đề Cương Qtkd. Trả Lời Câu Hỏi. Lần 1 - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Luận Văn - Báo Cáo
  4. >>
  5. Kinh tế - Thương mại
đề cương qtkd. trả lời câu hỏi. lần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.59 KB, 31 trang )

1 – Kinh doanh là gì ? Đặc điểm chủ yếu của kinh doanh ?2 – Doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp có các đặc điểm cơ bản nào? Hiện nay ở nước ta có các loại hình doanh nghiệp nào?3 – QTKD là gì? Thực chất và bản chất của QTKD ?4 – Vì sao nói QTKD vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật, vừa là một nghề? 5 – Vì sao để QTKD thành công phải nhận thức và tuân thủ đúng các đòi hỏi của các quy luật khách quan liên quan tới quá trình kinh doanh của doanh nghiệp? Trong các quy luật đó quy luật nào là quan trọng nhất? Vì sao. 6 – Nguyên tắc QTKD là gì? Căn cứ vào đầu đề ra các nguyên tắc này? Có những ngtắc nào? Nguyên tắc nào là quan trọng nhất? Vì sao? 7 – Phương pháp QTKD là gì? Có những pp kinh tế gì? Có những phương pháp QTKD nào? Vì sao? 8 – Chức năng QTKD là gì? Có những chức năng nào? 9 - Định hướng trong doanh nghiệp là gì? Nó đóng vai trò gì trong kinh doanh? 10 – Chiến lược doanh nghiệp là gì? Nó đóng vai trò gì trong kinh doanh? 11 – Cơ cấu tổ chức bộ máy doanh nghiệp là gì? Nó phải đáp ứng các yêu cầu nào chịu tđ của các nhân tố nào?Có các loại cơ cấu thông thường nào? 12 – Thông tin trong QTKD là gì? Nó có đặc trưng gì ? Nó đóng vai trò gì trong kinh doanh và nó phải đáp ứng các yêu cầi nào? 13 – Quyết định QTKD là gì? Các quyết định được xác định dựa trên các nguyên tắc nào? Phải đáp ứng các yêu cầu nào? 14 – Các bước và phương pháp ra quyết định QTKD?15 – Cán bộ lãnh đạo trong QTKD là gì? Vai trò, vị trí, trách nhiệm của họ trong QTKD 16 – Cán bộ lãnh đạo trong QTKD phải đáp ứng các yêu cầu nào? Yêu cầu nào là quan trọng nhất ? vì sao? 17 - Đặc điểm lao động của giám đốc và vấn đề tổ chức có khoa học lao động của họ? 18 - Động cơ thúc đẩy người lao động là gì? Làm thế nào để động viên người lao động làm việc có hiệu quả? 19 – Bản chất, nhân dân của kiểm tra trong QTKD ? Qua trình ktra ? Các công cụ ktra? 20 – Tại sao lại có nhiều chủ thể thực hiện kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp ? Điều đó có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp không ? 21 – Nghệ thuật QTKD là gì ? Nó được xây dựng trên cơ sở nào? Các giai đoạn thực hiện nghệ thuật QTKD ? 22 – Mưu kế trong QTKD là gì ? Mưu kế trong QTKD dựa trên cơ sở nào mà có?Câu 2. (câu 1 tự trả lời theo vở ghi)1. Doanh nghiệp. Các đặc trưng cơ bản của doanh nghiệpa, Định nghĩa:- DN là đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân, quy tụ các phương tiện tài chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất,cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, trên cơ sở tối đa hóa lợi ích củangười tiêu dung, thông qua đó tối đa hóa lợi của chủ sở hữu, đồng thời kết hợpmột cách hợp lí các mục tiêu xã hội.- (ĐN khác: tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được thành lập theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh)b, Đặc điểm:- DN là 1 đơn vị tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân- DN là DN là 1 tổ chức sống trong 1 thể sống (nền kinh tế quốc dân) gắn liềnvới địa phương nơi nó tồn tại.DN là 1 tổ chức sống vì lẽ nó có quá trình hình thành từ 1 ý chí và bản lĩnh củangười sáng lập (tư nhân, tập thể hay Nhà nước); quá trình phát triển thậm chí cókhi tiêu vong, phá sản hoặc bị 1 DN khác thôn tính. Vì vậy cuộc sống của DN phụ thuộc rất lớn vào chất lượng quản lý của những người tạo ra nó.- DN ra đời và tồn tại luôn luôn gắn liền với một vị trí của một địa phương nhấtđịnh, sự phát triển cũng như suy giảm của nó ảnh hưởng đến địa phương đó.2. Các loại hình DN ở nước ta hiện nay:a, Doanh nghiệp quốc doanh (DN Nhà nước):Là DN do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập, tổ chức quản lí, đăng kí hoạt động theo quy điịnh của Luật DNNN, nhàm thực hiện các mục tiêu kt-xh do NN giao. Công ty NN đc tổ chức dứoi hình thức CTNN độc lập, tổng công ty NN.b, Công ty tư nhân (Doanh nghiệp tư nhân):Công ty tư nhân là tổ chức kinh tế được đăng ký kinh doanh theo quy định và thực hiện các hoạt động kinh doanh, do một cá nhân làm chủ, có tài sản, có trụ sở giao dịch, có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của công ty. Chủ công ty tư nhân là đại diện theo Pháp luật, công ty tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. công ty tư nhân không có tư cách pháp nhân.* Ưu điểm:- Do là chủ sở hữu duy nhất của công ty nên công ty tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.- Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ công ty tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho công ty ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình công ty khác.* Nhược điểm:- Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ công ty tư nhân cao.