5 Quy Tắc đánh Trọng âm Phải Thuộc Nằm Lòng! - Pasal
Có thể bạn quan tâm
Cứ đến mỗi kỳ thi lại thấy các bạn học sinh, sinh viên chật vật với phần đánh trọng âm. Thực ra phần này rất đơn giản và thường là phần ăn điểm nếu các bạn nắm vựng các quy tắc. Bài viết này sẽ chỉ ra 5 quy tắc đánh trọng âm cơ bản, giúp bạn ăn điểm tuyệt đối nhé.
Không phải ngôn ngữ nào cũng có trọng âm nhưng với tiếng Anh, trọng âm của một từ chính là chìa khóa để hiểu và giao tiếp thành công. Người bản ngữ sử dụng trọng âm rất tự nhiên, trong khi đây lại là trở ngại với những người vốn có tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ không có trọng âm. Và trọng âm của từ không phải là lựa chọn ngẫu nhiên.
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết từ nhấn trọng âm. Nắm những quy tắc đơn giản sau đây song song với việc luyện nghe, luyện tập hàng ngày là bí quyết giúp bạn phát âm tiếng Anh chuẩn.
Quy tắc 1:
Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất: Hầu hết danh từ và tính từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất. Ví dụ:Danh từ: PREsent, EXport, CHIna, TAbleTính từ: PREsent, SLENder, CLEver, HAPpy Đối với động từ nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm ngắn và kết thúc không nhiều hơn một phụ âm thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất. Ví dụ: ENter, TRAvel, Open… Các động từ có âm tiết cuối chứa ow thì trọng âm cũng rơi vào âm tiết đầu. Ví dụ: FOllow, BOrrow… Các động từ 3 âm tiết có âm tiết cuối chưa nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi hoặc kết thúc nhiều hơn một phụ âm thì âm tiết đầu nhận trọng âm. Ví dụ: PAradise, EXercise
Quy tắc 2:
Trọng âm vào âm tiết thứ hai Hầu hết động từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2. Ví dụ: to preSENT, to exPORT, to deCIDE, to beGIN Nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm dài, nguyên âm đôi hoặc kết thúc với nhiều hơn một phụ âm thì âm tiết đó nhận trọng âm. Ví dụ: proVIDE, proTEST, aGREE… Đối với động từ 3 âm tiết quy tắc sẽ như sau: Nếu âm tiết cuối chứa nguyên âm ngắn hoặc kết thúc không nhiều hơn một nguyên âm thì âm tiết thứ 2 sẽ nhận trọng âm. Ví dụ: deTERmine, reMEMber, enCOUNter…
Quy tắc 3:
Trọng âm rơi vào âm thứ 2 tính từ dưới lên: Những từ có tận cùng bằng –ic, -sion, tion thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 tính từ dưới lên. Ví dụ: Những từ có tận cùng bằng –ic: GRAphic, geoGRAphic, geoLOgic… Những từ có tận cùng bằng -sion, tion: suggestion, reveLAtion… Những từ có tận cùng là : -cy, -ty, -phy, -gy, -al, ta nhấn trọng âm ở âm tiết thứ 3 từ cuối lên. Ví dụ: deMOcracy, phoTOgraphy, geOlogy, CRItical Ngoại lệ: TElevision có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
Quy tắc 4:
Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên
Các từ tận cùng bằng –ce, -cy, -ty, -phy, –gy thì trọng âm đều rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên: Ví dụ: deMOcracy, dependaBIlity, phoTOgraphy, geOLogy Các từ tận cùng bằng –ical cũng có trọng âm rơi váo âm tiết thứ 3 tính từ dưới lên. Ví dụ: CRItical, geoLOgical
Quy tắc 5: Từ ghép (từ có 2 phần)
– Đối với các danh từ ghép trọng âm rơi vào phần đầu: BLACKbird, GREENhouse… – Đối với các tính từ ghép trọng âm rơi vào phần thứ 2: bad-TEMpered, old-FASHioned… – Đối với các động từ ghép trọng âm rơi vào phần thứ 2: to OVERcome, to overFLOW…
Trọng âm trong tiếng Anh có khá nhiều quy tắc và có những trường hợp ngoại lệ. Chính vì vậy một số bạn lo ngại là sẽ không thể nhớ hết được. Tuy nhiên các bạn cũng đừng lo lắng quá bởi các quy tắc này cũng không quá khó nhớ, và thay vì nhớ quy tắc, chúng ta sẽ học cách nhớ ví dụ của các quy tắc này. Từ đó, chúng ta dễ dàng suy ra công thức và áp dụng cho các từ khác, kể cả các từ chưa bao giờ gặp. Và việc nghe hàng ngày, luyện tập phát âm bắt chước theo người bản ngữ cũng sẽ giúp ích bạn rất nhiều.
