5 Thực Phẩm Màu Tím Là "vua” Chống Oxy Hóa, Bảo Vệ Mạch Máu, Thật ...
Có thể bạn quan tâm
Theo phân tích thống kê về dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng của thực phẩm màu tím cao hơn so với các loại thực phẩm có màu nhạt khác. Thực phẩm màu tím rất giàu caroten, là nguồn chính của vitamin A, cũng chứa hàm lượng vitamin B2 và vitamin C tương đối cao. Quan trọng hơn, các nghiên cứu nước ngoài đã phát hiện ra rằng trái cây, rau, củ có màu tím, tím sẫm có chứa một chất gọi là anthocyanin, giúp chống oxy hóa, bảo vệ mạch máu rất tốt.
Thường xuyên ăn thực phẩm màu tím, có 4 lợi ích lớn cho sức khỏe
1. Chống oxy hóa, trì hoãn sự lão hóa
Anthocyanins hiện là một trong những hoạt chất sinh học chống oxy hóa hiệu quả nhất được con người phát hiện ra, khả năng chống oxy hóa gấp 50 lần vitamin E và 20 lần vitamin C. Nó có thể loại bỏ hiệu quả các gốc tự do trong cơ thể con người, cân bằng sự trao đổi chất và trì hoãn sự lão hóa.
2. Bảo vệ tim và mạch máu não
Đặc tính chống oxy hóa cao của anthocyanins còn giúp khôi phục tính đàn hồi của mạch máu, ở một mức độ nhất định có tác dụng phòng chống xơ vữa động mạch. Đồng thời, anthocyanins còn giúp bảo vệ cholesterol tốt trong máu, giảm cholesterol xấu, là “thần hộ mệnh” cho sức khỏe tim mạch. Ăn thực phẩm chứa anthocyanins thường xuyên cũng có thể trì hoãn sự lão hóa của dây thần kinh não và ngăn ngừa bệnh Alzheimer.
3. Giảm mỏi mắt và cải thiện thị lực
Ăn nhiều thực phẩm có chứa anthocyanins có thể tăng cường độ đàn hồi của mao mạch mắt, thúc đẩy tuần hoàn máu trong mắt, giảm mệt mỏi thị giác. Ngoài ra, anthocyanins cũng có thể kích hoạt quá trình tổng hợp "rhodopsin" giúp cải thiện độ nhạy của thị lực, ngăn ngừa cận thị nặng và bong võng mạc.
4. Giữ gìn sắc đẹp
Anthocyanins được mệnh danh là “mỹ phẩm cho da” không chỉ có tác dụng làm chậm quá trình hình thành nếp nhăn, xóa mờ vết nám, dưỡng trắng, giữ độ đàn hồi cho da mà còn ngăn chặn tia cực tím gây hại cho da một cách hiệu quả.
5 loại thực phẩm màu tím, vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe
1. Quả dâu tằm
Dâu tằm có tác dụng dưỡng âm bổ huyết, bổ gan, bảo vệ thận, ăn vào mùa xuân còn có tác dụng giảm bớt các chứng phân khô, táo bón. Nhưng điều cần chú ý là ăn dâu tằm tươi, bạn nên chọn những quả đã chín màu tím đen, mỗi lần ăn với lượng vừa phải khoảng 20 quả dâu tằm. Vì dâu tằm tươi có thời gian bán ra thị trường ngắn nên chúng cũng có thể được làm thành bột dâu tằm, có tính chất dịu nhẹ hơn và có tác dụng tốt hơn.
2. Khoai lang tím
Khoai lang tím có hàm lượng protein cao hơn khoảng 2,3 lần so với khoai lang thường; đồng, mangan, kali, kẽm gấp 3 đến 5 lần khoai lang thường; chất xơ cũng phong phú hơn, có tác dụng chống táo bón và chống lão hóa rất tốt, phù hợp hơn với người trung niên và cao tuổi. Nhưng cần lưu ý không nên ăn quá nhiều khoai lang tím một lúc vì ăn quá no dễ gây chướng bụng, nấc cụt và thậm chí là ợ chua. Nói chung, người lớn khỏe mạnh nên kiểm soát lượng tiêu thụ 50-100 gam mỗi lần.
3. Hành tím
Hành tây tím được mệnh danh là “nữ hoàng của các loại rau”, ăn vào mùa xuân giúp dưỡng da, chống nắng, nó còn chứa các nguyên tố vi lượng selen và anthocyanins có tác dụng tăng cường sức sống của tế bào và trì hoãn sự lão hóa.
Lưu ý: Chất sulfide trong hành tây có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày, vì vậy bệnh nhân viêm loét dạ dày nên ăn ít hơn. Người bị viêm da dị ứng, hen suyễn, dị ứng cũng nên ăn ít.
4. Cà tím
Vỏ cà tím chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và các hoạt chất có lợi, trong cà tím có chứa chất solanin có tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư ở mức độ nhất định. Để món cà tím được ngon, không thể thiếu dầu. Nhưng thực phẩm nhiều dầu không tốt cho sức khỏe, vậy làm gì để vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe? Bạn có thể hấp cà tím trước khi nấu.
5. Gạo tím
Gạo tím còn được gọi là gạo bổ huyết, nên thường xuyên ăn thêm gạo tím để bổ khí, dưỡng huyết và làm ấm tỳ vị. Gạo tím chứa nhiều chất dinh dưỡng như lysine, tryptophan, vitamin B1 và vitamin B2, cũng như các nguyên tố khoáng chất thiết yếu như sắt, kẽm và canxi. Tuy nhiên, vì gạo tím thuộc loại gạo nếp và có hàm lượng tinh bột tương đối cao nên có thể ăn với lượng phù hợp.
Về thực phẩm màu tím, những điều này cần được hiểu rõ
1. Có phải màu tím của gạo và dâu tằm bị phai màu vì nhuộm?
Không, thực phẩm giàu anthocyanins bị phai màu là điều bình thường. Anthocyanin là một sắc tố tự nhiên hòa tan trong nước nên rất dễ bị phai khi ăn hoặc nấu với nước.
2. Ăn càng nhiều thực phẩm màu tím càng tốt đúng không?
Tốt hơn là nên ăn đúng cách. Không chỉ những thực phẩm màu tím, tất cả những thực phẩm tốt không phải càng ăn nhiều càng tốt.
- Cần kiểm soát số lượng, đừng mù quáng ăn quá nhiều một lúc. Anthocyanin là một chất chống oxy hóa mạnh, nó có thể bảo vệ cơ thể con người khỏi tác hại của các gốc tự do. Nhưng hệ thống miễn dịch của cơ thể cần các gốc tự do, quá trình oxy hóa và chống oxy hóa của cơ thể cần đạt đến sự cân bằng.
- Những người có đường tiêu hóa kém không nên ăn nhiều thực phẩm chống oxy hóa để tránh kích ứng niêm mạc dạ dày; người thiếu máu, thiếu kẽm không nên ăn quá nhiều vì anthocyanins sẽ cản trở sự hấp thu khoáng chất ở một mức độ nhất định.
2 loại rau và 2 trái cây là "bậc thầy rửa ruột", ăn vào bồi bổ cả máu và gan Nếu bạn thường xuyên bị táo bón, tắc ruột, những thực phẩm dưới đây chính là "bậc thầy" trong việc làm sạch ruột. Bấm xem >>Từ khóa » Thực Phẩm Có Màu Sẫm
-
Thực Phẩm Sậm Màu Làm Nám Da Nặng Hơn? - AloBacsi
-
Rau Củ Quả Sẫm Màu Thường Chứa Nhiều Vitamin, Khoáng Chất Hơn
-
Rau Sẫm Màu Và Rau Sáng Màu: Loại Nào Có Chứa Nhiều Chất Dinh ...
-
Giải Mã Bí Mật đằng Sau Màu Sắc Của Thực Phẩm
-
Tổng Quan Về Enzyme Làm Sẫm Màu Thực Phẩm - Tài Liệu Text - 123doc
-
15 Thực Phẩm Màu đen Tốt Cho Sức Khỏe - VnEconomy
-
Ăn Rau Quả Càng đậm Màu Càng Tốt - Báo Người Lao động
-
3 Lợi ích Khi ăn Nhiều Thực Phẩm Màu Cam
-
360 Life - 5 NHÓM MÀU SẮC THỰC PHẨM VÀ CÔNG DỤNG Các ...
-
Rau Sẫm Màu
-
Infographic: Sự Kỳ Diệu đến Từ Sắc Màu Của Thực Phẩm
-
Những Loại Thực Phẩm Có Thể Làm Thay đổi Màu Sắc Của Nước Tiểu
-
Sự đổi Màu Sắc Của Nước Tiểu, đôi Khi Cảnh Báo Vấn đề Sức Khỏe ...