo kết hợp giữa võ học Thiếu Lâm với Tinh Hoa võ Việt, tạo lên bộ môn võ thuật Nam Hồng Sơn ngày nay.
b. Đặc điểm
Bên cạnh đặc tính kết hợp võ thuật của hai dân tộc, Nam Hồng Sơn hiện nay còn gìn giữ được một số bài võ cổ thuộc chương trình thi võ của triều Nguyễn.
Về mặt kĩ thuật, các võ sư Nam Hồng Sơn vẫn trung thành với chương trình giảng dạy của cha ông sử dụng lúc sinh thời. Ba năm đầu, môn sinh luyện tập võ thuật Trung Hoa, bao gồm tấn pháp, đòn thế và các bài quyền như: Long hổ quyền, Tứ lộ đoản quyền, Thảo mã quyền, Phượng vũ quyền,… Những năm tiếp theo, các võ sinh học võ thuật cổ truyền Việt Nam bao gồm các bài như Lão mai quyền, Ngọc trản ngân đài,… kết hợp với tập khí công và nội công.
Hiện nay với hệ thống tổ chức, quy mô phát triển, môn phái đã có hàng ngàn võ sinh thường xuyên luyện tập ở hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước, thậm chí có những võ đường đã vươn ra hoạt động ở bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, khẳng định rõ hơn vai trò quan trọng của môn phái trong làng Võ cổ truyền Việt Nam.
3. Nhất Nam – Tinh hoa lâu đời của người Việt
a. Lịch sử hình thành
Nhất Nam là một trong những môn phái võ thuật có lịch sử phát triển lâu đời nhất của dân tộc ta. Đất tổ của môn phái nằm trên vùng đất tối cổ châu Hoan, châu Ái (tức vùng Thanh Hoá , Nghệ An hiện nay ) địa thế như gốc một chiếc quạt xoè ra.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, các kỹ thuật của võ Nhất Nam được lưu truyền và liên tục trau dồi trong các dòng họ. Ngoài ra, môn phái này còn giao lưu, tiếp thu những tinh hoa của các môn võ cổ truyền khác của Việt Nam, tạo nên những đặc điểm riêng biệt phù hợp với thể tạng và tầm vóc của người Việt Nam.
b. Đặc điểm
Phái võ Nhất Nam là một môn phái võ có tính qui mô và tính tổ chức cao. Với hệ thống kỹ thuật đồ sộ cùng với hệ thống tâm pháp chuyên sâu, võ Nhất Nam tạo nên nền tảng vững chắc cho người học giao đấu và đối nhân xử thế.
Hệ thống môn công của phái Nhất Nam được đúc kết dựa trên sự vận hành của khí huyết, đặc điểm tâm sinh lý và cơ chế vận động cơ bắp của con người. Huy động tối đa sức mạnh của bản thân và lợi dụng sức mạnh của đối phương để đánh đối phương là nguyên lý cơ bản của võ Nhất Nam. Các bài tập đặc thù để luyện công bao gồm: tay xà, tay trảo, tay quyền. Cao hơn là các bài “ Ma quyền “ , “ Ảo quyền “ , “ Hoa quyền “. Một binh khí độc đáo của võ thuật Nhất Nam là “ nhung thuật”, sử dụng giải lụa 2 đầu có vật nặng để chiến đấu ; vừa có sự mềm mại uyển chuyển trói bắt binh khí dối phương, vừa có thể công phá mục tiêu với sức khó có binh khí nào đạt tới được.
Đồng thời với việc học tập và rèn môn công, người học võ Nhất Nam cũng được học tập cả Tâm pháp . Đây những đúc kết kinh nghiệm xương máu trong chiến đấu , tập luyện và đối nhân xử thế, với nhiều nguyên tắc khác nhau.
