5 Tác Dụng Phụ Của Măng Cụt Với Bà Bầu Khi ăn Vào Buổi Tối Và ăn ...

Bà bầu ăn măng cụt thường xuyên hoặc ăn quá nhiều một lần có thể gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

Trái cây phần lớn bổ dưỡng vì giàu vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, để tận dụng hết lợi ích của các loại quả thì phải ăn đúng thời điểm. Nhất là phụ nữ mang thai, nếu ăn trái cây sai thời điểm, có thể gây đầy bụng, khó tiêu, thậm chí ngộ độc thực phẩm.

Mình có cô bạn tên Hà có bầu 5 tháng, ăn trái cây rất giỏi, một mình có thể quất hết cả kg măng cụt một lúc. Bữa đi miền tây, tối về mình có ghé cho Hà 1kg măng cụt. Vậy mà đêm đó cô ấy nhập viện vì ăn hết kg măng cụt mình cho với biểu hiện tiêu chảy, khó thở và choáng váng. Ôi trời may mà không sao, nếu không chắc mình ân hận lắm. Kể từ bữa đó, mang trái cây gì cho Hà ăn cũng phải dặn nên ăn buổi sáng mà ăn vừa phải thôi. 

Măng cụt vào mùa ngon ngọt nhất, bà bầu tẩm bổ da dẻ khỏe đẹp, nuôi thai chắc xương, ngừa dị tật

Theo chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu ăn trái cây buổi sáng là tốt nhất, đặc biệt nên tiêu thụ sau bữa ăn sáng 1-2 tiếng để cơ thể hấp thu trọn vẹn các thành phần dinh dưỡng và vitamin có trong quả. Do trái cây chứa hàm lượng fructose cao nên các mẹ hạn chế ăn buổi tối sát giờ ngủ vì sẽ làm tăng hàm lượng đường, theo đó sẽ khiến giấc ngủ bị rối loạn; đồng thời sẽ gây đầy bụng, khó chịu.

Nói về quả măng cụt, đây là loại trái cây gây ra rất nhiều tác dụng phụ với người ăn. Đặc biệt, chuyên gia khuyến cáo bà bầu ăn măng cụtchỉ nên ăn mỗi lần 2 - 3 quả và  hạn chế ăn thường xuyên.

hình ảnh

5 tác dụng phụ của măng cụt bà bầu cần biết

 1. Nhiễm axit lactic

Theo một nghiên cứu của Mỹ, người ăn măng cụt mỗi ngày, kéo dài suốt 1 năm có thể bị nhiễm axit lactic nặng (tức nồng độ axit trong các dịch cơ thể vượt mức bình thường), biểu hiện bằng các triệu chứng như buồn nôn, lú lẫn, mệt mỏi, buồn ngủ, khó thở, đau đầu...Nếu không được điều trị, có thể gây sốc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

2. Gây dị ứng

Với những thai phụ có cơ địa dị ứng, ăn măng cụt có thể làm cơ thể nổi mề đay, mẩn đỏ, sưng, ngứa và phát ban; nặng hơn có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng như sưng miệng, môi, họng, hoặc tức ngực, đau đớn. 

3. Can thiệp quá trình đông máu 

Măng cụt chứa hợp chất xanthone gây cản trở quá trình đông máu. Do làm chậm đông máu nên các bác sĩ khuyến cáo thai phụ không nên ăn măng cụt 2 tuần trước khi sinh để tránh ảnh hưởng đến quá trình sinh nở.

4. Táo bón và tiêu chảy

Trên thực tế, một số bà bầu ăn măng cụt đã bị tiêu chảy. Nghiên cứu cho thấy với một số người, chỉ cần ăn hơn 30g măng cụt là có thể bị đi lỏng tạm thời; Hoặc ngược lại, làm nghiêm trọng hơn tình trạng táo bón ở bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích và gây biến chứng liệt dạ dày ở bệnh nhân tiểu đường.

5. Gây độc thần kinh

Măng cụt chứa hợp chất xanthone. Một số báo cáo cho thấy liều cao xanthone trong măng cụt có thể độc hại và gây ức chế hệ thần kinh trung ương. Khi kết hợp với các loại thảo dược và các loại thuốc khác có thể gây buồn ngủ quá mức.

Từ khóa » Có Nên ăn Măng Cụt Cho Bà Bầu Không