5 Sai Lầm Khi ăn Tôm Cực Kỳ ảnh Hưởng đến Sức Khỏe - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Tôm là loại thực phẩm được rất nhiều người ưa chuộng nhưng có những lầm tưởng khiến việc ăn tôm không mang lại kết quả tốt cho sức khỏe.
Tôm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như đạm, canxi, photpho, acid béo không cholesterol và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Ăn tôm thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ và tăng cường sức khỏe xương khớp. Thế nhưng rất nhiều người mắc 5 sai lầm sau đây làm mất giá trị dinh dưỡng của tôm, gây hại sức khỏe.
1. Ăn đầu tôm sẽ bổ mắt
Nhiều người có suy nghĩ ăn luôn phần đầu tôm sẽ rất tốt cho mắt. Thế nhưng chưa có bất kì nghiên cứu đáng tin cậy nào chứng minh tác dụng của đầu tôm với đôi mắt. Phần đầu tôm chủ yếu tập trung chất thải của tôm và chứa rất ít chất dinh dưỡng so với phần còn lại. Ăn đầu tôm cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ ăn luôn cả túi chất thải của chúng nằm ngay trên đầu.
2. Ăn tôm cùng rau củ quả giàu vitamin C
Chất asen có trong tôm khi kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C rất dễ tạo ra chất độc gây chết người. Chính vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên nấu chung tôm với các loại rau, củ giàu vitamin C. Ăn trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, cà chua… ngay sau khi ăn tôm cũng là điều tuyệt đối cấm kị. Đối với trẻ nhỏ, chỉ nên cho trẻ ăn thực phẩm giàu vitamin C khoảng 4 giờ sau khi ăn tôm.
3. Ăn nhiều tôm tốt cho sức khỏe
Nhiều người rất thích ăn tôm và ăn hàng ngày vì nghĩ tôm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, các dinh dưỡng trong tôm như chất đạm, photpho, axit béo, canxi,… nếu hấp thụ quá nhiều sẽ gây tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, chướng bụng và có thể dẫn đến tiêu chảy.
Các chuyên gia khuyên rằng, người lớn chỉ nên tiêu thụ tối đa 100g/ngày và trẻ em dưới 4 tuổi nên hạn chế ở mức 20-50g thịt tôm tùy lứa tuổi cụ thể.
4. Ăn tôm khi bị ho sẽ không sao
Rất nhiều người quan niệm nếu bị ho mà ăn tôm bỏ vỏ vẫn sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, chứng ho dai dẳng đôi khi chính là hậu quả do vị tanh của tôm gây nên. Đồng thời, nếu ăn luôn vỏ tôm khi đang ho thì phần vỏ cứng ma sát với niêm mạc họng sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Chính vì vậy, bạn nên kiêng tôm cho đến khi tình trạng ho chấm dứt.
5. Vỏ tôm chứa rất nhiều canxi
Trái ngược với suy nghĩ nhiều người, phần thịt của tôm mới là nơi chứa nhiều canxi nhất. Vỏ tôm được cấu tạo chủ yếu từ kitin, chất này không hề chứa canxi mà còn tương đối khó tiêu hóa. Chính vì vậy, việc cố gắng ăn hay bắt trẻ em ăn tôm cả vỏ để giúp tăng canxi là một quan niệm sai lầm, thậm chí còn dễ tăng nguy cơ hóc vỏ tôm cho trẻ nữa.
Những lợi ích của tôm đối với sức khỏe là không thể chối cãi. Tuy nhiên để chất dinh dưỡng trong tôm không bị lãng phí, bạn nên chọn tôm tươi ngon và cần chú ý khi ăn để có một cơ thể khỏe mạnh nhất.
[embed-health-tool-bmr]
Từ khóa » đạm Trong Tôm
-
Thành Phần Dinh Dưỡng Của Tôm - Vinmec
-
Tôm ít Chất Béo Và Protein Cao, Tốt Cho Sức Khỏe Nhưng Có 8 Thứ ...
-
Giá Trị Dinh Dưỡng Từ Tôm Và Những Lưu ý Khi ăn Tôm - Bách Hóa XANH
-
Khám Phá Giá Trị Dinh Dưỡng Trong Tôm
-
Giá Trị Dinh Dưỡng Của Tôm Tươi Sống - TheHinhOnline
-
100g Tôm Có Bao Nhiêu Calo, Protein? Ăn Tôm Có Mập Không?
-
Tìm Hiểu Thành Phần Dinh Dưỡng Của Tôm Biển - Cảng Hải Sản
-
Khám Phá Giá Trị Dinh Dưỡng Trong Tôm - Crab Seafood
-
Thành Phần Dinh Dưỡng Của Tôm Và Những Sai Lầm Khi ăn Tôm
-
Dinh Dưỡng Từ Tôm Khô - Người Giữ Rừng
-
Tất Cả Những điều Bạn Cần Biết Khi ăn Tôm - Báo Lao động
-
Thành Phần Dinh Dưỡng Của Tôm
-
Thức ăn đạm Thấp Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng - Tạp Chí Thủy Sản