Mâu Thuẫn Là Gì? Nội Dung Quy Luật Mâu Thuẫn Trong Triết Học?

Mục lục bài viết

  • 1 1. Mâu thuẫn là gì?
  • 2 2. Nội dung quy luật mâu thuẫn trong Triết học:
    • 2.1 2.1. Nội dung của quy luật mâu thuẫn:
    • 2.2 2.2. Phân loại mâu thuẫn:
  • 3 3. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật mâu thuẫn:

1. Mâu thuẫn là gì?

– Trong phép biện chứng duy vật.

Mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng. Hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Thông qua thống nhất và đấu tranh, chuyển hóa. Từ các ý nghĩa dường như đối lập, nhưng lại thể hiện các mặt khác nhau triển khai trên thực tế. Qua đó thấy được đặc điểm khi nhìn sự vật, hiện tượng theo các khía cạnh khác nhau. Vừa mang đến sự hiểu biết sâu sắc, toàn diện về sự vật, hiện tượng đó.

– Theo quan niệm siêu hình:

Mâu thuẫn là cái đối lập phản logic, mang đến khuynh hướng vận động và phát triển đối lập. Không có sự thống nhất, không có sự chuyển hóa biện chứng giữa các mặt đối lập. Mang đến các hướng vận động cũng như cách thức không liên quan đến nhau. Nhưng vẫn phản ánh chung trong khía cạnh nhìn nhận của sự vật, hiện tượng. Từ đó, trở thành nhân tố tạo thành mâu thuẫn biện chứng là mặt đối lập. Nhưng là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau. Cũng như xác định đối với các tiếp cận về sự vật, hiện tượng.

Ví dụ:

Trong mỗi con người có hai hoạt động đối lập nhau: hoạt động ăn, hoạt động bài tiết. Khi đó, thể hiện cho tính chất hấp thụ dinh dưỡng và loại bỏ chất thải không được cơ thể hấp thụ. Mặc dù chúng đối lập nhau về cơ chế. Nhưng lại không thể tách rời nhau và phụ thuộc vào nhau. Là cần thiết đối với cơ thể trong duy trì sự sống. Từ đó cho thấy hai hoạt động này có sự thống nhất với nhau. Hướng đến ý nghĩa chung trong các hoạt động và chức năng của nó trong cơ thể sống.

2. Nội dung quy luật mâu thuẫn trong Triết học:

Quy luật mâu thuẫn là một trong những quy luật cơ bản trong phép biện chứng duy vật và biện chứng duy vật lịch sử. Thể hiện trong nghiên cứu và đánh giá với các mặt vận động và phát triển. Quy luật mâu thuẫn còn được gọi là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Chỉ ra trong khác biệt về cơ chế, hoạt động phản ánh. Nhưng trong tổng thể, lại đóng góp các ý nghĩa cho vận động, phát triển chung. Cần thiết duy trì các mặt đối lập đó trên thực tế.

2.1. Nội dung của quy luật mâu thuẫn:

Mọi sự vật hoặc hiện tượng đều chứa đựng những khuynh hướng, mặt đối lập. Phản ánh cho đặc điểm của vận động. Và phải có các hoạt động của mặt đối lập mới có được sự phát triển. Từ đó tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân chúng. Và các mâu thuẫn cứ tồn tại, phát triển trong chức năng độc lập của nó. Và mang đến nét riêng khi không thể thiếu chức năng này.

Sự thống nhất và đấu tranh từ các mặt đối lập tạo ra xung lực nội của sự vận động, phát triển. Các tính chất cần thiết được duy trì và vận động. Mang đến giá trị tốt đóng góp. Và dẫn tới mất đi cái cũ thay thế bởi cái mới. Chính là các giá trị vận động thể hiện theo chiều hướng tích cực.

– Các khái niệm:

+ Mặt đối lập: Mang đến sự thể hiện của các khía cạnh khác nhau. Thể hiện với những thuộc tính, đặc điểm, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược. Nhìn trên các mặt đó, ta thấy được cơ chế hoàn toàn đối lập nhau trong hoạt động. Chúng tồn tại theo khách quan ở trong tự nhiên, tư suy và xã hội. Gắn với các sự vật, hiện tượng cụ thể.

+ Mâu thuẫn biện chứng: Là một trạng thái mà mặt đối lập liên hệ, chúng có tác động qua lại với nhau.Trong đó có sự phản ánh mâu thuẫn đối với hiện thực, nguồn gốc phát triển nhận thức.

+ Sự thống nhất của các mặt đối lập:

Là điểm chung được xác định trong chức năng đối với sự vật, hiện tượng. Chúng nương tựa với nhau, tồn tại nhưng không tách rời với nhau. Với các mặt khác nhau đảm bảo quan trọng, cần thiết. Mang đến ý nghĩa và chức năng không thể thiếu để sự vật, hiện tượng có thể vận động và phát triển. Sự tồn tại đó phải lấy sự tồn tại của mặt khác để làm tiền đề. Hướng đến tính thống nhất chung trong chức năng.

Tạo lên những nhân tố “đồng nhất” của các mặt đối lập. Và mang đến sự tác động, gắn kết của ý nghĩa chung. Ở một mức độ nào đó chúng sẽ có thể chuyển hóa cho nhau. Đảm bảo hướng đến chức năng không thể tách rời.

+ Sự đấu tranh của các mặt đối lập

Là sự mâu thuẫn trong hoạt động, cơ chế thực hiện. Với các tác động qua lại theo xu hướng là bài trừ, phủ định lẫn nhau. Các mặt chính là sự ngược lại trong vận hành của mặt kia. Nó mang đến các đấu tranh trong chức năng, ý nghĩa thực hiện. Và phủ định lẫn nhau về nguyên tắc vận hành hay hoạt động.