Đọc thêm: Những Điểm Khác Biệt Giữa TaeKwondo và Karate
4. Đấu Vật – Nét đẹp cổ truyền văn hoá Việt Nam
a. Lịch sử hình thành
Vật là một bộ môn thể thao rất được ưa chuộng ở nông dân Việt Nam thời xưa. Vào những ngày đầu Xuân hay những buổi hội hè đình đám nơi thôn dã, đấu vật là một thú vui không thể thiếu của người dân. Đặc biệt là ngày Tết mà thiếu đấu vật thì chẳng còn gì là không khí nữa.
Trống vật nổi lên là có sức thu hút mọi người, già, trẻ, gái, trai, đủ mọi tầng lớp nô nức đến bao quanh đấu trường. Người ta bình luận say sưa, chê khen rành rọt từng thế, từng miếng vật, từng keo vật từng tác phong của mỗi đô. Bộ môn vật, ngoài tính cách giải trí vui chơi, còn là một môn thể thao hữu ích, giúp thanh niên trong làng thêm cường tráng, thêm nghị lực, lòng dũng cảm, để giữ làng, giữ lúa và giữ nước. Từ xa xưa, đấu vật đã trở thành một tục lệ, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
b. Đặc điểm
Đấu vật là môn võ dân gian, không cầu kỳ trong nghi lễ, nhưng chiến thuật và kỹ thuật chơi thì được đúc rút qua nhiều đời. Đến ngày nay, không phải ai cũng được học hết những chiến thuật trong đấu vật để có một trận đấu toàn thắng.
Trước hết, các đô vật được tập cách luyện thể lực cho dai sức, mạnh tay mạnh chân, cách đứng thủ thế nào cho vững chắc. Ngoài ra, họ còn phải tập luyện cách té ngã thế nào cho khỏi chấn thương, tập cách né tránh, thoát hiểm. Mỗi lò vật đều mang một nghi thức và tính cách tôn giáo dành riêng thể hiện qua điệu nhảy đặc trưng như Múa Hoa, Xe Đài hay còn gọi là Ra Giàng, hoặc Múa Hạc,…Đây là lễ nghi thành kính của các đô vật, và còn là một hình thức khởi động của đô vật có mang tính dân tộc, vừa là cách trình diễn của đô vật với khán giả, tạo một không khí hào hứng lành mạnh trước khi vào cuộc đấu thực sự.
5. Tân Khánh Bà Trà – Tinh thần thượng võ của người Việt
a. Lịch sử hình thành
Tân Khánh Bà Trà là một trong những hệ phái võ thuật thuộc võ cổ truyền Việt Nam. Hệ phái có xuất xứ từ Bình Định và được các võ sư trau chuốt qua nhiều thế hệ tại vùng đất mới ở miền Nam Việt Nam là làng Tân Khánh (nay là thị trấn Tân Phước Khánh, tỉnh Bình Dương), và làng Bình Chuẩn (nay thuộc huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương).
Giữa thế kỷ 19, dưới triều vua Tự Đức nổ ra một sự kiện phản ánh rõ rệt tinh thần bất khuất của dân làng Tân Khánh: cuộc khởi nghĩa của dân làng Tân Khánh chống lại bè lũ quan lại thối nát tay sai của ngoại bang ở địa phương. Ngày nay nhiều người dân bản địa vẫn còn rất tự hào về sự kiện này và luôn nhắc về nó gắn liền với tên tuổi của một người phụ nữ tên là Võ Thị Trà. Bà vốn rất giỏi võ Tây Sơn, đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa trong 10 năm trời ròng rã từ năm 1850 và chấm dứt khi khi người Pháp xâm lược ba tỉnh miền Đông Nam Bộ. Vì vậy, vùng đất này, bao gồm cả làng Tân Khánh và làng Bình Chuẩn còn được gọi là “đất Bà Trà”. Và cũng từ đây, người dân gọi phái võ truyền thống xuất phát từ Tân Khánh, Bình Chuẩn là “Tân Khánh Bà Trà”. Thời đó, phái võ này được coi là một trong số rất ít phái võ cổ truyền có tiếng ở miền Nam Việt Nam. Võ Bình Định, võ Tân Khánh Bà Trà cũng đã nổi tiếng trong giới võ lâm Việt Nam
b. Đặc điểm
Phái võ Tân Khánh Bà Trà vẫn duy trì gần như tất cả những miếng võ cơ bản của phái Tây Sơn trong đó có những bài danh quyền như Ngọc trản, Lão mai quyền, Thần đồng quyền,…, các bài côn như Tấn nhất, Tứ môn, Thần Đồng, Giáng Hỏa,… và nhiều bài binh khí như: Siêu Thái Dương, Siêu Thái Âm, Song Kiếm, Trường Thương…
Tuy nhiên các võ sư đã điều chỉnh và cải tiến các kỹ thuật đòn thế để phù hợp với vùng đất mới đồng thời gia tăng hiệu quả tính, nhanh hơn và mạnh mẽ hơn. Những bài thiệu dùng để dạy các võ sinh trong võ Tây Sơn cũng được trau truốt, một số bài có cả những câu mới được bổ sung.
