5 Nguyên Tắc Quản Lý Phổ Quát - MBA Andrews

Steve Jobs đã từng nói: “Đơn giản có thể còn khó hơn phức tạp. Bạn phải làm việc chăm chỉ để biến những suy nghĩ phức tạp của mình trở nên tinh gọn và đơn giản”. Bằng cách hiểu và áp dụng tốt 5 nguyên tắc phổ quát này, bạn có thể trở thành người quản lý xuất sắc hơn trong môi trường làm việc của mình.

Nguyên tắc số 1: Các chức năng của nhiệm vụ quản lý.

Nhiều nhà quản lý thường xem công việc của họ là quản lý đội nhóm hoặc giám sát theo định hướng. Quan điểm này đúng nhưng chưa đủ.

Ở cấp độ cơ bản nhất, quản lý là một nhiệm vụ bao gồm năm chức năng: lập kế hoạch, tổ chức, biên chế, lãnh đạo và kiểm soát. Các lý thuyết và hành động để trở thành một nhà quản lý thành công đều xoay quanh năm chức năng này.

Vậy nên, việc hiểu rõ các chức năng sẽ giúp nhà quản lý tập trung nỗ lực vào các hoạt động thu được những kết quả tốt. Chúng ta có thể đi cụ thể hơn vào năm chức năng này như sau:

Lập kế hoạch: Khi bạn nghĩ đến việc lập kế hoạch trong vai trò quản lý, hãy nghĩ về nó như là quá trình lựa chọn các mục tiêu và hành động thích hợp để theo đuổi và sau đó xác định chiến lược nào sẽ sử dụng, hành động nào cần thực hiện và quyết định nguồn lực nào cần thiết để đạt được mục tiêu. Tổ chức: Là quá trình thiết lập mối quan hệ với người lao động, đưa ra cách thức mà người lao động có thể làm việc cùng nhau để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Dẫn đầu: Chức năng này liên quan đến việc nêu rõ ràng tầm nhìn, tiếp thêm năng lượng cho người lao động, truyền cảm hứng và thúc đẩy mọi người bằng việc sử dụng các kỹ năng thuyết phục và giao tiếp hiệu quả. Nhân sự: Tuyển dụng và lựa chọn người lao động cho các vị trí trong công ty (trong đội nhóm hoặc phòng ban). Kiểm soát:  Đưa ra các quy trình để giúp thiết lập các tiêu chuẩn, từ đó nhà quản lý có thể đo lường, đánh giá, so sánh tiến trình đạt được mục tiêu và đưa ra quyết định hành động để đạt được hiệu suất làm việc tốt nhất.

Nguyên tắc số 2: Các loại và vai trò của các nhà quản lý trong tổ chức.

Cơ cấu tổ chức rất quan trọng trong việc thúc đẩy doanh nghiệp phát triển hoạt động ổn định. Bất kể chức danh cụ thể được phân theo từng tổ chức, đội ngũ quản lý của tất cả các tổ chức hoàn thiện đều được phân ra làm 3 bậc: quản lý cấp cơ sở, cấp trung và cấp cao nhất.

Phía trên đội ngũ quản lý cao nhất là một giám đốc điều hành và một hội đồng quản trị các cấp. Để thấy rõ hơn cấu trúc này, hãy hình dung mô hình kim tự tháp. Bạn càng đi về phía trên cùng của kim tự tháp, bạn càng có ít người quản lý hơn. Tất cả các vai trò quản lý này đều có vai trò và nhiệm vụ cụ thể. “Vai trò quản lý là một tập hợp các nhiệm vụ cụ thể mà người quản lý phải thực hiện bởi vị trí mà người đó nắm giữ trong một tổ chức.”

Tất cả các nhà quản lý đều đóng vai trò quan trọng trong mô hình này.  Họ có 3 vai trò chính: quyết định (decisional), tương tác liên cá nhân (interpersonal) và truyền đạt thông tin (informational). Trong vai trò quyết định, các nhà quản lý có thể thực đưa ra quyết định, với tư cách là người xử lý xáo trộn, người phân bổ nguồn lực hoặc người đàm phán. Trong vai trò tương tác liên cá nhân, các nhà quản lý có thể là hình mẫu, lãnh đạo, người giám sát. Trong vai trò cung cấp thông tin, họ là người phổ biến, truyền đạt và chia sẻ thông tin đến đội nhóm

Nguyên tắc số 3: Quản lý hiệu quả các nguồn lực của tổ chức.

