Tìm Hiểu Thành Phần Dinh Dưỡng Của Tôm Biển - Cảng Hải Sản

thành phần dinh dưỡng của tôm biển

Tôm là một thực phẩm phổ biến trong các món ăn gia đình, chế biến thành nhiều món ăn ngon được nhiều người yêu thích. Trong tôm có chứa rất nhiều dưỡng chất mà cơ thể cần, bên cạnh đó nếu ăn tôm không đúng cách sẽ gây ra nhiều nguy hiểm. Tham khảo bài viết sau để biết thành phần dinh dưỡng của tôm biển và những lưu ý khi ăn tôm.

Thành phần dinh dưỡng của tôm biển

Trong 100g tôm biển có giá trị dinh dưỡng: 100 gam tôm tươi (chỉ tính phần ăn được) sẽ cho 82 calori, 79,2gam nước, 17,9gam đạm, 0,9gam béo, 1,4gam xơ tro, 79mg calci, 0,9gam đường chung, 184mg phospho, 1,6mg sắt, 0,04mg vitamin B1, 20mg vitamin A, 0,08mg vitamin B2, 2,3mg vitamin PP.

Một người trưởng thành thì cứ 1kg thân thể sẽ cần 4 gam chất béo, 1gam đạm, 10g đường. Và nếu người 80kg chỉ cần ăn 100g tôm đã thừa đạm so với nhu cầu cần thiết cơ thể.

Đặc biết trong tôm khô còn có lượng đạm cao lý tưởng so với những loại thực phẩm khác. 100g tôm khô có gần 70g đạm, cao gấp nhiều lần so với 100gam tôm biển bởi quá trình chế biến đã làm thay đổi các chất. Nhưng điều đó chưa đủ, bởi nghiên cứu khác còn chỉ ra lượng protein có trong 100 gram tôm khô còn cao hơn cả thịt bò và thịt lợn nạc. Cụ thể, 100 gram thịt bò có 17,6 gram đạm, 100 gram thịt lợn nạc có 18,6 gram đạm.

Lượng chất đạm này của tôm khô và tôm tươi đã đủ để nuôi sống tế bào, suy trì hoạt động của các mô, cơ quan trong cơ thể. Hơn nữa tôm còn chứa rất nhiều canxi, khoáng chất giúp phát triển hệ xương. Một khi cơ thể hấp thụ canxi, chúng sẽ tham gia vào quá trình cốt hóa xương và bù đắp những lượng canxi bị mất qua mồ hôi và nước tiểu. Đặc biệt, canxi còn giúp điều hòa quá trình đông máu.

Ở một số loại tôm khác nhau thì thành phần dinh dưỡng cũng sẽ có sự thay đổi.

tác dụng của tôm biển

Thành phần dinh dưỡng tôm sú:

Có nhiều vitamin B12, axit béo, Omega 3 sẽ góp phần tạo sự bề vững cho thành tim mạch. Ngoài ra, DHA có trong tôm còn giúp tăng cường sự phát triển thị lực và trí tuệ của trẻ sơ sinh khi còn trong bụng mẹ. Trong 100g tôm sú có:

Calories Fat Calories Total Fat Saturated Fat Cholesterol Sodium Protien Omega-3
95 56 0,6 g 90mg 185mg 19,2g

Thành phần dinh dưỡng của tôm đồng:

Theo các tài liệu nghiên cứu của Viện vệ sinh dịch tễ trung ương và Viện nghiên cứu kỹ thuật ăn mặc tại Cục quân y thì trong 100g tôm đồng tươi có 76,9g nước, 1120mg canxi, 18,4g protein, 1,8g lipid, 150mg photpho. Trong 100g tép gạo có 84,5g nước, 1,2g lipid, 910mg canxi, 11,7g protein, 218mg photpho.

Thành phần dinh dưỡng của tôm hùm:

Trong thịt của tôm Hùm tính theo trọng lượng, hàm lượng prôtein chiếm 17,62%, lipid chiếm 0,29%, các axit amin chiếm 77,2% cơ thể.

Lo ngại khi ăn quá nhiều tôm

Hàm lượng cholesterol cao

Rất nhiều câu hỏi được đặt ra rằng “Ăn tôm có tốt không?”, khiến nhiều người lo ngại về hàm lượng cholesterol cao có bên trong tôm. Các chuyên gia từng cho rằng ăn quá nhiều thực phẩm giàu cholesterol sẽ gây hại cho tim mạch. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng mức cholesterol trong cơ thể bạn còn tăng bởi chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống.

Hơn nữa, chỉ 1/4 dân số nhạy cảm với cholesterol trong chế độ ăn uống hàng ngày. Đối với những phần còn lại, cholesterol trong chế độ ăn uống có thể chỉ có tác động nhỏ đến mức cholesterol trong máu. Nguyên nhân là do phần lớn cholesterol có trong máu sản xuất từ gan của bạn. Khi ăn thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao, gan của bạn sẽ sản xuất ít các cholesterol hơn.

Một nghiên cứu cho thấy những người trưởng thành ăn 300 gram tôm mỗi ngày đã tăng lượng cholesterol HDL tốt của họ lên 12% và giảm 13% chất béo trung tính. Đây đều là những yếu tố rất quan trọng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Do vậy những người tiêu thụ tôm thường xuyên không hề có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn những người không ăn chúng. Giá trị dinh dưỡng của tôm biển rất có lợi cho sức khỏe tim mạch, vượt trội hơn mối lo ngại về hàm lượng cholesterol cao. Nếu vẫn còn lo lắng thì tốt nhất là bạn nên dùng tôm với số lượng vừa phải để đảm bảo sức khỏe tối đa.

Nguy cơ dị ứng

Động vật có vỏ, trong đó có tôm, cũng là nguyên nhân phổ biến gây dị ứng thực phẩm. Tác nhân gây dị ứng trong tôm phổ biến nhất là tropomyosin, một loại protein có trong hải sản, ngoài ra còn có arginine kinase và hemocyanin. Hơn 50% người bị dị ứng với động vật có vỏ chỉ gặp phản ứng lần đầu tiên khi đến tuổi trưởng thành. Nghĩa là nếu trước đây bạn đã từng ăn tôm và hoàn toàn bình thường, nhưng bạn vẫn có nguy cơ bị dị ứng vào một ngày nào đó trong tương lai.

Các triệu chứng dị ứng tôm có thể bao gồm ngứa ran bên trong miệng, rối loạn tiêu hóa, nghẹt mũi hoặc những phản ứng trên da. Một số người bị dị ứng tôm cũng có nguy cơ bị sốc phản vệ vô cùng nguy hiểm. Tình trạng này đến đột ngột, có thể dẫn đến tình trạng co giật, bất tỉnh và thậm chí tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức. Nếu bạn bị dị ứng với tôm, cách duy nhất để ngăn ngừa là tránh ăn tôm hoàn toàn và không đụng đến chúng nữa.

Xem thêm:

  • Thành phần dinh dưỡng của tôm thẻ chân trắng
  • [Khám phá] Tổng hợp tất tần tật các loại tôm ở Việt Nam
  • Tìm hiểu đặc điểm và tập tính của tôm hùm

Từ khóa » đạm Trong Tôm