Võ Cổ Truyền Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Võ cổ truyền Việt Nam (trước đây gọi là võ ta)[1][2] dùng để chỉ những hệ phái võ thuật cổ xưa, lâu đời lưu truyền trong suốt trường kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam, được người Việt sáng tạo và phát triển qua nhiều thế hệ, hình thành nên kho tàng những đòn, thế, bài quyền, bài binh khí, kỹ thuật chiến đấu đặc thù, các đòn đánh (võ nghệ). Với những kỹ pháp võ thuật này người Việt Nam đã dựng nước, mở mang và bảo vệ đất nước trong suốt quá trình lịch sử Việt Nam. Hiện tại Võ cổ truyền Việt Nam do Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam đại diện và quản lý.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Tại Việt Nam, thời Pháp mới chiếm Đại Nam, các hệ phái võ thuật cổ truyền bị thực dân Pháp cấm lưu hành vì những người đứng đầu các phong trào khởi nghĩa chống Pháp đều là người giỏi võ Việt Nam.[3] Khoảng năm 1925, võ cổ truyền Việt Nam được khôi phục song song với các môn võ ngoại quốc khác được du nhập vào Việt Nam, như: Quyền Anh (Boxing, Boxe), Thiếu Lâm, Nhu đạo...[cần dẫn nguồn]
Từ năm 1964, ở miền Nam Việt Nam, võ Việt Nam được quản lý bởi Tổng cuộc Quyền thuật Việt Nam,[4] và từ năm 1969 lập ra Tổng hội Võ sư Nghiên cứu và Phổ biến Võ học Việt Nam, gọi tắt là Tổng hội Võ học Việt Nam.[5] Ba võ sư có công lớn trong giai đoạn này là: Trương Thanh Đăng, Quách Văn Kế và Vũ Bá Oai (được mệnh danh là "Tam Nguyệt") tiếp nối việc khôi phục và phát triển võ Việt Nam.[6]
Bốn võ sư khác cũng có công đào tạo nhiều võ sĩ: Hồ Văn Lành, Trần Xil, Xuân Bình và Lý Huỳnh. Bốn võ sư này đã được Tổng Nha Thanh Niên trao tặng bằng Khen về các thành tích cao cho đất nước, và từ đó, giới võ thuật gọi bốn võ sư này là "Tứ Tú" (bốn ngôi sao sáng), nối tiếp "Tam Nhựt" (ba mặt trời) và "Tam Nguyệt" (ba mặt trăng) trong việc khôi phục và phát huy truyền thống võ thuật Việt Nam.[6]
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, do tình hình trật tự an ninh còn hỗn loạn, võ thuật Việt Nam tạm ngừng phát triển một thời gian. Năm 1979, nhân sự kiện quân đội Trung Quốc và quân đội Khmer Đỏ tấn công Việt Nam, Nhà nước Việt Nam đã cho khôi phục hoạt động võ thuật, trong đó có võ thuật cổ truyền Việt Nam, để tập hợp thanh niên rèn luyện sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.[cần dẫn nguồn] Phong trào võ thuật trong đó có Võ cổ truyền bắt đầu được khôi phục.[7] Sau đó, các Liên đoàn võ thuật hình thành để quản lý phong trào võ thuật, trong đó có Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam thành lập năm 1991.[8]
Gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Võ cổ truyền Việt Nam ban đầu gọi là "võ ta", đôi khi được hiểu là những môn võ có nguồn gốc phát sinh lâu đời của dân tộc Việt (Kinh) trên đất nước Việt Nam. Võ ta được dùng để phân biệt với "võ Tàu" là các môn võ có nguồn gốc Trung Quốc.[2][9] Võ ta có nguồn gốc từ công cuộc khai khẩn xứ Đàng Trong của chúa Nguyễn và đã trở thành môn thi tuyển quan võ thời nhà Nguyễn và dùng trong huấn luyện quân đội. Võ ta còn được gọi là võ Kinh. Ngày nay tên gọi "võ ta" với ý nghĩa là "võ Kinh" vẫn còn được thông dụng, điển hình là Bạch Hổ Sơn Quân phái.[10]
Năm 1991, võ ta được đổi tên thành Võ cổ truyền Việt Nam.[1][2] Võ sư Võ Kiểu, nguyên tổng thư ký Liên đoàn Quyền thuật miền Trung đã đưa ra quan điểm về việc đổi tên: "Ai không biết đó là võ cổ truyền? Còn khi gọi “võ ta”, tên gọi này đã là một cái đập ngực tự hào về một món võ gắn bó với dân tộc từ hàng ngàn năm qua, mang vẻ đẹp mà không môn võ nào trên thế giới có được. Nó không chỉ là một môn võ phòng thân, chống ngoại xâm mà còn là một tư tưởng vô cùng quan trọng trong hệ thống tư tưởng Việt Nam".[1] "Đánh mất tên gọi "Võ ta", là chúng ta đã vô tình đánh mất luôn cả cái hệ tư tưởng Việt Nam quý giá ẩn chứa trong môn võ vô cùng đẹp này!".