- Chủ công ty tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của công ty và của chủ công ty chứ không giới hạn số vốn mà chủ công ty đã đầu tư vào công ty.c, Công ty hợp danh.Công ty hợp danh là công ty trong đó phải có ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty, ngoài các thành viên công ty hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, các thành viên có quyền quản lý công ty và tiến hành các hoạt động kinh doanh thay công ty, cùng nhau chịu trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn được chia lợi nhuận theo tỷ lệ tại quy định điều lệ công ty, các thành viên hợp danh có quyền lợi ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty. * Ưu điểm:- công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh.- Việc điều hành quản lý công ty hợp danh không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.* Nhược điểm:- Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.- Loại hình công ty hợp danh được quy định trong Luật công ty năm 2005 nhưng trên thực tế loại hình công ty này chưa phổ biến.d, Công ty trách nhiệm hữu hạn • 1 thành viênCông ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.Tùy thuộc vào ngành, nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bao gồm: Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc. công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu.• 2 thành viên trở lênCông ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là công ty trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá năm mươi người. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn. * Ưu điểm:- Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.- Số lượng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp.- Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.* Nhược điểm:- Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác, bạn hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng.- Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là công ty tư nhân hay công ty hợp danh.- Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.e, Công ty cổ phầnCông ty cổ phần là loại hình công ty, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần được thành lập và tồn tại độc lập. Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc), đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban kiểm soát. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra ngoài theo quy định của pháp luật về chứng khoán. * Ưu điểm:- Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao.- Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lĩch vực, ngành nghề.- Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty.- Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần.- Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần.* Nhược điểm:- Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích.- Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.f, Hợp tác xã.Hợp tác xã là một loại hình công ty đặc biệt, có tư cách pháp nhân, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của mình theo quy định của pháp luật. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân là những xã viên có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của hợp tác xã để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng nhau thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. * Ưu điểm:- Có thể thu hút được đông đảo người lao động tham gia.- Việc quản lý hợp tác xã thực hiện trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng nên mọi xã viên đều bình đẳng trong việc tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động củahợp tác xã không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn.- Các xã viên tham gia hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm trước các hoạt động của hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã.* Nhược điểm:- Không khuyến khích được người nhiều vốn.- Nhiều kinh nghiệm quản lý, kinh doanh tham gia hợp tác xã do nguyên tắc chia lợi nhuận kết hợp lợi ích của xã viên với sự phát triển của hợp tác xã.- Việc quản lý hợp tác xã phức tạp do số lượng xã viên đông.- Sở hữu những nguồn vốn của các xã viên đối tài sản của mình làm hạn chế các quyết định của hợp tác xã.g, Công ty liên doanhLà các DN do 2 bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại VN trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc kí hiệp định giữa Chính Phủ nc CHXHCN VN và Chính phủ nc ngoài hoặc là do DN có vốn nc ngoài hợp tác vs DN VN hoặc do DN liên doanh hợp tác vs nhà đầu tư nc ngaoì trên cơ sở hợp đồng liên doanh.DN ld đc thành lập theo hình thức ct tnhh hoặc cty cổ phần.h, Công ty vốn FDILà các DN thuộc quyền sở hữu của NN đầu tư nc ngoài, do Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại VN,chúng ta tự chịu trách nhiệm về kết quả kd và tự quản lí. Câu 31. Khái niệm QTKD- Một doanh nghiệp cần được quản trị. Quản trị