5 TRÒ CHƠI CẢI BIÊN MỚI - Website Của Trường Tiểu Học Tân Hà 2
Có thể bạn quan tâm
CẢI BIÊN TRÒ CHƠI
1. Quê hương giàu đẹp.
Trò chơi gốc: Cách chơi : Các em tham gia trò chơi đứng thành vòng tròn, vừa vỗ tay vừa hát. Khi quản trò thổi 1 tiếng "tít" và chỉ vào 1 em nào đó nói tên một địa phương, em được chỉ sẽ trả lời tên đặc sản của địa phương đó. Ví dụ : Quản trò hô : "Phú Quốc" thì người chơi trả lời : "Nước mắm" Luật chơi : Em nào không trả lời được tên đặc sản địa phương hoặc nói sai sẽ chịu hình phạt của tập thể. Quản trò nên qui định thời gian trả lời để trò chơi thêm linh hoạt.
Cải biên 1: NƯỚC VIỆT NAM ANH HÙNG
Cách chơi : Tương tự như trò chơi gốc, nhưng được thay bằng tên của những địa danh và tên của những vị anh hùng được sinh ra hoặc sinh sống, hoạt động trên địa danh đó. Ví dụ : Quản trò hô : "Đất đỏ" thì người chơi trả lời : "Võ thị Sáu" Luật chơi : tương tự trò chơi gốc. Quản trò nên qui định thời gian trả lời để trò chơi thêm linh hoạt
Cải biên 2: CÙNG HỌC NÚT DÂY
Cách chơi : Tương tự như trò chơi gốc, nhưng khi chơi quản trò sẽ nói tên của 1 nút dây nào đó và người chơi sẽ trả lời bằng công dụng của nút dây đó Ví dụ : Quản trò hô : "Dẹt" thì người chơi trả lời : "gói quà" . Luật chơi : tương tự trò chơi gốc nhưng khi chơi quản trò phải dựa theo trình độ, kĩ năng của người chơi. Quản trò nên qui định thời gian trả lời để trò chơi thêm linh hoạt
2. Kết đoàn : Trò chơi gốc: * Người điều khiển ra giữa vòng tròn và hô to "Đoàn kết, đoàn kết" Vòng tròn đồng thanh nói "Kết mấy, kết mấy" Ví dụ : Hô "kết 1 nam 1 nữ". Khi hồi còi vang lên, các nhóm tập hợp bắt bài hát Người điều khiển đi kiểm tra, nhóm nào không đủ số là vi phạm luật chơi. Xử phạt.
Cải biên
Vòng tròn hô "chụm mấy, chụm mấy" Người điều khiển hô "chụm 4 mũi với nhau", “chụm 2 cái mông”, “Chụm 2 cái lưng”… Hay "kết vần, kết vần", vòng tròn hô "vần gì, vần gì" Người điều khiển "vần H-K-L", người nào có vần H, K, L chụm lại với nhau thành vòng tròn.
3. Đua thuyền trên cạn:
Trò chơi gốc: Số lượng: 5 - 10 người (nam nữ xen kẽ). Đua đứng: Mỗi đội xếp theo hàng dọc, đứng sau vạch xuất phát, người sau đặt tay trái lên vai người trước, tay phải cầm lấy chân phải của người trước, đồng thời chân phải của mình co lên và đưa về phía sau để người phía sau giữ lấy chân của mình. Người đứng cuối hàng cũng tự động co chân phải lên. Cứ như thế đoàn thuyền nhảy lò cò về tới đích. Cả đoàn thuyền của đội nào vượt qua đích trước thì thắng cuộc.
Cải biên
Đua ngồi: Mỗi đội xếp theo hàng dọc, tất cả ngồi xuống sau vạch xuất phát. Người sau dùng chân của mình kẹp ngang bụng của người trước thành 1 hàng dài. Khi nghe tiếng còi xuất phát,cả đoàn thuyền dùng tay đẩy người về phía trước. Đội nào về đích trước thì thắng cuộc.
4/ TRÒ CHƠI : Băng reo, bài hát sinh hoạt “Ngón tay nhúc nhích” Ø Cách chơi: Cùng hát bài “Ngón tay nhúc nhich”, vừa hát vừa đưa ngón tay lên nhúc nhích. Ví dụ: Khi người quản trò hát “Một ngón tay nhúc nhích nè!” thì ngay lúc đó người chơi sẽ đưa ngón tay lên và đồng thời nhúc nhích ngón tay một cái. Cứ thế lần lượt đến 2 rồi 3, 4 ………, n ngón tay nhúc nhích. Ø Luật chơi: Bạn nào không tham gia hoặc làm không đúng động tác của người quản trò thì bạn đó sẽ bị phạt.