Nhánh
[sửa | sửa mã nguồn]Vovinam (Võ Việt Nam) là một nhánh rất phát triển của Võ cổ truyền.[11] Từ năm 2007, Liên đoàn Võ thuật Vovinam Việt Nam đã quảng bá Võ cổ truyền ra khắp thế giới, tổ chức Giải vô địch Vovinam thế giới lần đầu tiên, cũng như nhiều giải đấu khu vực. Liên đoàn vận động thành lập Liên đoàn võ thuật Vovinam châu Âu, châu Phi, châu Á và Ðông Nam Á.[12]
Đặc điểm
[sửa | sửa mã nguồn]Võ thuật cổ truyền Việt Nam thể hiện một số đặc điểm:
- Thường là võ trận, sử dụng trong trận mạc, chiến đấu chống ngoại xâm, chinh phục thiên nhiên hoang dã, chống trả và săn bắt hổ, lợn rừng, bảo vệ nhà cửa, làng xóm, chống trộm cướp. Thích hợp với nhiều loại địa hình.[cần dẫn nguồn]
- Trọng cận chiến, thiên về nhu chứ không hoàn toàn cương,[1] đề cao việc thực chiến,[2][1] hạ gục nhanh đối phương.[1] Sử dụng tất cả các phần trên cơ thể, bao gồm cùi chỏ, đầu gối hay gót chân. Về cước có 24 cước khác nhau.[1]
- Các bài quyền đều có lời thiệu bằng thơ, phú.[cần dẫn nguồn]
Ba nhân tố
[sửa | sửa mã nguồn]Ba nhân tố được đề cao trong võ học:[1]
- Võ triết: người học võ phải biết viết sách.
- Võ y: phải biết chữa bệnh.
- Võ đức: học võ phải chú trọng đạo đức.
Một số hệ phái võ thuật cổ truyền Việt Nam
[sửa | sửa mã nguồn]Miền Bắc
[sửa | sửa mã nguồn]- Nam Thiên Phật Môn Quyền[13][14]
- Thiên Môn Đạo
- Nhất Nam (võ Hét)
- Võ vật Liễu Đôi[15][16]
- Thăng Long Võ đạo[17][18]
- Nam Hồng Sơn[18][14][19]
- Thanh Phong Võ Đạo[18]
- Bắc Việt Võ[20][21]
- Bình Định gia
- Đông Đô phái[14] hay Đông Đô Việt Võ Quyền
- Hoa Quyền[14]
- Vũ Long Quyền[22]
Miền Trung
[sửa | sửa mã nguồn]- Thiếu Lâm Nam Sơn[23]
- Tây Sơn võ đạo[24]
- Bình Thái đạo[19]
- Võ kinh Vạn An[20][25]
- Bạch Hổ võ phái
- Thiếu Sơn Phật Gia[26]
- Huỳnh Huynh Đệ[27]
- Kim Kê Tây Sơn Nhạn[18]
- Thiếu Lâm Đại Tâm[28]
- Tứ Phụng[29]
- Tấn Gia Quyền[30]
- Hổ Quyền phái[31]
- Hầu Quyền phái[32]
Miền Nam
[sửa | sửa mã nguồn]- Tân Khánh Bà Trà[19]
- Thiếu Lâm Phật Gia Quyền[33]
- Bình Định Sa Long Cương[18]
- Trúc Lâm Thái Hư[34]
- Việt Đạo Quán[35]
- Tây Sơn Bình Định[19]
- Hóa Quyền Đạo[36]
- Hắc Long phái[19]
- Nội Gia Quyền[14]
- Hồng Mi Đạo Nhơn[37]
- Trung Sơn võ đạo[38]
- Tây Sơn Nhạn
- Thiếu Lâm Long Phi[39]
- Thiếu Lâm Bằng Long Hải
- Thiếu Lâm Hắc Hổ Môn
- Thiếu Lâm Bắc phái
- Thiếu Lâm Nam phái
- Thiếu Lâm Nững Xị (Long Hổ Hội)
- Thiếu Lâm Lê Gia Quyền
- Thiếu Lâm Tam Thái
- Thiếu Lâm Tiều Châu
Hải ngoại
[sửa | sửa mã nguồn]- Thanh Long võ đạo
- Sơn Long Quyền Thuật[14]
- Văn Võ đạo[40]
- Nam Hổ Quyền[41]
- Hoa Long võ đạo[42][40]
- Thiếu Hổ[43]
- Thủy Pháp[44]
- Minh Long Tây Sơn võ đạo[45]
Mới thành lập
[sửa | sửa mã nguồn]Các võ phái võ cổ truyền mới hình thành trong thời gian gần nhất:
- Thiếu Lâm Tây Sơn (năm 1962)[46]
- Bích Quang Môn (năm 1963)[43]
- Thanh Long võ đạo (năm 1970)[19]
- Hồng Trần Bình Định (năm 1992)[47]
- Linh Quyền đạo (năm 2000)[48]
- Tây Sơn – Ngọc Điệp[49]
- Uy Long môn (năm 2009)[50]
- Phật Quang Quyền (năm 2014)[51][52]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Các môn phái võ thuật tại Việt Nam
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d e f g h Thiên Lý (ngày 19 tháng 4 năm 2013). “Tâm huyết với "võ ta"”. báo Quảng Nam. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024.