này được gọi là quản trị kinh doanh. - Quản trị kinh doanh là quá trình tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ doanh nghiệp lên tập thể những người lao động trong doanh nghiệp, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội để thực hiện một cách tốt nhất mọi hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm đạt được mục tiêu đề ra theo đúng luật định và thông lệ xã hội.2. Thực chất của quản trị kinh doanh và bản chất của QTKD- Xét về mặt tổ chức và kỹ thuật của hoạt động quản trị, quản trị chính là sự kết hợp mọi nỗ lực của con người trong doanh nghiệp để đạt tới mục đích chung của doanh nghiệp và mục tiêu riêng của mỗi người một cách khôn khéo và có hiệu quả nhất. Quản trị ra đời chính là để tạo ra hiệu quả hoạt động cao hơn hẳn so với lao động của từng cá nhân riêng rẽ trong một nhóm người, khi họ tiến hành các hoạt động lao động chung.- Thực chất của quản trị kinh doanh là quản trị con người trong doanh nghiệp, thông qua đó, sử dụng có hiệu quả nhất mọi tiềm năng và cơ hội của doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động kinh doanh theo mục tiêu đã định.- Bản chất của QTKD gắn kiền với chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất.+Xét về mặt kt-xh: QTKD là vì mục tiêu kd, lợi ích của DN,do chủ DN đề ra vì họ là chủ sở hữu, là nắm giữ quyền lwục của DN. Nói 1cách khác, bản chất của QTKD tuỳ thuộc vao chủ sở hữu của DN.Do khác nhau về bản chất nên các DN có mục tiêu lợi nhuận khác nhau. Mặc dù tìm cách tối đa hoá lợi nhuận nhưng các DN vẫn phải đặt trong mqh, ràng buộc chung với nhau.Câu 41. Quản trị kinh doanh mang tính khoa học - QTKD có đối tượng NCKH, là quan hệ trong quá trình QTKD. Đòi hỏi quá trình phải nhận thức và xử lí các quy luật khách quan trong các lĩnh vực, là cơ sở khoa học của QTKD. Trong QTKD luôn vận dụng lí luận của KHXH,thành tựu KHTN, KHKT… Tính khoa học của quản trị kinh doanh xuất phát từ tính qui luật của các quan hệ quản trị trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm những qui luật về kinh tế, kinh doanh, kỹ thuật, xã hội Những qui luật này nếu được các nhà quản trị nhận thức và vận dụng trong quá trình quản trị doanh nghiệp sẽ giúp họ đạt kết quả mong muốn, ngược lại sẽ gánh chịu những hậu quả khôn lường - Tính khoa học của quản trị kinh doanh đòi hỏi các nhà quản trị trước hết phải nắm vững những qui luật liên quan đến quá trình họat động của doanh nghiệp. Đó không chỉ là những qui luật kinh tế và kinh doanh mà còn là hàng loạt những qui luật khác như qui luật tâm lý – xã hội, qui luật kỹ thuật, đặc biệt là những qui luật quản trị 2. Quản trị kinh doanh mang tính nghệ thuật - Tính nghệ thuật của quản trị kinh doanh xuất phát từ tính đa dạng, tính muôn hình muôn vẻ của các sự vật và hiện tượng trong kinh tế, kinh doanh và trong quản trị. Không phải mọi hiện tượng đều mang tính qui luật và cũng không phải mọi qui luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều đã được nhận thức thành lý luận.- Tính nghệ thuật của quản trị kinh doanh còn xuất phát từ bản chất của quản trị kinh doanh, suy cho cùng là tác động tới con người với những nhu cầu hết sức đa dạng, phong phú, với những toan tính, tâm tư, tình cảm khó có thể cân đo, đong đếm được. những mối quan hệ con người luôn luôn đòi hỏi nhà quản trị phải xư lý khéo léo, linh hoạt “nhu’ hay “cương”, và khó có thể trả lời một cách chung nhất thế nào là tốt hơn?Câu 5*Để QTKD thành công, phải nhận thức và tuân thủ đúng các đòi hỏi của các quy luật liên quan đến quá trình kinh doanh:KD giống như mọi hđ khác, nó chỉ có thể thực hiện thành công nếu biết đc và tuân thủ đúng các yêu cầu của các quy luật khách quancó liên quan đến QTKD. Đây là 1 đòi hỏi khách quan không trừ bất cứ ai.*Các quy luật khách qua: Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên,phổ biến của các sự vật, hiện tượng trong những điều kiện nhất định.- QL cạnh tranh: đòi hỏi các DN phải luôn luôn vươn lên giành lấy toàn bộ hoặc 1 mảng nào đó của thị trg để tồn tại, tăng trg và phất triển.- QL tăng lợi nhuận: bằng các giải pháp kĩ thuật, quản lí và giá cả. Các giải pháp đổi mới kthuật đã đc sd phổ cập trong cạnh tranh. Còn các giải pháp quản lí nhằm loại bỏ sơ hở, yếu kém trong quá trình tổ chức và vận hành doanh nghiệp nhờ đó hạ giá các thành phẩm đc tạo ra.- QL kích thích sức mua giả tạo: Đó là các biện pháp tăng cường các hđ chiêu thị để nâng sức mua của khách hang lên, hoặc sd biện pháp ngừng bán hoặc bán hang nhỏ giọt trong 1 thời gian ngắn để gây ấn tượng thiếu hàng làm khách hàng sinh tư tưởng phải có dự trữ.- QL cung-cầu-giá cả: QL này đòi hỏi các chủ DN phải nắm vững điểm cân bằng ktế để có đối sách kd thích hợp.