Sáng Kiến Kinh Nghiệm Cải Tiến Trò Chơi Mầm Non - Tài Liệu Text

Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Mầm non - Mẫu giáo
sáng kiến kinh nghiệm cải tiến trò chơi mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.25 MB, 23 trang )

CẢI BIÊN VÀ SÁNG TÁC MỘT SỐ TRÒ CHƠIPHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 5 – 6 TUỔITác giả: Vương Ngọc QuyênĐơn vị: Trường Mẫu Giáo Hoa Mai 5I. ĐẶT VẤN ĐỀ1/ Lý do chọn đề tàiChúng ta đều biết: Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Chơi lànhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ. TinaBruce, một tác giả hàng đầu về Giáo Dục Mầm Non đã tóm tắt về giá trị của việcchơi đùa như sau: "Các nghiên cứu về não bộ, cũng như nghiên cứu trong các lĩnhvực khác, đã cho thấy ngày càng rõ hơn về nhu cầu được vui chơi của tuổi thơ.Chơi đùa đóng vai trò là cơ chế tiếp sức cho những suy nghĩ mang tính can đảm,sáng tạo và nghiêm túc ở tuổi trưởng thành". Bởi trẻ “học mà chơi, chơi mà học”vì vậy bên cạnh đồ chơi thì trò chơi giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong quátrình chơi của trẻ.Michel de Montaigne (1553-1592) một nhà văn lớn của Pháp đã viết: “Tròchơi phải được coi là hoạt động quan trọng nhất của trẻ thơ”.Trò chơi không chỉ giúp cho trí tuệ, tình cảm, ngôn ngữ,…của trẻ được pháttriển mà còn giúp cho trẻ phát triển hài hòa về thể chất làm cho tâm hồn trẻ thêmhồn nhiên, trong sáng…Trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng đều rất tò mò, ham hiểu biết,trẻ luôn thích thú với những điều mới lạ. Vì vậy những trò chơi mới, cách chơi mớisẽ khơi gợi được ở trẻ tính tò mò, ham thích khám phá. Tạo động lực cho trẻ thamgia vào trò chơi say sưa, tự nguyện và đầy hứng thú. Điều đó không chỉ làm thỏamãn nhu cầu được chơi ở trẻ mà còn góp phần quan trọng cho sự phát triển toàndiện nhân cách trẻ mầm non.Trang 1Trong kho tàng trò chơi dân gian và vô vàn các trò chơi vận động dành cholứa tuổi mầm non, tôi nhận thấy những trò chơi vận động góp phần phát triển thểchất và vô cùng quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho trẻ. Nhận thức đượcvai trò, tầm quan trọng của những trò chơi phát triển thể chất mang tính mới lạ đốivới sự phát triển của trẻ. Tôi đã tìm tòi và áp dụng việc “Cải biên và sáng tác mộtsố trò chơi phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi”, đấy cũng là đề tài mà tôi chọnnghiên cứu cho lần viết sáng kiến kinh nghiệm này.2/ Mục đích nghiên cứuMục đích chọn đề tài “Cải biên và sáng tác một số trò chơi phát triển thểchất cho trẻ 5 – 6 tuổi” là:- Thứ nhất: Muốn giúp trẻ nhận ra lợi ích của việc vận động và hứng thú với các tròchơi vận động.- Thứ hai: Hình thành cho trẻ sự mạnh dạn tự tin khéo léo qua các kỹ năng vậnđộng nhằm rèn luyện các tố chất và phát triển tốt về thể lực cho trẻ.- Thứ ba: Nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ của mình một cách mạch lạc rõ ràngthông qua việc giao tiếp trong quá trình chơi.- Thứ tư: Giúp trẻ cảm nhận tinh thần thể thao và hình thành tính đoàn kết qua cáctrò chơi.Từ đó có những trò chơi sáng tạo kích thích sự hứng thú của trẻ, thu hút sựtập trung chú ý của trẻ trong hoạt động, nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáodục trẻ thông qua các trò chơi vận động.3/ Phương pháp nghiên cứu - Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu* Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp quan sát.- Phương pháp đàm thoại.- Phương pháp thực nghiệm.- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm.* Đối tượng nghiên cứuTrang 2- Cải biên và sáng tác một số trò chơi phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi.* Phạm vị nghiên cứu- Học sinh lớp Lá 6 trường Mẫu Giáo Hoa Mai 5, Thuận An, Bình Dương.II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ1/ Cơ sở lý luậnTrong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, phát triển thể lực thông qua pháttriển vận động là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với trẻ mầm non. Phát triểnvận động là một trong những điều cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xung quanh, trẻbiết nhiều kỹ năng vận động thì trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc, khám phá thếgiới xung quanh tạo điều kiện tốt để trẻ tham gia vào nhiều hoạt động và trẻ sẽ tíchluỹ được nhiều kinh nghiệm qua các hoạt động đó, nhờ thế mà vốn kiến thức củatrẻ được tăng lên, đồng thời khi thực hiện các yêu cầu của vận động cũng giúpthêm cho trẻ rèn một số kỹ năng nhận thức như sự chú ý, tính kiên trì…Trong quátrình tham gia vào các trò chơi vận động trẻ còn được phát triển thêm cả về mặttình cảm xã hội cũng như thẩm mỹ. Khi nói đến thể lực chúng ta có thể nghĩ ngayrằng đó là chất lượng của cơ thể con người có thể sử dụng vào thực tiễn một việcnào đó trong học tập, lao động, thể thao… Phạm trù thể chất bao gồm các mặt sau:Tầm vóc cơ thể là trạng thái phát triển và hình thái, cấu trúc cơ thể bao gồmsự sinh trưởng hình thể và tư thế thân người của một cơ thể. Sinh trưởng chủ yếuchỉ qua quá trình biến đổi dần về khối lượng cơ thể từ nhỏ đến lớn, từ thấp đếncao, từ nhẹ đến nặng.Năng lực tham gia vận động thể lực của một cơ thể, đây là một nhân tố hếtsức quan trọng nó thúc đẩy và giúp cho các chức năng sinh lý của cơ thể phát triểnmột cách nhịp nhàng.Khả năng thích ứng của cơ thể đối với môi trường bên ngoài, trong đó cókhả năng chống lại bệnh tật. Trạng thái tâm lý là chỉ tình cảm, ý chí, cá tính củacon người, nếu một con người có trạng thái tâm lý tốt thì cơ thể sẽ phát triển khỏemạnhTrang 3Theo Jean Piaget (1896 - 1980) một nhà tâm lí học Thụy Sĩ viết: Trẻ nhỏ cóvai trò tích cực trong sự phát triển nhận thức của mình thông qua sự tương tác qualại tích cực với cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Chơi là hình thức cơbản giúp trẻ phát triển khả năng suy nghĩ và sự giao tiếp tích cực của trẻ, vai tròcủa giáo viên là khai thác các tình huống và các vật liệu trong môi trường đểkhuyến khích trẻ chơi. Hoạt động cùng nhau, hoạt động hợp tác giữa cô và trẻ, hoạtđộng cá nhân kết hợp với hoạt động nhóm có tác dụng to lớn trong phát triển tríthông minh và trong phát triển nhân cách.Có thể nói, trò chơi vận động là hình thức hoạt động phát triển thể lực phùhợp và có hiệu quả nhất ở lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo lớn nóiriêng. Trò chơi vận động không những giúp trẻ phát triển về thể lực mà còn pháthuy tính tích cực, ham muốn vận động. Vì vậy mỗi giáo viên cần quan tâm đến tròchơi vận động và sử dụng một cách tối đa để giúp trẻ phát triển toàn diện.2/ Thực trạngKết quả khảo sát thực tế:Năm học 2015 - 2016 tôi được phân công dạy lớp Lá 6 độ tuổi từ 5-6 tuổi,với tổng số cháu là 43 trong đó có 21 nữ và 22 nam. Tôi đã gặp những khó khăn vàthuận lợi như sau:a. Thuận lợi:- Được sự quan tâm giúp đỡ, khuyến khích và hỗ trợ nhiệt tình của Ban giámhiệu nhà trường.- Tổ chức các trò chơi trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia.- Cơ sở vật chất, lớp học, sân trường thoáng mát, đồ dùng đồ chơi, phươngtiện (vòng ném, gậy, bóng,….) được trang bị đầy đủ thuận lợi trong việc vậndụng và tổ chức các trò chơi.