Làm Sao để đo được độ PH Của Nước đơn Giản Nhưng Chính Xác Tại ...
Có thể bạn quan tâm
Đo pH nước để làm gì? Có lẽ nhiều người vẫn không biết được độ pH đóng vai trò thế nào trong nước và các loại nước với độ pH khác nhau có ý nghĩa thế nào. Vậy làm sao để biết về độ pH của nước? Cách đo pH nước như thế nào chính xác nhất? Hãy cùng Enterbuy tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn có thể xem nhanh bài viết tại đây:
- Độ pH là gì?
- Ý nghĩa của các mức đo trong thang đo độ pH
- Độ pH an toàn trong nước uống là bao nhiêu?
- Như thế nào là độ pH an toàn?
- Độ pH của một số loại nước hiện nay
- Cách đo độ pH của nước
- Sử dụng giấy quỳ
- Que thử pH
- Máy đo pH
- Dung dịch đổi màu
- Ảnh hưởng của độ pH đối với sức khỏe
1. Độ pH là gì?
Trước khi biết về cách đo pH nước và cách thử độ ph nước chúng ta hãy cùng tìm hiểu về độ pH là gì. pH là đơn vị đo tính kiềm và tính axit trong nước. Thang đo độ pH từ 0 cho đến 14 với mức cân bằng là 7 (trung hòa), từ 7 trở về 0 có tính axit tăng dần, từ 7 đến 14 có tính kiềm tăng dần (pH = 0 có tính axit cao nhất, pH = 14 có tính kiềm cao nhất).
Xét về độ pH của nước, mỗi giá trị tăng sẽ bằng gấp 10 lần về độ kiềm và axit. Chẳng hạn như nước tinh khiết có độ pH = 7, sữa có độ pH = 6, cà phê có độ pH = 5. Điều này sẽ đồng nghĩa cà phê có lượng axit gấp 10 lần sữa, gấp 100 lần nước tinh khiết.
Muối hòa tan và axit là 2 thành phần luôn có trong nước, tùy mỗi loại nước mà liều lượng khác nhau. Chính vì thế mà độ pH của nước có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức cân bằng. Bên cạnh đó, muối hòa tan có trong nước chính là thành phần đã “góp” chút hương vị cho nước.
Xem thêm: Nước qua máy lọc có nên đun sôi, đến giờ bạn còn chưa biết điều này?
Độ pH là gì ? Uống nước có độ pH bao nhiêu để tốt cho sức khỏe ?
2. Ý nghĩa của các mức đo pH nước trong thang đo độ pH
Để thử độ ph nước đúng cách và hiểu được kết quả khi đo độ ph của nước¸ chúng ta cần phải hiểu ý nghĩa của các con số bảng đo độ ph trong thước đo độ pH. Cụ thể như:
- Độ pH <7: nước có tính axit. Chỉ số càng thấp có độ axit càng đậm đặc, chẳng hạn như axit ắc quy có tính đậm đặc cực cao, có độ pH = 0.
- Độ pH >8: nước có tính kiềm. Những dung dịch mang tính kiềm nguyên chất, đậm đặc sẽ có độ Ph = 14.
- Độ pH = 7: nằm ở mức cân bằng, loại nước trung tính này còn được biết là nước tinh khiết vì không mang tính axit.
3. Độ pH an toàn trong nước uống là bao nhiêu?
Nguồn nước có thể tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện và tối đa nhất cho cơ thể là nước có độ pH từ 6.5 đến 8.5. Thông tin trên đã được kiểm nghiệm và được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị.
Xem thêm
Những lưu ý khi mua máy lọc nước để đưa ra lựa chọn cho gia đình nhé!
Thời gian thay lõi lọc nước và tại sao cần thay lõi lọc nước?
3.1 Như thế nào là độ pH an toàn?
Độ pH của nước là không cố định, nó sẽ thay đổi theo điều kiện môi trường, thời tiết, tác động của con người. Nếu khi đo độ pH của nước thấy nước có độ pH quá cao hoặc quá thấp, đó là dấu hiệu của ô nhiễm nguồn nước bởi hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, kim loại nặng.