Một nhiệm vụ thiết yếu trong việc vận hành kế hoạch chiến lược của tổ chức là phân bổ các nguồn lực theo cách mà chúng sẽ tạo ra tác động nhiều nhất. Trên thực tế, Tiến sĩ Ray Powers (2015), phó hiệu trưởng của Trường Kinh doanh & Công nghệ Forbes, lập luận rằng đây là điều quan trọng nhất cần phải làm.

“Tôi định nghĩa các nguồn lực là con người, thời gian, tiền bạc và tài sản – và tất nhiên định nghĩa cơ bản của một dự án là phải có mục tiêu và ngày bắt đầu và kết thúc – cho hầu hết mọi hoạt động mà chúng tôi thực hiện,” ông giải thích.

Các nhà quản lý tham gia vào quá trình lập kế hoạch hoạt động và lập kế hoạch ngân sách, bằng cách đó cần phải chủ động xác định những gì nên làm, trình tự thực hiện và xác định những nguồn lực nào phù hợp để đạt được mục tiêu trong kế hoạch. Hãy nhớ rằng đây không phải là một cuộc thi thể hiện cá tính. Kế hoạch chiến lược và các mục tiêu cụ thể sẽ xác định điều gì là quan trọng và điều gì có thể sẽ không quan trọng bằng.

Nguyên tắc số 4: Hiểu và áp dụng bốn chiều hướng của trí tuệ cảm xúc (EQ) trong việc tối đa hóa tiềm năng của con người.

Các nhà quản lý hiệu quả hiểu rõ bối cảnh và văn hóa trong các tình huống lãnh đạo, họ hiểu EQ (năng lực trong từng khía cạnh của trí tuệ cảm xúc).

Bốn khía cạnh đó bao gồm: ý thức tự giác cao, ý thức xã hội, khả năng quản lý bản thân và kỹ năng xã hội tốt. Tất cả những năng lực này đều quan trọng và chúng dẫn đến kết nối tuyệt vời với mọi người cũng như giúp nhà quản lý xây dựng hiệu suất quản lý mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn. EQ là một yếu tố rất quan trọng góp phần tạo nên một nhà quản lý xuất sắc.

Công việc của người quản lý là tìm cách phát huy tối đa các kỹ năng và tài năng của một thành viên trong nhóm người này làm việc với năng suất tốt nhất có thể. Điều này hoàn toàn không liên quan đến sự thao túng. Thay vào đó, đó là nghệ thuật hay cũng có thể gọi là khoa học của việc tối đa hóa tiềm năng của con người.

Nguyên tắc số 5: Biết kinh doanh

Một tiên đề phổ biến trong quản lý là một nhà quản lý có năng lực có thể quản lý bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng một phần. Đúng là hầu hết các nhà quản lý là những người tổng quát chứ không phải chuyên gia; tuy nhiên, nhiều nhà quản lý thành công đã bắt đầu sự nghiệp của họ trong các vai trò chuyên gia.

Điều mà các nhà quản lý thành công nhất mang lại cho công việc của họ ở vị trí lãnh đạo là kiến ​​thức vững chắc về doanh nghiệp và hiểu biết về các nguyên tắc quản lý tuyệt vời. Những người tham gia quản lý trước tiên phải tìm hiểu các đặc điểm của doanh nghiệp bằng cách thực hiện, làm việc trong  với các chiến lược và khám phá cách các bộ phận khác nhau của tổ chức; tìm hiểu cách chúng phối hợp với nhau để trở thành một tổng thể chung bởi vì các nhà quản lý giỏi phát hiện ra những gì phổ biến trong doanh nghiệp và tận dụng nó thúc đẩy kinh doanh và cải thiện hiệu suất.

Phần kết luận

Hãy nhớ rằng, với tư cách là người quản lý, để đạt được sự hài lòng trong công việc và thành công hơn trong sự nghiệp, bạn nên hiểu rõ và phát triển bản thân phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược, hệ thống, cấu trúc và văn hóa của tổ chức. Trong tất cả những gì bạn làm, hãy đối xử công bằng và trung thực với mọi người và cố gắng hết sức để tuân theo những giá trị cốt lõi của tổ chức cũng như của chính bạn.

Hãy cống hiến hết sức mình cho các nhóm, tổ chức và khách hàng của bạn. Hãy là người quản lý hiệu quả để đạt được kết quả hoạt động cho tổ chức của bạn và xây dựng lòng tin cũng như mối quan hệ tích cực với nhân viên của bạn.

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.

Từ khóa » Nguyên Tắc Qtkd Quan Trọng Nhất