- ^ a b c d Gia Khánh (ngày 28 tháng 1 năm 2017). “Đưa võ Việt ra thế giới”. báo Lâm Đồng. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024.
- ^ Trương Quốc Uyên 2005, tr. 35-42.
- ^ Lạc Hà 1991, tr. 17.
- ^ Nông Huyền Sơn (ngày 8 tháng 11 năm 2014). “Huyền thoại và sự thật về võ phái Trà Kha (tiếp theo và hết)”. báo Công an nhân dân. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.
- ^ a b Công Sơn, Hồng Sĩ (ngày 28 tháng 10 năm 2011). “Đời thường của những võ sư nổi tiếng - Kỳ 5: "Beo đen" Lý Huỳnh”. báo Thanh Niên. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.
- ^ Hội văn học nghệ thuật Bình Dương 2006, tr. 160.
- ^ P.V (ngày 4 tháng 8 năm 2023). “Nhiều giải pháp cấp bách được đề xuất tại hội thảo về Võ thuật cổ truyền Việt Nam”. VTV. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.
- ^ “Phiên bản của võ Trung Quốc?”. báo Người lao động. ngày 20 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024.
- ^ Đoàn Cường, Thái Lộc (ngày 18 tháng 9 năm 2015). “Võ ta - Bạch hổ sơn quân”. báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024.
- ^ Anh Tuấn (ngày 3 tháng 1 năm 2012). “Tự hào Vovinam”. Sức khỏe và Đời sống. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
- ^ Hồ Dung (ngày 25 tháng 8 năm 2012). “Liên đoàn Võ thuật Vovinam Việt Nam nỗ lực xây dựng hình ảnh môn võ Việt ra thế giới”. Tạp chí Tuyên giáo. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
- ^ Thục Hiền (ngày 16 tháng 8 năm 2016). “Lớp võ chốn cửa thiền”. Thông tấn xã Việt Nam. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.
- ^ a b c d e f Hải An (ngày 23 tháng 7 năm 2023). “Khí thế hào hùng tại giải Võ thuật cổ truyền Hà Nội mở rộng lần thứ 38 - Cúp Thăng Long năm 2023”. VTV. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.
- ^ Viện văn học 1982, tr. 132.
- ^ Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam 2005, tr. 1059-1060.
- ^ Lê Mai (ngày 31 tháng 7 năm 2010). “Thăng Long Võ đạo đất kinh kỳ”. VOV. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.
- ^ a b c d e Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 2022, tr. 16.
- ^ a b c d e f Lê Sơn (ngày 3 tháng 1 năm 2011). “Võ cổ truyền – di sản cần gìn giữ”. báo Tổ quốc. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.
- ^ a b Phạm Huy Dũng (ngày 28 tháng 6 năm 2011). “Cảm hứng Miêu quyền”. báo Công an nhân dân. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2024.
- ^ Quốc Hùng (ngày 17 tháng 11 năm 2015). “Bắc Việt Võ - môn võ của người dân tộc H'Mông”. VTV. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.
- ^ Xuân Lượng (ngày 13 tháng 10 năm 2019). “Những màn biểu diễn nội công công phu của Hội thi võ thuật cổ truyền Hà Nội mở rộng 2019”. Sở Văn hóa và thể thao Hà Nội. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.
- ^ Quang Thành. “Cơ duyên của đại thụ làng võ với long đao, kiếm cổ”. Vietnamnet. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2024.