Nước có tính kiềm cao có vị và mùi khó chịu, nước có tính axit cao sẽ không an toàn cho sức khỏe nếu uống phải. Bên cạnh đó nếu nước có độ kiềm có khả năng làm hỏng, tắc nghẽn các đường ống nước thì nước có tính axit có thể bào mòn các thiết bị kim loại.
Thông thường, các đơn vị cung cấp nước thường phải tự theo dõi về độ pH của nước để đảm bảo nước sinh hoạt của người dân có độ an toàn, vệ sinh cao. Bên cạnh đó cũng có thể nhanh chóng giải quyết bằng cách kiểm tra ph nước nếu có vấn đề xảy ra.
3.2 Độ pH của một số loại nước hiện nay
Vậy hãy thử các cách đo độ ph của nước phổ biến được sử dụng hiện nay.
3.2.1 Độ ph của nước máy là bao nhiêu?
Đây là loại nước chúng ta dùng để sinh hoạt hàng ngày, chúng có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, từ nước ngầm, nước mặt được lọc (nước từ ao hồ), nước mưa.
Tất cả đều đã qua xử lý hóa học nhằm đảm bảo các mầm bệnh đã được tiêu diệt trước khi cung cấp cho người dân sử dụng. Và do nguồn nước khác nhau thế nên các thành phần trong nước cũng khác nhau.
Độ pH của nước máy thường nằm ở khoảng 7.5.
3.2.2 Nước đóng chai
Nước đóng chai có độ pH nằm ở 6.5 và 7.5, nước uống đóng chai được cung cấp và phân phối trên thị trường đều cần phải đảm bảo đáp ứng được những quy chuẩn nghiêm ngặt về sức khỏe.
Xem thêm: Những điều cần chú ý khi chọn mua máy lọc nước cho gia đình
3.2.3 Nước RO
Nước RO là gì? Tại sao nước RO lại được xem là có lợi cho sức khỏe người dùng?
Trước hết, ta hãy tìm hiểu về quá trình thẩm thấu của nước. Khi dung môi chuyển đến nơi có nồng độ thấp từ nơi có nồng độ cao bởi thông qua một tấm màng bán thấm. Và quá trình thẩm thấu ngược của nước RO là loại nước có sử dụng máy bơm để đẩy nước qua màng bán thấm. Lượng nước thu được qua màng bán thấm (đi qua lớp màng) có độ tinh khiết cao, phần có chứa phần lớn tạp chất sẽ ở lại.
Độ pH của nước RO trung bình thường ở ở mức từ 5.0 đến 7.0
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin tại
Công nghệ lọc nước RO là gì? Nguyên lý hoạt động như thế nào?
Máy lọc nước RO là gì? Ưu điểm so với các loại máy lọc nước khác là gì?
Nên mua máy lọc nước RO hay Nano?
Khác biệt to lớn giữa máy lọc nước Nano và RO
4. Đo pH nước bằng bảng màu pH
Để đo ph nước ta có thể áp dụng 4 cách đo độ ph của nước phổ biến sau:
4.1 Đo pH nước bằng cách sử dụng giấy quỳ
Nhắc đến đo độ pH chắc chắn bất kỳ ai cũng sẽ nghĩ ngay đến giấy quỳ, một loại giấy được làm từ địa y.
Thử nước bằng quỳ tím vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện kiểm tra độ ph trong nước theo các bước sau đây:
- Cho mẫu nước bạn muốn test độ pH vào ống nghiệm hoặc cốc nhỏ.
- Nhúng giấy quỳ vào nước
- Giấy quỳ màu đỏ khi gặp nước có tính kiềm sẽ chuyển sang màu xanh (pH >7). Và giấy quỳ màu xanh gặp nước có tính axit sẽ chuyển sang màu đỏ (pH <7). Nước trung tính (độ pH = 7) sẽ không làm giấy quỳ đổi màu. Bạn nên sử dụng bảng màu pH chuẩn để đối chiếu nhằm đảm bảo tính chính xác hơn.
Dựa trên bảng màu độ ph của giấy quỳ tím, chúng ta có thể test độ pH của nước bao nhiêu và có an toàn để sử dụng hay không.
