5 Thắc Mắc Khi Bạn Rửa Mặt Bằng Nước Muối Sinh Lý - Fysoline
Có thể bạn quan tâm
16,451
Nước muối sinh lý được sử dụng rất nhiều trong chăm sóc sức khỏe mắt và mũi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc rửa mặt bằng nước muối sinh lý cũng được rất nhiều người áp dụng nhiều và khen ngợi. Hãy cùng Fysoline tìm hiểu kỹ hơn về công dụng này và cách dùng sao cho hiệu quả như ý nhé!
[Review] Cách rửa mặt bằng nước muối sinh lý HIỆU QUẢ
- 1. Rửa mặt bằng nước muối sinh lý hàng ngày có tốt không?
- 2. Rửa mặt bằng nước muối sinh lý đúng cách như thế nào?
- 3. Bị ngứa khi rửa mặt bằng nước muối sinh lý thì phải làm sao?
- 4. Rửa mặt bằng nước muối sinh lý có bị bắt nắng không?
- 5. Cần làm gì để chăm sóc da sau khi rửa mặt bằng nước muối sinh lý?
1. Rửa mặt bằng nước muối sinh lý hàng ngày có tốt không?
Nước muối sinh lý là dung dịch muối Natri Clorua hòa tan trong nước theo tỉ lệ 0,9%. Đây là dung dịch đẳng trương, có áp lực thẩm thấu tương đương với các dịch tự nhiên trong cơ thể ở điều kiện thường.
Ngoài ra, nước muối sinh lý có độ pH ở khoảng 5.5, khá gần với độ pH tự nhiên của da, vốn thường nằm trong khoảng 4.7 tới 5.75.
Với nồng độ và độ pH như vậy, nước muối sinh lý an toàn cho việc sử dụng ngoài da và có thể sử dụng hàng ngày.
Tuy nhiên, không nên lạm dụng nước muối sinh lý mà chỉ nên sử dụng tối đa 2 lần/ngày.
2. Rửa mặt bằng nước muối sinh lý đúng cách như thế nào?
Để sử dụng nước muối sinh lý một cách an toàn
- Bước 1: Làm sạch da: Bạn cần tẩy trang nếu có trang điểm hoặc sử dụng kem chống nắng. Sau đó rửa sạch mặt với sữa rửa mặt phù hợp với loại da.
- Bước 2: Lau mặt bằng nước muối sinh lý: Thấm nước muối sinh lý ra miếng bông sạch và nhẹ nhàng lau toàn bộ da mặt theo chuyển động tròn.
- Bước 3: Rửa lại với nước. Sau khi lau mặt bằng nước muối, bạn nên đợi khoảng vài phút cho nước muối ngấm đều trên da. Khi thấy da đã ráo thì rửa lại bằng nước mát.
Sau khi rửa mặt, bạn vẫn nên thực hiện dưỡng da như bình thường, để da không bị khô và mất nước.
Cảnh báo không sử dụng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh!
3. Bị ngứa khi rửa mặt bằng nước muối sinh lý thì phải làm sao?
Thành phần nước muối sinh lý rất an toàn cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn tự pha nước muối để sử dụng, thì rất có thể sẽ pha sai tỉ lệ, khiến nồng độ muối trong dung dịch quá cao. Khi này, da của bạn có thể bị kích ứng, bị khô đi và sinh ra ngứa.
Giải pháp khi này rất đơn giản, đó là bạn pha loãng dung dịch đó để làm giảm nồng độ muối xuống. Sau đó theo tác sử dụng tương tự như cũ.
Với những người có làn da nhạy cảm, việc sử dụng nước muối sinh lý thường xuyên cũng dễ gây ngứa, khó chịu. Khi này, nên giảm tần suất sử dụng nước muối sinh lý. Nếu thấy da vẫn bị kích ứng, nên ngừng sử dụng hẳn.
4. Rửa mặt bằng nước muối sinh lý có bị bắt nắng không?
Da có bắt nắng hay không phụ thuộc nhiều vào cơ địa và cách chăm sóc da hàng ngày.
Dung dịch nước muối sinh lý chỉ có tác dụng làm sạch da, chứ không có tác dụng chống nắng. Do đó, khi sử dụng nước muối sinh lý, bạn vẫn cần sử dụng kem chống nắng như bình thường.
Ngoài ra, nước muối sẽ làm mềm da, giúp loại bỏ các lớp tế bào chết hiệu quả hơn. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc lớp da non được đẩy lên gần bề mặt hơn, nên cũng dễ bị bắt nắng hơn.
Có thể thấy rằng, nước muối sinh lý không phải là lý do khiến da bị bắt nắng. Do đó, nếu muốn da trắng và ít bị bắt nắng, xuống màu, thì bạn cần chăm sóc da đủ bước, thoa kem chống nắng và che chắn bằng quần áo, mũ nón mỗi khi tiếp xúc với ánh nắng.
5 bước rửa mặt cho trẻ sơ sinh hàng ngày nên làm
5. Cần làm gì để chăm sóc da sau khi rửa mặt bằng nước muối sinh lý?
Nước muối sinh lý đem lại hiệu quả rất tốt cho làn da, nhưng chỉ sử dụng riêng thì chưa đủ để chăm soc toàn diện cho làn da. Bạn cần phải có một chế độ chăm sóc tốt sau khi rửa mặt bằng nước muối sinh lý để tăng cường hiệu quả lên làn da.
- Nên dưỡng ẩm đầy đủ cho da sau khi rửa mặt bằng nước muối sinh lý.
- Thoa kem chống nắng hàng ngày trước khi ra ngoài 20 phút
- Nên có biện pháp che chắn như che ô, đội mũ khi tiếp xúc với ánh nắng để bảo vệ da
- Nên theo dõi và điều chỉnh chế độ chăm sóc da phù hợp với từng thời điểm và tình trạng da.
Trên đây là những thông tin cụ thể và một số giải đáp thắc mắc về việc rửa mặt bằng nước muối sinh lý. Fysoline hy vọng rằng bạn đã có những kiến thức bổ ích thêm vào cẩm nang làm đẹp của mình. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và rạng ngời, xinh tươi.
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » độ Ph Của Nước Muối
-
Độ PH Của Nước Và Các Loại Dung Dịch
-
Nước Muối Sinh Lý Là Gì? Có độ PH Bao Nhiêu? - U Blog
-
Muối Có Tính Kiềm Hay Axit Và Những Lưu Ý Quan Trọng
-
Giải đáp Thắc Mắc Muối Có Tính Kiềm Hay Axit?
-
Độ PH Của Nước Là Gì? 10 Người Uống Nước Thì 9 Người Không Biết
-
độ Ph Nước Muối Sinh Lý Archives - Dây Chuyền Sản Xuất
-
Độ PH Là Gì? Độ PH Của Nước Uống Là Bao Nhiêu?
-
Tác Dụng Của Nước Muối Sinh Lý (Natri Clorid 0.9%) - Bài Thuốc Quý
-
Thành Phần Nước Muối Sinh Lý | Vinmec
-
[PDF] TCCS 02:2017/DPCT
-
Tại Sao Dung Dịch Muối Thường Có Ph Không Trung Tính
-
Giải đáp Thắc Mắc Rửa Mặt Bằng Nước Muối Sinh Lý Có Tốt Không?
-
Làm Sao để đo được độ PH Của Nước đơn Giản Nhưng Chính Xác Tại ...