Hình thức đấu tranh các mặt đối lập vô cùng phong phú và đa dạng. Gắn với các mặt thực tế tồn tại trong sự vật, hiện tượng. Tùy thuộc vào mối quan hệ qua lại của điều kiện diễn ra cuộc đấu tranh và các mặt đối lập, tính chất. Xét với bản chất, cách thức hay cơ chế của các mặt đó. Mang đến bản chất của chức năng và vận hành trong sự vật, hiện tượng.

– Mâu thuẫn là nguồn gốc sự vận động, sự phát triển

+ Sự thống nhất, đấu tranh các mặt đối lập chính là hai xu hướng tác động khác nhau

Thống nhất mang đến cộng hưởng trong ý nghĩa chung. Nhưng đấu tranh lại mang đến các thể hiện riêng biệt, triệt tiêu mặt còn lại. Qua đó, mang đến các vận động đi lên để chứng minh của từng mặt. Cũng là tất yếu nếu không muốn bị loại bỏ.

Sự thống nhất, đấu tranh của mặt đối lập không tách rời nhau. Luôn phản ánh đồng thời gắn với thời điểm cụ thể. Và với sự vật, hiện tượng trong vận động, phát triển theo thời gian.

+ Đấu tranh của mặt đối lập được quy định tất yếu về sự thay đổi các mặt đang tác động, làm mâu thuẫn phát triển.

Mâu thuẫn ban đầu hình thành chỉ là một sự khác nhau cơ bản. Phản ánh với chức năng cần thiết phản ánh. Tuy nhiên ngày càng lớn lên và rộng trở thành đối lập. Theo sự khẳng định theo thời gian của vận động với chiều hướng đi lên. Cũng là sự cần thiết và bảo đảm để thể hiện chức năng của các mặt.

Dần dần, các mặt đối lập có xung đột gay gắt. Tự chuyển hóa lẫn nhau và mâu thuận được giải quyết. Khi đến giai đoạn với tính chất nhất định, tiếng nói chung được hình thành. Mang đến hiệu quả thể hiện đảm bảo cho các mặt trong ý nghĩa của nó. Nhờ vậy, thể thống nhất mới sẽ thay thế thể thống nhất cũ. Tạo nên cách thức mang đến thích ứng hiệu quả, tốt hơn. Hay sự vật mới thay cho sự vật cũ bị mất đi. Làm sự vật, hiện tượng đi đến chuyển hóa, hình thành tính chất mới. Là ý nghĩa tích cực triển khai với vận động và phát triển.

+ Sự phát triển là cuộc đấu tranh các mặt đối lập.

Các phát triển khiến tiếng nói chung không được tìm thấy. Dần hình thành sự đối lập nghiêm trọng và khã biệt hơn. Các mặt đối lập tất yếu sẽ có đấu tranh. Không thể tách rời khỏi nhau đối với mâu thuẫn biện chứng. Song song với các tính chất thể hiện của đấu tranh để bài trừ lẫn nhau. Cũng như các tác động qua lại trong tác động lên sự vật, hiện tượng.

Mâu thuẫn là nguồn gốc của phát triển và vận động.

2.2. Phân loại mâu thuẫn:

+ Dựa vào quan hệ của sự vật, hiện tượng được xem xét. Có mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.

+ Dựa vào ý nghĩa sự tồn tại, phát triển toàn bộ sự vật. Có mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.

+ Dựa vào vai trò của mâu thuẫn ở 1 giai đoạn nhất định. Có mâu thuẫn chủ yếu, mâu thuẫn thứ yếu.

+ Dựa vào tính chất của quan hệ lợi ích. Có mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.

3. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật mâu thuẫn:

– Để nhận thức được bản chất của sự vật. Với các mặt khác nhau vận hành trong nội tại của sự vật, hiện tượng đó. Giải thích cho các tồn tại của mâu thuẫn là cần thiết, mang đến chức năng không thể thay thế.

– Hoặc tìm ra phương hướng, giải pháp cho hoạt động thực tiễn cần phải nghiên cứu mâu thuẫn sự vật. Các nghiên cứu chỉ ra các mặt khác nhau đó. Tính chất mâu thuẫn có thể nhìn thấy ở hoạt động, cơ chế tiến hành hay chức năng. Tuy nhiên, lại đảm bảo đối với ý nghĩa tích cực đóng góp cho sự vật, hiện tượng. Hướng đến đảm bảo cho các vận động. Từ đó đi đến phát triển đi nên của sự vật, hiện tượng đó.

– Các mặt đối lập mang đến mâu thuẫn nếu chỉ nhìn vào các mặt đó. Nhưng nhìn rộng hơn lại thể hiện cho tính thống nhất. Việc nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập hay quy luật mâu thuẫn có ý nghĩa quan trọng đối với nhận thực, hoạt động thực tiễn.

Gắn với nhận thức của con người về kết quả của nghiên cứu. Mang đến thông tin, kiến thức chính xác. Cung cấp hiểu biết sâu rộng cho con người trong các lĩnh vực khác nhau.

Gắn với thực tiễn là các ứng dụng có thể thực hiện. Qua các tác động đó để hướng đến kích thích theo chiều hướng có lợi. Con người có thể thực hiện chủ động với tác động lên sự vật hiện tượng. Từ đó tìm kiếm và nhận được kết quả của sự vận động và phát triển.

Bởi mâu thuận là động lực và cũng là nguồn gốc của sự vận động, phát triển. Bản chất hay tính liên hệ giữa các mặt đó. Có tính khách quan phổ biến. Mang đến tính tất yếu, cần thiết trong nội tại của sự vật, hiện tượng.

Từ khóa » Ví Dụ ý Nghĩa Phương Pháp Luận Của Mâu Thuẫn