- QL của ng mua: ng mua mua sp của mình, là do nó phù hợp hoặc ấn tg vs họ. Do đó ng bán cần bán cái mà thị trg cần chứ ko bán cái mà mình có. Ng mua đòi hỏi ng bán phải quan tâm đến lợi ích của họ ngay cả sau khi sp đã đc bán,tức là trong kd phải giữ chữ tín đối vs hđ bảo hành. Ng mua thg ko mua hết sp của ng bán trên tt nên trong kd các hoạt động chiêu thị là hết sức cần thiết. Ng mu among muốn mua đc sp chất lg vs giá cả hợp lí, hình dáng đẹp, độ bền sd cao và cách bán thuận tiện, tức là đã kd là phải chấp nhận cạnh tranh.- QL về ý chí tiến thủ của chủ DNNN: chí tiến thủ của chủ dnnn đc diễn biến theo tgian và phân làm 2 loại: loại bảo thủ và loại hãnh tiến.Câu 6. Nguyên tắc QTKD1. Khái niệm Các nguyên tắc quản trị kinh doanh là các qui tắc chỉ đạo nhưng tiêu chuẩn hành vi mà chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý phải tuân thủ trong quá trình quản trị kinh doanh. 2. Các nguyên tắc quản trị kinh doanh cơ bản a. Phải bảo đảm cho doanh nghiệp luôn tồn tại vững mạnh Đây là nguyên tắc đòi hỏi doanh nghiệp phải được tồn tại vững mạnh, ổn định và phát triển ổn định, nhanh chóng. b. Phân cấp Nội dung của nguyên tắc: phải đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chủ trong quản lý. Tập trung phải trên cơ sở dân chủ, dân chủ phải được thực hiện trong khuôn khổ tập trung. - Biểu hiện của tập trung: 1) Phải có đường lối chủ trương, kế hoạch phát triển của doanh nghiệp 2) Thống nhất các qui chế quản trị kinh doanh3) Thự hiện chế độ một thủ trưởng ở tất cả các cấp. - Biểu hiện của dân chủ: 1) Xác định rõ vị trí, trách nhiệm, quyền hạn của các cấp 2) Chấp nhận cạnh tranh, chấp nhận mở cửa doanh nghiệp để phát triểnc. Tuân thủ luật pháp và thông lệ kinh doanh Luật pháp là những ràng buộc của nhà nước đối với mọi doanh nghiệp theo định hướng của sự phát triển xã hội, nếu chủ doanh nghiệp vi phạm sẽ bị xử lý bằng các biện pháp hành chính và kinh tế. Đây còn là các thông lệ kinh doanh của xã hội mang tính bắt buộc đối với các chủ thể kinh doanh. Có hai điểm đáng lưu ý: - Nó không thể hoàn thiện và không có tính cập nhật. - Đội ngũ các nhà hành pháp thường có không ít người xấu, họ có thể vi phạm luật pháp để kiếm lời, mà chủ doanh nghiệp với động co trục lợi có thể cấu kết với họ để làm giàu bất chính cho mình. d. Xuất phát từ khách hàng Kinh doanh theo cơ chế thị trường ngày nay, kết quả cuối cùng tùy thuộc gần như vào quyết định của người mua: mọi chủ doanh nghiệp phải tạo cho mình một khối lượng khách hàng cần có để tồn tại và phát triển. e. Hiệu quả và tiết kiệm Nguyên tắc này đòi hỏi mọi tính toán và hoạt động của doanh nghiệp phải đạt được các mục tiêu đề ra một cách thiết thực và an toàn, thể hiện ở các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cao. Nguyên tắc này còn đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải hạn chế tới mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra cho doanh nghiệp. f. Chuyên môn hóa Là nguyên tắc đòi hỏi việc quản trị doanh nghiệp phải được những người có chuyên môn, được đào tạo, có kinh nghiệm và tay nghề theo đúng vị trí trong guồng máy sản xuất và quản trị của doanh nghiệp thực hiện. Đây là cơ sở của việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Một mặt, những người hoạt động trong guồng máy doanh nghiệp phải nắm vững chuyên môn nghề nghiệp ở vị trí công tác của mình, mặt khác, họ phải ý thức được mối quan hệ của họ với những người khác và bộ phận khác thuộc guồng máy chung của doanh nghiệp. g. Kết hợp hài hòa các loại lợi ích Nguyên tắc này đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải xử lý thỏa đáng mối quan hệ biện chứng hữu cơ giữa các loại lợi ích có liên quan đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, bao gồm: - Lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp - Lợi ích của khách hàng - Lợi ích của Nhà nước và xã hội - Lợi ích của bạn hàng h. Bí mật trong kinh doanh Đó là nguyên tắc đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn luôn biết giấu kín ý đồ và tiềm năng kinh doanh của mình. i. Tận dụng thời cơ và môi trường kinh doanh Mọi doanh nghiệp dù có qui mô và tiềm năng to lớn đến đâu thì cũng đếu có những mặt hạn chế và những điểm yếu nhất định. Để khắc phục được các tồn tại này, các chủ doanh nghiệp phải nắm vững nguyên tắc biết tận dụng thời cơ và mội trường kinh doanh đột biến. Phải biết khai thác thông tin có lợi từ mọi nguồn, đặc biết là thông tin về công nghệ mới và sự biến động trong chính sách quản lý có ảnh hưởng tới doanh nghiệp do các nhà chức trách dự định đưa ra. j. Biết dừng lại đúng lúc Nguyên tắc này đòi hỏi chủ doanh nghiệp thực thi một giải pháp nào đó cũng chỉ nên có mức độ. Lúc đầu giải pháp có kết quả, rồi kết quả đạt mức cao độ, nhưng đến điểm ngưỡng thì nó lại chững lại và nếu còn tiếp tục sử dụng giải pháp đó sẽ đem lại hậu quả xấu. k. Dám mạo hiểm Nguyên tắc này đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải biết tìm ra các hiải pháp độc đáo để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.Câu 7. Phương pháp QTKD1. Khái niệm Các phương pháp quản trị kinh doanh là tổng thể các cách thức tác động có thể có và có chủ đích của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị và khách thể quản trị để đạt được các mục tiêu kinh doanh đề ra, trong điều kiện môi trường kinh doanh thực tế. 2. Các phương pháp kinh tế Các phương pháp kinh tế tác động vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế, để cho đối tượng bị quản trị tự lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ. Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của con người đều tuân theo các qui luật kinh tế khách quan. Sự chi phối của các qui luật đối với hoạt động của con người đều thống qua lợi ích kinh tế. Các phương pháp kinh tế tác động thông qua các lợi ích kinh tế, nghĩa là, thông qua sự vận dụng các phạm trù kinh tế, các đòn bẩy kích thích kinh tế, các định mức kinh tế kỹ thuật. Đó thực chất là sự vận dụng các qui luật kinh tế. Mặt mạnh của phương pháp kinh tế chính là ở chỗ nó tác động vào lợi ích kinh tế của đối tượng quản trị, xuất phát từ đó mà họ lựa chọn phương án hoạt động bảo đảm cho lợi ích chung cũng được thực hiện. Vì vậy, thực chất của các phương pháp kinh tế là đặt mỗi người lao động, mỗi tập thể lao động vào những điều kiện kinh tế để họ có khả năng kết hợp đúng đắn lợi ích của mình và lợi ích của doanh nghiệp. Đặc điểm của các phương pháp kinh tế là tác động lên đối tượng quản trị không bằng cưỡng bức hành chính mà bằng lợi ích, tức là nêu mục tiêu nhiệm vụ phải đạt được, đưa ra những điều kiện khuyến khích về kinh tế, những phương tiện vật chất có thể huy động để thực hiện nhiệm vụ. Các phương pháp kinh tế tạo ra sự quan tâm vật chất thiết than của đối tượng quản trị, chứa đựng nhiều yếu tố kích thích kinh tế, cho nên tác động nhạy bén, linh hoạt, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người lao động và các tập thể lao động. Ngày nay, xu hướng chung của các nước là mở rộng việc áp dụng các phương pháp kinh tế. Để làm việc đó, cần chú ý một số vấn đề quan trọng sau: - Một là, việc áp dụng các phương pháp kinh tế luôn luôn gắn liền với việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế như giá cả, lợi nhuân, tín dụng, lãi suất, tiền lương, tiền thưởng Nói chung, việc sử dụng các phương pháp kinh tế có liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng các quan hệ hàng hóa – tiền tệ. Để nâng cao hiệu qủa sử dụng các phương pháp kinh tế, phải hoàn thiện hệ thống các đòn bẩy kinh tế, nâng cao năng lực vận dụng các các quan hệ hàng hóa – tiền tệ, quan hệ thị trường. - Hai là, để áp dụng các phương pháp kinh tế phải thực hiện sự phân cấp đúng đắn giữa các cấp quản lý. - Ba là, sử dụng các phương pháp kinh tế đòi hỏi cán bộ quản trị phải có đủ trình độ và năng lực về nhiều mặt. Bởi vì, sử dụng các phương pháp kinh tế còn là điều kiện mới mẻ, đòi hỏi cán bộ quản trị phải hiểu biết và thông thạo kinh doanh, dồng thời phải có phẩm chất kinh doanh vững vàng.3. Các phương pháp QTKDa, Khái niệm:• Các phương pháp quản trị kinh doanh là tổng thể các cách thức tác động có thể có và có chủ đích của chủ doanh nghiệp đối tượng kinh doanh (cấp dưới và tiềm năng có được của doanh nghiệp) và khách thể kinh doanh, khách hàng, các ràng buộc của môi trường quản trị vĩ mô, các đối thủ cạnh tranh và các bạn hàng), để đạt được các mục tiêu kinh tế đề ra, trong điều kiện môi trường kinh doanh thực tế.• Tuỳ thuộc tiêu chuẩn phân loại và mục đích nghiên cứu mà có nhiều cách phân loại đối với phương pháp quản trị. Theo cách phân loại phổ biến, căn cứ vào nội dung và cơ chế hoạt động quản trị các phương pháp quản trị được chia thành:- Các phương pháp quản trị nội bộ doanh nghiệp- Các phương pháp tác động lên khách hàng- Các phương pháp quan hệ với cơ quan quản lý vĩ mô- Các phương pháp cạnh tranh với các đối thủ - Các phương pháp quan hệ với bạn hàng - Các phương pháp lôi kéo người ngoài doanh nghiệpCÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ NỘI BỘ DOANH NGHIỆP1. Các phương pháp tác động lên con người  Các phương pháp giáo dục  Các phương pháp hành chính  Các phương pháp kinh tế 2. Các phương pháp tác động lên các yếu tố khác của doanh nghiệp  Mô hình hoá toán học Các phương pháp dự đoán Các phương pháp phân đoạn thị trườngCâu 8. Chức năng quản trịQuản trị là sự tác động liên tục có chủ đích của chủ thể quản trị lên đối tượng bị quản trị nhằm mục đích đạt được các mục tiêu đã đặt ra.Quản trị viên, nói chung, tham gia vào một bộ máy chức năng để cùng đạt được các mục tiêu của tổ chức. Những chức năng quản trị là: 1. Hoạch định2. Tổ chức thực hiệnChức năng Tổ chức bao gồm quá trình xác định những nhiệm vụ phải được thực hiện, người thực hiện các nhiệm vụ đó, cách thức phân nhóm các nhiệm vụ, ai sẽ phải báo cáo cho ai, và cấp nào sẽ được ra quyết định3. Điều khiển chỉ huyNhư ta đã biết, mỗi tổ chức bao giờ cũng có yếu tố con người và công việc của nhà quản trị là làm thế nào để đạt được mục tiêu của tổ chức bằng và thông qua người khác. Đây chính là chức năng lãnh