Tuy đây là cách thử nước sạch bằng quỳ tím đơn giản, dễ làm và phổ biến nhất nhưng nó chỉ có thể giúp bạn kiểm nghiệm tính chất của nước thiêng về tính gì. Bạn không thể đo chính xác chỉ số pH của nước bằng giấy quỳ.
4.2 Cách đo ph nước bằng Que thử pH
Cách đo độ ph của nước cũng phổ biến không kém đó là dùng que thử pH. Cũng là giấy nhưng loại giấy này sẽ có màu sắc thay đổi dựa theo mức độ pH của nước trong phạm vi 0.5 đơn vị, cho kết quả cụ thể và chính xác hơn giấy quỳ.
Cách thức kiểm tra độ pH của nước thực hiện vô cùng đơn giản:
- Cho mẫu nước muốn thử nghiệm vào cốc hoặc ống nghiệm, nhúng que thử vào.
- Sau khoảng 2 phút, que thử sẽ đổi màu và cho bạn kết quả chính xác.
- Dựa vào màu trên que thử so sánh đối chiếu với bảng màu pH để biết kết quả.
4.3 Test độ ph nước dùng máy đo pH
Cách kiểm tra độ ph của nước chuẩn nhất chính là dùng máy đo pH. Bạn có thể “đầu tư” cho mình một chiếc máy đo pH để đảm bảo kết quả đo chính xác.
Trong lần đo đầu tiên cần phải hiệu chuẩn đồng hồ. Theo các chuyên gia, khi đo độ pH nước thì nên test độ pH của nước cất, tìm ra nước cất có độ pH bằng mấy. Nếu kết quả cho là 7.0 thì đồng hồ đã được hiệu chuẩn và cho ra kết quả chính xác.
Sau khi đồng hồ đã hoạt động đúng thì bạn có thể bắt đầu sử dụng để đo độ pH trong nước của các loại nước muốn đo.
Bạn chỉ cần dùng đầu dò của máy vào mẫu nước muốn kiểm tra, màn hình điện tử sẽ thể hiện phép đo và cho kết quả chính xác có 2 chữ số ở phần thập phân.
Kiểm tra Độ pH của các Hãng NƯỚC LỌC – có tốt như bạn nghĩ?
4.4 Cách đo ph nước bằng dung dịch kiểm tra độ pH đổi màu
Một biện pháp mang tính “phòng thí nghiệm” hơn để kiểm tra độ pH của nước là dùng dung dịch đổi màu.
Trong hóa học, có 3 loại dung dịch phổ biến được dùng để đo độ pH trong nước:
- Methyl Red: Nếu độ pH <4 dung dịch sẽ có màu đỏ; dung dịch sẽ chuyển dần sang màu đỏ cam, cam rồi đến vàng nếu có độ pH từ 4 đến 7; và dung dịch sẽ mang màu vàng khi nước có độ pH>7.
- Bromothymol Blue: dung dịch chuyển sang màu vàng nếu có độ pH dưới 6; độ pH từ 6 đến 8 dung dịch sẽ chuyển dần từ vàng đến vàng xanh, xanh lá rồi sang xanh dương; độ pH trên 8 sẽ làm dung dịch chuyển hẳn sang màu xanh dương.
- Phenolphtalein: Dung dịch không màu nếu pH nhỏ hơn 8 và có màu đỏ nếu pH lớn hơn 10.
Những loại dung dịch này có khả năng thử ph nước chuẩn xác, nhanh chóng tại nhà mà bạn có thể tham khảo và thực hiện theo.
5. Ảnh hưởng của độ pH đối với sức khỏe
Vậy vì sao lại cần phải đo độ pH nước? Đóng vai trò quan trọng thế nào? Cách test độ ph của nước ra sao?
Cơ thể chúng ta có độ pH tiêu chuẩn, vì thế nước uống cũng cần phải đạt độ pH phù hợp nhất định. Nếu dùng nước uống có độ pH chênh lệch quá nhiều so với cơ thể có thể sẽ phá hỏng mức cân bằng của nội môi và cơ thể. Từ đó có tác động xấu đến quá trình sinh học của có thể.