Xem thêm : khóa học tiếng anh giao tiếp cơ bản
Các từ ghép có quy tắc trọng âm như sau:
Danh từ ghép, trọng âm ở từ thứ nhất | BLACKbird, GREENhouse |
Tính từ ghép, trọng âm ở từ thứ hai | bad-TEMpered, old-FASHioned |
Động từ ghép trọng âm ở từ thứ hai | to underSTAND, to overFLOW |
Lưu ý:
– Một từ chỉ có một trọng âm chính. – Các phụ tố không làm ảnh hưởng đến trọng âm câu: -able, -age, -al, -en, -ful, -ing, -ish, -less, -ment, -ous. – Các phụ tố bản thân nó nhận trọng âm câu: -ain(entertain), -ee(refugee,trainee), -ese(Portugese, Japanese), -ique(unique), -ette(cigarette, laundrette), -esque(picturesque), -eer(mountaineer), -ality (personality), -oo (bamboo), -oon (balloon), -mental (fundamental) – Ngoại lệ: COffe, comMITtee, ENgine – Trong các từ có các hậu tố dưới đây, trọng âm được đặt ở âm tiết ngay trước hậu tố: -ian (musician), – id (stupid), -ible (possible), -ish (foolish), -ive (native), -ous (advantageous), -ial (proverbial, equatorial), -ic (climatic), -ity (ability, tranquility).
Hy vọng bài viết 5 quy tắc đánh trọng âm phải thuộc nằm lòng hữu ích cho những kỳ thi sắp tới của các bạn. Đừng quên tiếp tục theo dõi chúng mình để cập nhật những bài viết hay và kiến thức tiêng Anh mới nhanh nhất nhé!
Từ khóa » Trọng âm Từ Có 3 âm Tiết
-
Tổng Hợp Quy Tắc Trọng âm Dễ Nhớ Nhất Trong Tiếng Anh - TalkFirst
-
Quy Tắc Trọng âm Của Từ Có 3 âm Tiết Và Bài Tập Vận Dụng | ELSA Speak
-
Tổng Hợp Quy Tắc đánh Dấu Trọng âm Cơ Bản Trong Tiếng Anh Giao Tiếp
-
13 QUY TẮC ĐÁNH TRỌNG ÂM TIẾNG ANH - Langmaster
-
Phát âm (Trọng âm Của Từ 3 âm Tiết) » Unit 10 » Tiếng Anh Lớp 7
-
15 Quy Tắc đánh Trọng âm Tiếng Anh Cực Dễ Nhớ - IELTS LangGo
-
Tổng Hợp Quy Tắc đánh Trọng âm “bất Bại” Trong Tiếng Anh
-
Lý Thuyết Ngữ âm - Trọng âm Từ 3 âm Tiết Tiếng Anh 7
-
Lý Thuyết Ngữ âm: Trọng âm Của Từ 3 âm Tiết. Tiếng Anh 12
-
15+ Quy Tắc đánh Dấu Trọng âm Trong Tiếng Anh Dễ Nhớ Nhất
-
Quy Tắc đánh Trọng âm Từ Có 3 âm Tiết 1. Đối Với - StuDocu
-
Tổng Hợp Các Quy Tắc Trọng Âm Trong Tiếng Anh Mới Nhất 2022
-
Quy Tắc Trọng âm Cơ Bản Trong Tiếng Anh Cần "nằm Lòng" - AMA
-
Cách đánh Trọng âm Trong Tiếng Anh | Học Cùng