- ^ Lê Thì (ngày 28 tháng 2 năm 2006). “VỀ MIỀN ĐẤT VÕ: Cơ sở lý luận của võ cổ truyền Bình Định (tiếp theo)”. báo Bình Định. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2024.
- ^ Hàn Đăng (ngày 22 tháng 8 năm 2012). “Trầm trồ... võ quạt Lôi phong”. báo Thừa Thiên Huế Online. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2024.
- ^ Văn Tuynh (ngày 8 tháng 2 năm 2010). “Những bước phát triển của phong trào Võ thuật Quảng Bình”. Cục thể dục thể thao. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2024.
- ^ Phan Xuân Luật (ngày 17 tháng 9 năm 2009). “Tuyệt kỹ Huỳnh Kim Hồng”. báo Phú Yên. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2024.
- ^ Thanh Vân (ngày 21 tháng 6 năm 2019). “Khai mạc Giải võ thuật cổ truyền mở rộng môn phái Thiếu lâm Đại Tâm lần thứ nhất”. báo Thừa Thiên Huế Online. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2024.
- ^ Nguyễn Quý (ngày 22 tháng 2 năm 2009). “Bốn đời võ nghiệp gia truyền”. báo Đà Nẵng. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.
- ^ Tấn Phúc (ngày 25 tháng 4 năm 2013). “Duy Nhất khổ luyện để thành công”. báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.
- ^ Lê Hoài Nhân, Bùi Ngọc Long (ngày 1 tháng 2 năm 2022). “Năm Nhâm Dần, khám phá môn võ Hổ quyền độc đáo cùng lão võ sư 71 tuổi”. báo Thanh Niên. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.
- ^ Phi Tân (ngày 14 tháng 12 năm 2019). “Hầu quyền đạo đất Cố đô”. báo Thừa Thiên Huế Online. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.
- ^ Diệp Quỳnh (ngày 10 tháng 1 năm 2013). “Võ đường trong cửa Phật”. báo Lâm Đồng. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024.
- ^ Long Vĩnh (ngày 10 tháng 1 năm 2016). “500 VĐV, võ sư, HLV tham gia lễ về nguồn của võ phái Trúc Lâm Thái Hư tại Bình Dương”. báo Bình Dương. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024.
- ^ H. Đăng, T. Phúc (ngày 26 tháng 2 năm 2018). “Khi võ thuật kết hợp y học”. báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2024.
- ^ Minh Luân (ngày 17 tháng 3 năm 2021). “Dị nhân nâng tạ 100kg bằng... bộ phận đặc biệt”. báo Thanh Niên. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024.
- ^ Vi Lâm (ngày 9 tháng 3 năm 2007). “Sức sống của võ thuật cổ truyền ở Đồng Nai”. báo Đồng Nai. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024.
- ^ Ngọc Thiện (ngày 16 tháng 3 năm 2010). “Ký sự Võ lâm Sài Gòn - Chợ Lớn- Kỳ 4: Đường đao của đại sư Mai Văn Phát”. báo Pháp luật. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024.
- ^ Đỗ Trình (ngày 17 tháng 12 năm 2023). “Chơn Thành tổ chức Liên hoan võ cổ truyền môn phát Thiếu Lâm Long Phi”. báo Bình Phước. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024.
- ^ a b Sơn Nghĩa (ngày 3 tháng 8 năm 2016). “Hào khí võ Việt”. Thông tấn xã Việt Nam. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2024.
- ^ “Những người góp phần phát triển võ cổ truyền Việt Nam trên đất Pháp”. báo Nam Định. ngày 15 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2024.
- ^ Đà Hải, Nguyễn Hùng (ngày 15 tháng 1 năm 2012). “Võ Rồng”. báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2024.
- ^ a b An Nhiên (ngày 19 tháng 1 năm 2013). “Đóng góp tích cực cho sự phát triển võ cổ truyền”. báo Khánh Hòa. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2024.
- ^ Văn Bảy (ngày 21 tháng 9 năm 2012). “Nhà thơ Phương Tấn: Hơn 40 năm bắc nhịp cầu văn hóa võ Việt”. báo Thể thao và văn hóa. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2024.
- ^ An Nhiên (ngày 24 tháng 3 năm 2011). “Giữ nét tinh hoa võ Việt”. báo Khánh Hòa. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2024.
- ^ Lê Thì (ngày 2 tháng 2 năm 2006). “VỀ MIỀN ĐẤT VÕ: Võ cổ truyền Bình Định ở ngoài tỉnh”. báo Bình Định. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2024.
