5. Nội Dung ý Nghĩa Của Quy Luật Thống Nhất Và đấu Tranh Của Các ...
Có thể bạn quan tâm
:Đây là 1 trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng, nói lên nguồn gốc động lực của sự phát triển. Lê nin gọi quy luật này là hạt nhân của phép biệt chứng. nghĩa là nắm bắt được quy luật này sẽ là cơsở để hiểu các quy luật khác và hiểu được nguồn gốc vận động, phát triển của mọi hiện tượng. Nội dung ý nghĩa của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập như thế nào, ta cùng nhau nghiên cứu:
I/ Nội dung quy luật:
1. Mâu thuẫn là gì:
Mâu thuẫn là sự liên hệ tác động lẫn nhau của các mặt đối lập trong bản thân các sự vật hiện tượng và giữa sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác.
2. Các mặt đối lập: là những mặt có xu hướng vận động trái ngược nhau trong 1 sự vật hoặc giữa sự vật này với sự vật khác.
Ví dụ: Trong tự nhiên, khi coi con người là 1 sự vật, thì giữa đồng hóa và dị hóa, giữa biến dị và di truyền, hấp thụ và bài tiết là các mặt đối lập.
Hai mặt đối lập thống nhất với nhau trong cùng một sự vật tạo thành mâu thuẫn.
Ví dụ Khi coi một xã hội Tư bản là một sự vật, mâu thuẫn giữa Vô sản và Tư sản, mâu thuẫn giữa Giai cấp bóc lột và bị bóc lột, Giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, sản xuất và tiêu dùng, là hai mặt đối lập.
Trong tư duy: biết và chưa biết, chân lý và sai lầm, biết sâu sắc và biết nông cạn, là các mặt đối lập.
Hai sự vật đối lập: Ngành công nghiệp và nông nghiệp: đòi hỏi giữa nhu cầu công nghiệp phải đáp ứng về máy móc và nông nghiệp mâu thuẫn về khả năng đáp ứng..
Kinh tế và quốc phòng: Kinh tế đáp ứng nhu cầu quốc phòng.
Lưu ý: 2 mặt đối lập biện chứng thống nhất với nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng
Ví dụ: Tay trái, tay phải trong một con người.
Mọi sự vật đều có mâu thuẫn bên trong:
Do cấu trúc sự vật. Sự vật gồm những mặt giống, khác, và đối lập nhau.
Hai mặt đối lập trong 1 sự vật tạo nên mâu thuẫn. Mâu thuẫn ở đây mang tính khách quan.
3. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập:
a/ Sự thống nhất:
Là các mặt đối lập nương tựa nhau, làm điều kiện tồn tại cho nhau, không có mặt này thì không có mặt kia.
Ví dụ: Đồng hóa, dị hóa trong con người.
Hấp thụ, bài tiết.
Xã hội Vô sản và Tư bản. (người bán, người mua.
Xét 1 phương diện nào đó, giữa 2 mặt đối lập có những nét giống nhau, lê nin gọi là đồng nhất. Nhờ có nó mà các mặt đối lập chuyển hóa cho nhau.
Ví dụ: có nam có nữ đều là con người mới thành vợ chồng.
Cái thiện và cái ác trong 1 con người. Trong cái ác Đều có cái thiện, làm sao để lương tâm thức tỉnh.
- Phân biệt sự thống nhất là thống nhất của các mặt đối lập với quan niệm thống nhất thuần túy trong đời sống hàng ngày:
Ví dụ: thống nhất đất nước là thống nhất thuần túy.
Thống nhất Các giai cấp đều vì nhân loại.
b) Đấu tranh giữa các mặt đối lập:
- Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động, bài trừ phủ định nhau,là sự triển khai của các mặt đối lập.
Ví dụ: Tư sản Vô sản, nông dân địa chủ. Nông dân tìm cách để thoát khỏi địa chủ, địa chủ tìm cách để bóc lột.
- Các hình thức của các mặt đối lập rất phong phú đa dạng, phụ thuộc vào điều kiện, tính chất, phạm vi, phạm vi của các mặt đối lập.
Ví dụ: Đấu tranh Trong tự nhiên và xã hội là khác nhauh. Ở đây Điều kiện và hình thức đấu tranh khác nhau…. Chúng ta phải phân tích các loại mâu thuẫn để tìm cách giải quyết.
- Phân biệt đấu tranh ở đây là đấu tranh của các mặt đối lập, không giống với quan niệm đấu tranh thông thường. không phải đấu tranh chống chọi trong lĩnh vực chính trị. Thực ra đấu tranh trong chính trị chỉ là một bộ phận. Ví dụ: đấu tranh giải phóng đất nước.
4. Tính chất của thống nhất và đấu tranh:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khảng định: thống nhất là tương đối tạm thời, đấu tranh là tuyệt đối.
Thống nhất là tương đối tạm thời vì đứng im là tương đối. Đứng im là một hình thức vận động trong thế cân bằng khi sự vật đang là nó chưa là sự vật khác. Nhờ có đứng im, nhờ có thống nhất mà ta xác định được sự vật.
Thống nhất là tương đối, thống nhất các mặt đối lập, do đó, Trong thống nhất bao hàm đấu tranh.
Đấu tranh là tuyệt đối vì vận động là tuyệt đối.
5. Vai trò của đấu tranh các mặt đối lập và mâu thuẫn:
Đấu tranh các mặt đối lập dẫn đến chuyển hóa, mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời vì thế đấu tranh các mặt đối lập nói riêng, mâu thuẫn nói chung là nguồn gốc, động lực của sự phát triển.