Với lượng nước được nạp vào cơ thể khá cao, từ 2 lít mỗi ngày, thế nên nếu nước có độ pH không phù hợp sẽ có tác hại trực tiếp đến sức khỏe. Hãy xem qua một vài các tác hại của các loại nước có độ pH quá thấp hoặc quá cao để phòng tránh nhé:
Nước mang tính axit (có độ pH thấp):
- Viêm, loét dạ dày
- Thấp khớp
- Bệnh Gout
- Các vấn đề về da
- Các vấn đề về da đầu
- Trĩ
- Đau đầu mãn tính
Nước mang tính kiềm (có độ pH cao):
- Táo bón
- Lượng Cholesterol cao
- Sỏi thận
- Chàm
- Viêm bàng quang mãn tính
- Da khô
Độ ph của nước uống là bao nhiêu? Về nước uống hàng ngày, nước có độ pH trung tính từ 6.8 cho đến 7.2 sẽ tốt cho sức khỏe. Nên hạn chế sử dụng nhiều nước ngọt hoặc nước suối khoáng. Nếu bạn có thói quen dùng trà và cà phê cũng nên cân nhắc sử dụng với liều lượng hợp lý và điều độ.
Hiện nay, để tiêu diệt vi khuẩn nước máy được xử lý ở nhà máy thường có độ pH tương đối cao (từ 8.0 trở lên) do bị clo hóa. Bên cạnh đó, nước chúng ta sử dụng còn hòa tan gỉ sét từ các đường ống. Nước ngầm thì bị nhiễm hóa chất như phân bón, thuốc trừ sâu mà có độ pH thấp.
6. Kết luận
Tất cả các thông tin về tầm quan trọng của đo pH nước, độ pH của các loại nước phổ biến cũng như cách đo pH nước đều đã được cung cấp đầy đủ qua bài viết trên. Mong rằng, những chia sẻ này sẽ giúp bạn test độ pH của nước thành công và lựa chọn được loại nước có độ pH phù hợp nhất để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Hà Nội: Số 114 đường Khuất Duy Tiến, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 024.777.66666
- TP.HCM: Số 74, đường số 1, Cityland Park Hills, Phường 10, Gò Vấp, Hồ Chí Minh. Điện thoại: 028.777.66686
Vân Phạm Thị
| WebsitePhạm Thị Vân là CEO của Enterbuy Việt Nam – một trong những trung tâm máy lọc nước lâu đời nhất tại Việt Nam với hơn 14 năm kinh nghiệm giúp đỡ được hơn 35.000 hộ gia đình yên tâm về nước sạch khi sử dụng. Bên cạnh đó, chị cũng là một trong những người tiên phong đưa các giải pháp lọc nước tốt cho sức khỏe trên thế giới về Việt Nam như những dòng máy lọc nước giàu khoáng chất, máy lọc nước ion kiềm giàu hydrogen…
Từ khóa » độ Ph Của Nước Muối
-
5 Thắc Mắc Khi Bạn Rửa Mặt Bằng Nước Muối Sinh Lý - Fysoline
-
Độ PH Của Nước Và Các Loại Dung Dịch
-
Nước Muối Sinh Lý Là Gì? Có độ PH Bao Nhiêu? - U Blog
-
Muối Có Tính Kiềm Hay Axit Và Những Lưu Ý Quan Trọng
-
Giải đáp Thắc Mắc Muối Có Tính Kiềm Hay Axit?
-
Độ PH Của Nước Là Gì? 10 Người Uống Nước Thì 9 Người Không Biết
-
độ Ph Nước Muối Sinh Lý Archives - Dây Chuyền Sản Xuất
-
Độ PH Là Gì? Độ PH Của Nước Uống Là Bao Nhiêu?
-
Tác Dụng Của Nước Muối Sinh Lý (Natri Clorid 0.9%) - Bài Thuốc Quý
-
Thành Phần Nước Muối Sinh Lý | Vinmec
-
[PDF] TCCS 02:2017/DPCT
-
Tại Sao Dung Dịch Muối Thường Có Ph Không Trung Tính
-
Giải đáp Thắc Mắc Rửa Mặt Bằng Nước Muối Sinh Lý Có Tốt Không?