- ^ T.Lý (ngày 15 tháng 12 năm 2015). “Khai mạc Giải vô địch toàn quốc võ phái Hồng Trần Bình Định lần 1 năm 2015”. báo Bình Dương. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024.
- ^ Tất Định (ngày 9 tháng 4 năm 2013). “Xem thiếu nữ Linh Quyền đạo kê búa tạ đập thái dương”. Vietnamnet. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.
- ^ Lê Cường (ngày 17 tháng 9 năm 2013). “Võ sư Ngọc Điệp: "Tôi vẫn mong có ngày võ cổ truyền thành quốc võ"”. báo Bình Định. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024.
- ^ PT (ngày 18 tháng 7 năm 2016). “Kỷ niệm 7 năm ngày thành lập võ phái Uy Long môn”. báo An ninh Hải Phòng. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.
- ^ Tuệ Đăng (ngày 12 tháng 12 năm 2015). “BRVT: Kỷ niệm một năm thành lập Phật Quang Quyền”. báo Phật Giáo. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.
- ^ Huy Thư (ngày 28 tháng 11 năm 2016). “Gần 200 võ sinh môn phái Phật Quang Quyền thi lên đai tại Nghệ An”. báo Nghệ An. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.
Thư mục
[sửa | sửa mã nguồn]Sách
[sửa | sửa mã nguồn]- Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2005). Địa chí Hà Nam. Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
- Hội văn học nghệ thuật Bình Dương (2006). Bình Dương, miền đất anh hùng, tập biên khảo văn nghệ dân gian. Nhà xuất bản Trẻ.
- Lạc Hà (1991). Tự học võ cổ-truyền Việt-nam (Võ Bình-định). Nhà xuất bản Đại Nam.
- Trương Quốc Uyên (2005). Tư tưởng Hồ Chí Minh về thể dục thể thao. Nhà xuất bản Thể dục thể thao.
Tạp chí
[sửa | sửa mã nguồn]- Viện văn học (1982). “Tạp chí văn học: Số phát hành 2”. Viện văn học, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
Tài liệu
[sửa | sửa mã nguồn]- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2022). “Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao, Thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045” (PDF). Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Phác Thành (ngày 4 tháng 7 năm 2004). “Tinh thần thượng võ dân tộc”. báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
- “Bình Định - một vùng đất võ (Bài 4): Các bộ môn võ cổ truyền”. báo Bình Định. ngày 24 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.
- Lê Anh Thơ (ngày 21 tháng 8 năm 2009). “Hệ thống thi đấu Võ cổ truyền và lộ trình đưa các môn Võ dân tộc vào thi đấu tại các Đại hội Thể thao khu vực và thế giới”. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.
- Duy Phong, Thanh Hà (ngày 9 tháng 8 năm 2015). “Khai mạc Đại hội quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ 1”. Tuyên giáo. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.
| |
---|---|
Bài quyền |
|
Bài binh khí |
|
| |
---|---|
| |
Nguồn gốc theo khu vực |
|
Kỹ thuật tay không |
|
Vũ khí |
|
Luyện tập |
|
Vật lộn |
|
Đòn đánh |
|
Khí |
|
Trực chiến /Đối kháng |
|
Tự vệ / Chiến đấu tổng hơp |
|
Chiết trung / Hỗn hợp |
|
Giải trí |
|
Chủ đề Võ thuật |
Từ khóa » Các Môn Phái Võ ở Việt Nam
-
Các Môn Phái Võ Thuật Tại Việt Nam - Wikipedia
-
5 Môn Phái Võ Thuật Việt Nam Bạn Nên Biết
-
Danh Sách Các Môn Phái Võ Cổ Truyền Việt Nam - Facebook
-
Tìm Hiểu Các Loại Võ Thuật đang Có Tại Việt Nam - Elipsport
-
Tổng Hợp: Các Loại Võ Thuật Phổ Biến đang Có Tại Việt Nam
-
DANH SÁCH CÁC MÔN PHÁI VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
-
Võ Cổ Truyền Việt Nam Thông Tin Từ A đến Z
-
Top 5 Môn Võ Có Xuất Xừ Từ Việt Nam
-
Võ Cổ Truyền Việt Nam Có Bao Nhiêu Môn Phái
-
Các Môn Võ Hiện đang được Giảng Dạy ở Việt Nam Bạn Nên Tham ...
-
Phái Võ ở Việt Nam - Phần 2 Pdf - Tài Liệu Text - 123doc
-
Võ Phái Nhất Nam Và Bản Sắc Người Việt - Hànộimới
-
Võ Thuật Việt Nam đi Tìm Một Vị Trí Xứng Tầm Trong Làng Thể Thao Pháp