Lê nin gọi : phát triển là đấu tranh của các mặt đối lập.
6. Phân loại một số mâu thuẫn : Thông thường phân mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong và bên ngoài, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và không chủ yếu,.
- Lưu ý: Riêng trong lĩnh vực xã hội ngoài các mâu thuẫn trên còn có thêm mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng.
- Mâu thuẫn bên trong(giữ vai trò quyết định sự vận động, phát triển của sự vật): Là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập bên trong một sự vật, hiện tượng).
VÍ DỤ : mâu thuẫn trong XÃ HỘI Tư bản: Tư sản mâu thuẫn với Vô sản.
- Mâu thuẫn bên ngoài(Có vai trò quan trọng trong sự vận động, phát triển của sự vật): Là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập thuộc các sự vật khác nhau.
- Mâu thuẫn cơ bản: Là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn phát triển của sự vật, nó quyết định sự nảy sinh của các mâu thuẫn khác.
VÍ DỤ : Trong khách quan quan ĐIỂM lên CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ở VIỆT NAM mâu thuẫn căn bản là mâu thuẫn về con đường đi lên CHỦ NGHĨA TƯ BẢN hay CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.
- Mâu thuẫn không cơ bản: Là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật, nó quy định sự vận động và phát triển của một mặt nào đó của sự vật.
VÍ DỤ : Mâu thuẫn không căn bản trong khách quan quan điểm lên CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ở VIỆT NAM là mâu thuẫn về xác lập văn hóa tương lai VĂN HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA hay văn hóa hiện tượng.
- Mâu thuẫn chủ yếu: Là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu của một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật, nó chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó.
VÍ DỤ : Trong giai đoạn thực hiện cuộc CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ để giải phóng Dân tộc, mâu thuẫn chủ yếu của DÂN TỘC VIỆT NAM là: Mâu thuẫn giữa DÂN TỘC VIỆT NAM với đế quốc, thực dân xâm lược.
- Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn phát triển nào đó của SỰ VẬT , nhưng không đóng vai trò chi phối SỰ VẬT . Giải quyết mâu thuẫn thứ yếu góp phần vào việc giải quyết mâu thuẫn chủ yếu.
- Mâu thuẫn đối kháng:Là >< giữa những giai cấp, những tập đoàn người có lợi ích cơ bản trái ngược nhau.
Ví dụ : XÃ HỘI TƯ BẢN CHỦ NGHĨA mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản
- Mâu thuẫn không đối kháng là > < giữa các giai cấp, tầng lớp có lợi ích cơ bản không đối lập nhau
II/ Ý nghĩa phương pháp luận:
1/ Vì sự vật là thể thống nhất của các mặt đối lập cho nên nhận thức sự vật là nhận thức mâu thuẫn của sự vật.
Ví dụ: Đánh giá một đất nước, một con người thì phải đánh giá các mặt trong đất nước, con người đó. Tức là Đánh giá 2 mặt trong một vấn đề.
2/ Thống nhất là tương đối tạm thời, đấu tranh là tuyệt đối, do đó phải đấu tranh như thế nào để có thể thống nhất mới cao hơn. Chống hai khuynh hướng tả và hữu, tả khuynh tàn phá tiêu cực, hữu khuynh là ngại đấu tranh.
3/ Các hình thức đấu tranh cũng rất đa dạng phong phú, cho nên chúng ta phải phân tích mâu thuẫn, phân tích các mặt đối lập, phân biệt các mâu thuẫn để tìm ra các giải pháp phù hợp.
4/ Con đường đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn, đây là con đường duy nhất, đúng đắn và đây cũng là lẽ sống.
Ví dụ: ở việt nam đấu tranh phê bình, tự phê bình (Nghị quết Trung ương 4).
Từ khóa » Ví Dụ ý Nghĩa Phương Pháp Luận Của Mâu Thuẫn
-
Thuyết Trình Về Quy Luật Mâu Thuẫn
-
Ví Dụ Về Mâu Thuẫn Trong Cuộc Sống, Trong Triết Học, Trong Tư Duy
-
Mâu Thuẫn Là Gì? Nội Dung Quy Luật Mâu Thuẫn Trong Triết Học?
-
Phép Biện Chứng – Phân Tích Quy Luật Mâu Thuẫn
-
Hiểu Theo Nghĩa Biện Chứng Duy Vật: Mâu Thuẫn Là ...
-
Phương Pháp Luận Của Quy Luật Thống Nhất Và đấu Tranh Giữa Các ...
-
Quy Luật Mâu Thuẫn - Bài Tập Nhóm - Thành Viên Nhóm 8 - StuDocu
-
Ví Dụ Về Quy Luật Mâu Thuẫn - Mdtq
-
Ý Nghĩa Phương Pháp Luận Của Quy Luật Mâu Thuẫn + Ví Dụ + Phân Tích
-
[25] Ý Nghĩa Phương Pháp Luận Của Quy Luật Mâu Thuẫn. Cho Ví Dụ
-
Ý Nghĩa Phương Pháp Luận Của Quy Luật Thống Nhất Và Đấu ...
-
ý Nghĩa Phương Pháp Luận Của Quy Luật Mâu Thuẫn - Trần Gia Hưng
-
Mâu Thuẫn Trong Nhận Thức - Cách đặt Vấn đề Của Các Nhà Triết Học ...
-
Thống Nhất Và đấu Tranh Của Các Mặt đối Lập: Nội Dung Quy Luật Và ý ...