đạo. Khi các quản trị viên khích lệ các nhân viên cấp dưới của mình, tạo ảnh hưởng đến từng cá nhân hay tập thể lúc họ làm việc, lựa chọn kênh thông tin hiệu quả nhất hay giải quyết các vấn đề liên quan đến hành vi của nhân viên thì các nhà quản trị đang thực hiện chức năng lãnh đạo.4. Kiểm tra - Giám SátSau khi các mục tiêu được xác lập, các kế hoạch được hoạch định, cơ cấu tổ chức được xác định và nhân viên được tuyển dụng, đào tạo và khuyến khích làm việc thì sai sót vẫn có thể xảy ra. Để đảm bảo cho mọi việc đi đúng hướng, nhà quản trị phải giám sát và đánh giá kết quả công việc. Kết quả thực tế phải được so sánh với những mục tiêu đã xác lập trước đó để nhà quản trị có thể đưa ra những hoạt động cần thiết, đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức đi đúng quỹ đạo. Quá trình giám sát, so sánh, và hiệu chỉnh là nội dung của chức năng kiểm soát.5. Điều chỉnhThông qua chức năng Kiểm tra - Kiểm Soát nhà quản trị sẽ biết được mục tiêu nào đạt, chưa đạt để điều chỉnh cho hợp lý với sự thay đổi nhằm hoàn thành mục đích tổng thể đã đặt ra của tổ chức.=>Chức năng hoạch định là quan trọng nhất. Vì nếu công tác hoạch định mà không thành công thì các bước tiếp theo sẽ ko xác định đc rõ ràng và thực hiện không hiệu quả. Hoạch định là xác định mục tiêu, chiến lược. Không có mục tiêu thì không biết phải làm gì, làm như thế nào, ai làm việc gì, tức là không có tổ chức, hoạt động. Không có mục tiêu thì lấy gì mà so với kết quả thực hiện. Tức là không có kiểm tra. Vậy không có hoạch định thì không có quản trị.Câu 9• Định hướng kinh doanh là 1 quá trình ấn định những nhiệm vụ, mục tiêu, những nguồn lực và các phương pháp tốt nhất để thực hiện n~ nhiệm vụ và mục tiêu đó.• ĐHKD bao gồm: mục đich, mục tiêu, chiến lược, chính sách, chương trình và ngân sách mà các dn phải thực hiện. Xây dựng lần lượt từng điều này quyết định các hoạt động trong tương lai của DN,định hướng ngắn gọn và cụ thể tính chất hoạt động để từ đó đo lường và lượng hoá kết quả cũng như tính toán trc các rủi ro có thể gặp phải. Ngoài ra, chúng quyết định xu hướng phát triển dài hạn của dN, vạch ra đường lối và biện pháp chủ yếu để DN đạt đc hiệu wủa kinh tế tối ưu,nắm bắt cơ hội, tận dụng tất cả các nguồn lực. Câu 101. Khái niệm chiến lược dn: Là hệ thống các đường lối và biện pháp chủ yếu nhằm đưa DN đến với các mục tiêu đã định.2. Vai trò của CLDN trong kd:- Đánh giá chính xác thực trạng của DN và các nhân tố bên ngoài tác động đến DN, n~ chố dựa cần khai thác, các đối thủ cạnh tranh cần lưu ý và thủ đoạn, tiềm năng, xu thế của họ trong tương lai đề phòng rủi ro, hoạch định chính sách.- Xác định mục tiêu chiến lược của DN nhằm vạch ra xu hướng pt của DN, tính toán trc mức độ phát triển, nắm bắt thế mạnh và xử lí các mối quan hệ xh tồn tại xung quanh DN.- Xác định nhiệm vụ mà bộ máy DN cần thực hiện tổ chức bộ máy DN cho phù hợp, đưa ra ctrình ngân sách cần thiết để thực hiện mục tiêu đã đề ra.Câu 111. Khái niệm cơ cấu tổ chức bộ máy doanh nghiệpCơ cấu tổ chức bộ máy doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận khác nhau, có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm bảo đảm thực hiện các chức năng quản trị và phục vụ mục đích chung đã xác định của doanh nghiệp. 2. Những yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức quản trị - Tính tối ưu - Tính linh hoạt - Tính tin cậy lớn - Tính kinh tế 3. Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức quản trị trong DNa, Nhóm các nhân tố thuộc đối tượng quản trị: - Tình trạng và trình độ phát triển của công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. - Tính chất và đặc điểm sản xuất: chủng loại sản phẩm, quy mô sản xuất, loại hình sản xuất. b, Nhóm những nhân tố thuộc lĩnh vực quản trị: - Quan hệ sở hữu tồn tại trong doanh nghiệp. - Mức độ chuyên môn hoá và tập trung hoá các hoạt động quản trị. - Trình độ cơ giới hóa và tự động hóa các hoạt động quản trị, trình độ kiến thức tay nghề của cán bộ quản lý, hiệu suất lao động của họ. - Quan hệ phụ thuộc giữa số lượng người bị lãnh đạo, khả năng kiểm tra của người lãnh đạo đối với hoạt động của những người cấp dưới. - Chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp đối với đội ngũ cán bộ quản trị 4. Các kiểu cơ cấu tổ chức quản trị cơ bản a, Cơ cấu đơn giản kiểu doanh nghiệp cá nhân Đây là cấu trúc đơn giản nhất. Mọi việc nói chung phụ thuộc vào ngư¬ời chủ doanh nghiệp. Người chủ ra các quyết định và làm mọi công việc quản trị. Những người nhân công được tuyển để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể. Không có hoặc rất ít cấu trúc các phòng ban rõ ràng. Đó là những tổ chức linh hoạt. Các công ty buôn bán thường có cấu trúc linh hoạt này. b, Cơ cấu chức năng Sự phát triển thường dẫn tới một cấu trúc chức năng, ở đây các hoạt động tương tự được phân nhóm thành các phòng ban: nhân sự, marketing, tài chính, điều hành sản xuất… *Ưu điểm: - Cơ cấu phân chia các nhiệm vụ rất rõ ràng thích hợp với những lĩnh vực cá nhân được đào tạo. - Các cá nhân có thể dễ dàng được đào tạo trên kiến thức và kinh nghiệm của người khác trong cùng ban. Đối đầu với các vấn đề quen thuộc và có sự đào tạo tương tự cho việc giải quyết vấn đề kỹ thuật tương tự. - Cơ cấu cung cấp một nền đào tạo tốt cho các nhà phụ trách mới, chuyển dịch từ cái họ học vào hành động của tổ chức. Với cơ cấu này, công việc dễ giải thích. Phần lớn các nhân viên có thể hiểu vai trò của từng đơn vị, mặc dù nhiều người có thể không biết các cá nhân trong mỗi chức năng làm gì. *Nhược điểm:- Cơ cấu có thể thúc đẩy sự đào tạo hẹp cho các cá nhân và dẫn tới các công việc nhàm chán ở một tuyến, đồng thời, việc liên lạc qua các lĩnh vực kỹ thuật khó khăn và xung đột giữa các đơn vị có thể tăng. Các đường liên lạc qua tổ chức có thể trở nên phức tạp. - Các kênh liên lạc phức tạp có thể dẫn tới tình trạng “quản lý chóp bu quá tải”. - Các cá nhân có thể chỉ nhìn lên hệ thống cấp bậc tổ chức để có hướng đi và mệnh lệnh hơn là tập trung vào sản phẩm, dịch vụ, hoặc khách hàng. Sự hướng dẫn cơ bản được tìm kiếm từ các đồng nghiệp hoặc người chỉ đạo chức năng. c, Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm/khách hàng/thị trường Cơ cấu này phân nhóm các cá nhân và nguồn lực theo sản phẩm, dịch vụ, khách hàng hoặc thị trường. * Ưu điểm - Cơ cấu này cung cấp sự thích nghi và linh động trong việc thoả mãn các nhu cầu của những nhóm bên ngoài quan trọng. - Cơ cấu này cho phép nhận ra những thay đổi bên ngoài. - Cơ cấu tạo ra sự liên kết độ sâu nhân sự chuyên môn hoá trong hệ thống thứ bậc. - Cơ cấu tập trung vào sự thành công hoặc thất bại của những sản phẩm, dịch vụ, khách hàng hoặc lãnh thổ đặc biệt. - Hình mẫu này tạo ra các đơn vị kinh doanh khác biệt nhau. Quản lý chóp bu có thể để một bộ phận này đối chọi với một bộ phận khác. * Nhược điểm - Cơ cấu này không cung cấp một nền chung cho các cá nhân có đào tạo cao với những kinh nghiệm tương tự để giải quyết vấn đề và đào tạo nhân viên mới. - Cơ cấu vó thể dẫn tới sự trùng lặp cố gắng ở mỗi bộ phận nhằm giải quyết những vấn đề tương tự. - Các mục tiêu của các bộ phận có thể được ưu tiên qua sức mạnh và tiềm năng của toàn bộ tổ chức. Tuy nhiên, các tổ chức có cơ cấu này có thể có khó khăn thích ứng với mối đe doạ toàn công ty. - Các vấn đề xung đột có thể xuất hiện khi các bộ phận cố gắng phát triển các dự án chung trao đổi nguồn lực, chia sẻ những con người hoặc qua giá cả chuyển giao tính giá hàng hoá và dịch vụ cần trao đổi lẫn nhau. d, Cơ cấu ma trận Các cấu trúc đa dạng vừa trình bày là nhằm để phối hợp sự tập trung vào thị trường và chức năng lựa chọn việc tổ chức. Cơ cấu ma trận là một tcơ cấu mà cả hai loại tập trung trên đều được coi là quan trọng trong cơ cấu tổ chức. cơ cấu ma trận thường được sử dụng trong các dự án phát triển ngành xây dựng, máy bay hoặc phần mềm máy tính. Khi một tổ chức phải thích ứng hơn với một dự án phức tạp, cần có cả dự án phối hợp phát triển và hoạt động chuyên môn đa dạng. bởi vì cần tới các nhà chuyên môn khác nhau qua vòng đời sản phẩm, chúng ta cần một cơ cấu thúc đẩy cả sự phát triển hiệu quả một dự án khi cần và cả sự đáp ứng các nguồn lực mà có thể dễ dàng chuyển sang cho nhau trong những dự án mới. cơ cấu ma trận xác định cơ cấu quản lý dự án, trách nhiệm cho dự án, cơ cấu chức năng, trách nhiệm cho lĩnh vực hoạt động. * Ưu điểm - Kết hợp sức mạnh của cả cơ cấu chức năng và cơ cấu theo sản phẩm/khách hàng/thị trường. - Giúp cung cấp sự pha trộn, nhấn mạnh cả về kỹ thuật và thị trường trong các tổ chức hoạt động trong môi trường phức tạp. - Tạo ra một chuỗi các nhà quản trị có thể thích ứng với cả nhân sự, kỹ thuật và marketing. * Nhược điểm - Rất đắt. - Sự thống nhất mệnh lệnh không còn nữa. - Quyền lực và trách nhiệm của các nhà quản trị có thể trùng lặp nhau tạo ra các xung đột và khoảng cách trong nỗ lực giữa các đơn vị, và sự không nhất quán. - Khó giải thích cho nhân viên. e, Cơ cấu hỗn hợp Thực tế, các tổ chức thường sử dụng một hỗn hợp các hình thức cơ cấu. Người ta thường mong muốn phân chia con người và nguồn lực bằng 2 phương pháp cùng một lúc để cân bằng những lợi thế và bất lợi của mỗi phương pháp.Câu 121. Định nghĩa thông tin trong quản trị kinh doanh Thông tin là những tin tức mới, được thu nhận, được cảm thụ và được đánh giá là có ích cho việc ra quyết định hoặc giải quyết một nhiệm vụ nào đó trong quản trị kinh doanh. 