Cải biên 1:
Hai con mắt chớp chớp này, hai con mắt chớp chớp này, hai con mắt chớp chớp chớp chớp chớp chớp …… Cũng đủ làm ta mỏi mắt rồi. Cải biên 2:
Một cái chân dậm dậm này, hai cái chân dậm dậm này, một cái chân – hai cái chân dậm dậm dậm dậm dậm dậm dậm dậm dậm …… cũng đủ làm nứt cả đất rồi. Cải biên 3:
Hai bàn chân nhúng nhúng – nhón nhón này, hai bàn chân nhúng nhúng – nhón nhón này, hai bàn chân nhúng nhúng – nhón nhón, nhúng nhúng – nhón nhón, nhúng nhúng – nhón nhón……… cũng đủ làm ta mệt cả hai chân rồi.
5/ TRÒ CHƠI : “TÌNH HUỐNG BẤT CHỢT” Trò chơi “ Đùng – Á ” Trò chơi gốc: Cách chơi: Khi chơi quản trò giơ tay lên chỉ vào người chơi vàØ cùng một lúc hô “Đùng” thì lúc đó tất cả người chơi sẽ hô to lên “Á” đồng thời bật người về phía sau hai tay giơ lên cao. Ngược lại, nếu người quản trò hô “Á !” thì ngay lúc đó tất cả người chơi cùng lúc giơ cánh tay chỉ vào người quản trò và hô “Đùng”. Các bạn sẽ cùng đồng thanh trả lời hoặc bất kỳ một người chơi nào nếu người quản trò hỏi. Luật chơi:Ø Bạn phải trả lời thật nhanh nếu bạn trả lời chậm hoặc lúng túng thì lúc đó bạn sẽ bị phạt. Cải biên 1:
Khi người quản trò hô “Té” thì người chơi sẽ hô “Đứng” và ngược lại. Cải biên 2:
Người quản trò hô “Trẻ” thì người chơi sẽ đáp lại “Già” và ngược lại Cải biên 3:
Người quản trò hô “Mưa” thì người chơi sẽ đáp lại “Nắng” và ngược lại Cải biên 4:
Người quản trò hô “Giả” thì người chơi sẽ đáp lại “Thật” và ngược lại Cải biên 5:
Người quản trò hô “Nhám” thì người chơi sẽ đáp lại “Mịn” và ngược lại ( Trò chơi này có thể kết hợp với động tác để tạo bầu không khí sinh động cho người chơi đồng thời tránh sự nhàm chán trong khi chơi )
Nhắn tin cho tác giả Nguyễn Tấn Tiến @ 21:25 19/03/2011 Số lượt xem: 3378 Số lượt thích: 0 ngườiTừ khóa » Cải Biên Trò Chơi Dân Gian
-
Hướng Dẫn Cải Biên Các Trò Chơi Sinh Hoạt Tập Thể | .vn
-
Cải Biên Trò Chơi Dân Gian Cho Trẻ Mầm Non - Thả Tim
-
Top 9 Cải Biên Trò Chơi Cáo Và Thỏ 2022
-
Một Hướng đa Dạng Hóa Trò Chơi Dạy Học ở Trường Mầm Non
-
Cải Biên Trò Chơi Dân Gian - Một Hướng đa Dạng Hóa ... - TailieuMienPhi
-
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Cải Biên Và Sáng Tác Một Số Trò Chơi Phát ...
-
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Cải Tiến Trò Chơi Mầm Non - Tài Liệu Text
-
Cải Biên Trò Chơi Dân Gian.pdf (.docx) | Tải Miễn Phí Với 1 Click
-
Cải Biên Trò Chơi Dân Gian.pdf (.docx) | Tải Miễn Phí
-
Cách Chơi Và Luật Chơi Trò Chơi Mới Cáo Và Thỏ Cải Biên Mới Nhất
-
Tổng Hợp 50 Trò Chơi Dân Gian Việt Nam Hay Và Phổ Biến Nhất.
-
Sử Dụng Trò Chơi Dân Gian Nhằm Phát Triển Kỹ Năng Vận động Cho Trẻ ...
-
Trò Chơi Dân Gian Cải Biên Sáng Tạo " Đội Dưa" .Mầm Non Vui Học