Đặc trưng kỹ thuật của võ phái Tân Khánh Bà Trà là lối tấn công phối hợp, liên hoàn những kỹ thuật đòn chân và đòn tay nhằm làm rối loạn sự phòng thủ của đối phương cũng như giúp cho sự tấn công đạt hiệu quả cao. Những đòn tay và đòn chân tung ra theo đường thẳng, có sức án ngự mọi sự tấn công đối phương. Chính đặc điểm này đã giúp cho môn sinh của võ phái Tân Khánh Bà Trà có khả năng chiến đấu trong mọi tình huống.
Kết
Với lịch sử phát triển lâu đời và hệ thống kỹ thuật đa dạng, võ thuật luôn là niềm tự hào sâu sắc của con người Việt. Ngoài những cái tên kể trên, võ thuật Việt Nam còn bao gồm rất nhiều các môn phái khác với những nét đẹp truyền thống riêng biệt. Võ phục Tân Việt luôn vinh dự được đồng hành cùng các môn sinh đưa võ thuật cổ truyền Việt Nam phát triển lớn mạnh hơn nữa. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn đang tìm kiếm một cơ sở uy tín để mua võ phục và các dụng cụ võ thuật.
Đồng hành cùng Võ Thuật Việt Nam từ năm 1962, Tân Việt là nhà cung cấp võ phục và dụng cụ võ thuật hàng đầu của các Huấn Luyện Viên lâu năm cùng hàng nghìn cá nhân đam mê và yêu thích võ.
Xem sản phẩm HotlineTừ khóa » Các Môn Phái Võ ở Việt Nam
-
Võ Cổ Truyền Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Các Môn Phái Võ Thuật Tại Việt Nam - Wikipedia
-
Danh Sách Các Môn Phái Võ Cổ Truyền Việt Nam - Facebook
-
Tìm Hiểu Các Loại Võ Thuật đang Có Tại Việt Nam - Elipsport
-
Tổng Hợp: Các Loại Võ Thuật Phổ Biến đang Có Tại Việt Nam
-
DANH SÁCH CÁC MÔN PHÁI VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
-
Võ Cổ Truyền Việt Nam Thông Tin Từ A đến Z
-
Top 5 Môn Võ Có Xuất Xừ Từ Việt Nam
-
Võ Cổ Truyền Việt Nam Có Bao Nhiêu Môn Phái
-
Các Môn Võ Hiện đang được Giảng Dạy ở Việt Nam Bạn Nên Tham ...
-
Phái Võ ở Việt Nam - Phần 2 Pdf - Tài Liệu Text - 123doc
-
Võ Phái Nhất Nam Và Bản Sắc Người Việt - Hànộimới
-
Võ Thuật Việt Nam đi Tìm Một Vị Trí Xứng Tầm Trong Làng Thể Thao Pháp