2. Vai trò của thông tin trong quản trị kinh doanh Cũng giống như các hoạt động khác, quản trị kinh doanh cần nắm vững tình hình một cách chính xác, kịp thời bằng những con số cụ thể, muốn vậy phải có thông tin, thông tin trở thành khâu đầu tiên, có tính cơ bản của quản trị kinh doanh. a, Thông tin là đối tượng lao động của cán bộ quản trị nói chung và người lãnh đạo nói riêng. Hệ thống quản trị chỉ tác động có hiệu quả lên đối tượng quản trị khi có đủ những thông tin cần thiết. Muốn tiến hành quản trị kinh doanh có hiệu quả phải có 3 loại thông tin: - thông tin đầu vào- thông tin ngược từ đầu ra - thông tin từ môi trườngb, Thông tin là công cụ của quản trị kinh doanh Xây dựng hệ thống thông tin kinh doanh để đảm bảo yêu cầu của quản trị kinh doanh là một vấn đề hết sức quan trọng: - Thông tin là căn cứ để tiến hành xây dựng chiến lược của doanh nghiệp: Trong quá trình xác định các chỉ tiêu chiến lược, cần thiết tiến hành các tính toán dựa trên những thông tin xác thực về số lượng sức lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, vật tư, tiền vốn và sự kết hợp tối ưu giữa sức sản xuất với tư liệu sản xuất, để làm ra sản phẩm lớn nhất bằng chi phí nhỏ nhất. - Thông tin là cơ sở để thực hiện hạch toán kinh tế: Trong nền kinh tế thị trường, hạch toán kế toán được coi là công cụ để tiến hành theo dõi, ghi chép, tổng hợp phân tích, kiểm tra một cách có tổ chức, có kế hoạch các hiện tượng và các quá trình kinh tế. - Thông tin trực tiếp tác động đến các khâu của quá trình quản trị kinh doanh: Hiệu quả của quản trị kinh doanh trên mức độ lớn phụ thuộc vào trình độ và chất lượng của thông tin. Nói chung, muốn tiến hành quản trị kinh doanh phải có đủ các thông tin. Xét về mặt công nghệ: quá trình quản trị là quá trình thông tin. Chỉ có thể đề ra được quyết định đúng đắn khi làm tốt công tác thông tin. 3. Những nhân tố làm tăng vai trò của thông tin trong QTKD • Để có thể tiến hành công tác kinh doanh, cán bộ quản trị yêu cầu phải có 2 yếu tố cơ bản: + Một là, kỹ thuật ra quyết định. + Hai là, thông tin cần thiết cho việc ra quyết định. • Những nhân tố làm tăng vai trò của thông tin kinh tế chủ yếu có: + Thứ nhất, do sự bùng nổ về thông tin, yêu cầu có phương pháp khoa học để thu thập xử lý một khối lượng lớn thông tin. + Thứ hai, sự ra đời của máy tính điện tử và những ngành khoa học quan trọng mới – điều khiển học, lý thuyết thông tin, lý thuyết hệ thống Câu 131. Quyết định QTKD là: là những hành vi sáng tạo của chủ thể quản trị nhằm xác định các mục tiêu, chương trình, tính chất hoạt động của tổ chức để giải quyết một vấn đề đã chín muồi trên cơ sở vận động các quy luật khách quan và phân tích thông tin về tổ chức và môi trường.  là việc ấn định hay tuyên bố một lựa chọn của chủ thể quản trị về một hoặc một số phương án để thực hiện những công việc cụ thể trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.

Tài liệu liên quan

  • Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dựa trên kết quả trả lời câu hổi ngắn của học sinh để dạy học chương ''tính quy luật của hiện tượng di truyền'' sinh học 12 Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dựa trên kết quả trả lời câu hổi ngắn của học sinh để dạy học chương ''tính quy luật của hiện tượng di truyền'' sinh học 12
    • 107
    • 1
    • 0
  • đề cương qtkd. trả lời câu hỏi. lần 1 đề cương qtkd. trả lời câu hỏi. lần 1
    • 31
    • 4
    • 155
  • Cách thức nhận dạng và trả lời câu hỏi mở trong đề thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Cách thức nhận dạng và trả lời câu hỏi mở trong đề thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý
    • 3
    • 1
    • 0
  • đề cương trả lời câu hỏi thi môn quản trị doanh nghiệp đề cương trả lời câu hỏi thi môn quản trị doanh nghiệp
    • 5
    • 5
    • 63
  • Giáo án lớp 2 môn Luyện Từ Và Câu: BÀI 9 : TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỂ LÀM GÌ pps Giáo án lớp 2 môn Luyện Từ Và Câu: BÀI 9 : TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỂ LÀM GÌ pps
    • 4
    • 1
    • 0
  • Giáo án Luyện từ và dấu câu lớp 3: Đề bài: ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: BẰNG GÌ? DẤU HAI CHẤM docx Giáo án Luyện từ và dấu câu lớp 3: Đề bài: ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: BẰNG GÌ? DẤU HAI CHẤM docx
    • 4
    • 845
    • 1
  • Tuần 28: Nhân hóa. Ôn tập cách trả lời câu hỏi đẻ làm gì? Tuần 28: Nhân hóa. Ôn tập cách trả lời câu hỏi đẻ làm gì?
    • 11
    • 742
    • 0
  • skkn hướng dẫn ôn tập và trả lời câu hỏi trong chủ đề địa lý các vùng kinh tế trung tâm giáo dục thuowg xuyên vĩnh phúc skkn hướng dẫn ôn tập và trả lời câu hỏi trong chủ đề địa lý các vùng kinh tế trung tâm giáo dục thuowg xuyên vĩnh phúc
    • 37
    • 633
    • 0
  • Luyện từ và câu lớp 2 Từ ngữ về sông biển (Đặt và trả lời câu hỏi Vì sao) Luyện từ và câu lớp 2 Từ ngữ về sông biển (Đặt và trả lời câu hỏi Vì sao)
    • 41
    • 1
    • 0
  • Nhân hoá.Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?Dấu chấm,chấm hỏi, chấm than Nhân hoá.Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?Dấu chấm,chấm hỏi, chấm than
    • 12
    • 1
    • 4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(54.26 KB - 31 trang) - đề cương qtkd. trả lời câu hỏi. lần 1 Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Nguyên Tắc Qtkd Quan Trọng Nhất