- Chương trình giáo dục mầm non mới không áp đặt, lấy trẻ làm trung tâm nênkhuyến khích giáo viên phát huy tính sáng tạo tìm tòi cái mới giúp trẻ hứngthú tham gia các hoạt động.Trang 4- Giáo viên ở lớp có trình độc chuyên môn trên chuẩn, 01 giáo viên trình độcao đẳng, 01 giáo viên trình độ đại học.b. Khó khăn:- Một số trò chơi có yêu cầu cao trẻ mất nhiều thời gian mới chơi được tròchơi.- Đa số trẻ chưa qua các lớp mầm, chồi nên trẻ chưa có nhiều kỷ năng vậnđộng cơ bản.- Một vài trẻ có sức khỏe yếu thường hay bệnh nên chưa hứng thú tham gia tròchơi cùng bạn.- Trong lớp có 01 trẻ bị mắc bệnh ngoài da, dễ trầy xước khi tham gia vậnđộng.- Một số trò chơi hấp dẫn trẻ nhưng lại không phù hợp với chủ đề, chủ điểmmà giáo viên đang thực hiện.-Việc tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ đòi hỏi phải có sự linh hoạt vàtính sáng tạo cao.-Thời gian tổ chức chơi còn hạn hẹp vì trò chơi không thể diễn ra trong suốtcả một hoạt động của trẻ mà còn chủ yếu được lồng ghép tích hợp vào cáchoạt động mà thôi.Với những khó khăn trên, tôi cần nhanh chóng khắc phục và phát huy nhữngthuận lợi và ưu điểm của mình.* Số liệu trước khi thực hiện:Khảo sát thực tế trên lớp Lá 6, với tổng số cháu là 43 .Tổng sốcháu43 cháuTrẻ hứngTrẻ béo phìTrẻ thừa cânthú hoạtđộng25 cháuTrẻ suy dinhdưỡng02 cháu06 cháu(58,14%)(4,6%)(13.9%)Qua quá trình quan sát những giờ trẻ chơi vận động, tôi nhận thấy:- Trẻ mau nhàm chán với các trò chơi lập đi lập lại.Trang 502 cháu(4.6%)- Trẻ còn thụ động trong các trò chơi, đặt biệt là trẻ béo phì, thừa cân.- Trò chơi của cô còn chưa phong phú, thu hút trẻ.Để khắc phục những hạn chế trên tôi bắt đầu cải thiện tiết dạy, thay đổi cáctrò chơi và dần dần áp dụng những biện pháp mới, linh hoạt để giúp trẻ lớp mìnhhứng thú với các trò chơi vận động để trẻ hoạt động hết hình trong mỗi lần chơi.3 / Biện pháp thực hiệna. Biện pháp 1: Cải biên một số trò chơi cũ thành trò chơi mới.Tôi lựa chọn trò chơi đã sưu tầm và cải biên một số nội dung chơi thành tròchơi mới sao cho phù hợp với nhiều chủ điểm, phù hợp với đặc điểm nhận thứcvà khả năng vận động của trẻ. Quan trọng hơn cả những trò chơi tôi cải biênđược tổ chức với hình thức mới lạ khuyến khích trẻ tham gia vào các trò chơi,các hoạt động một cách thích thú. TRÒ CHƠI 1: CON ONG CHĂM CHỈ( Cải biên từ trò chơi Đàn gà trong sân) Trò chơi đàn gà trong sân:•Luật chơi:- Những chú gà sẽ vào trong sân nhà tìm thóc lúa, nếu bị chủ nhà bắt sẽ thua.•Cách chơi:- Một trẻ làm bác chủ nhà và tất cả trẻ sẽ làm những chú gà. Khi không có chủnhà thì những chú gà sẽ vào trong sân tìm thóc lúa, khi chỉ nhà xuất hiệnnhững chú gà phải nhanh chóng chạy ra khỏi sân, nếu chú gà nào không chạykịp sẽ bị chủ nhà bắt.+ Đối với trò chơi “ Đàn gà trong sân”, chỉ ứng dụng được trong chủ điểm thếgiới động vật và chỉ phát triển được cơ chân cho trẻ. Do đó tôi đã suy nghĩcải biên thành trò chơi “ Con Ong chăm chỉ” và trẻ thích thú tham gia vàotrò chơi.•Mục đích:- Phát triển cơ chân, bụng lườn. Rèn luyện phản ứng nhanh nhạy cho trẻ.Trang 6•Chuẩn bị:- Mũ con ong.•Luật chơi:•-Trẻ làm Ong sẽ chạy quanh vườn hoa tìm các loài Hoa để hút mật.-Nếu Hoa nào bị Ong tìm được sẽ phải đổi vai chơi cho nhau.Cách chơi:- Vẽ một hình tùy ý ( hình vuông, hình tròn,…) làm khu vực vườn hoa.- Những trẻ làm hoa sẽ đứng vào vị trí, đung đưa người, không được dichuyển và đọc:“ Này chú Ong ơi!Vội bay đâu thế?Vườn hoa vẫy gọiMời chú Ong vàoTìm hoa làm mậtĐón mùa xuân sang”- Khi các bạn làm hoa đọc xong các chú ong ( mỗi lần 3 chú ong) bay vàovườn tìm hoa hút mật. Khi con Ong bay tới hoa nào hoa đó phải nói “ Hoatàn” và ngồi thụp xuống thì sẽ không bị bắt, khi chú ong vừa bay đi hoa phảilập tức đứng dậy nói “ Hoa nở” . Nếu hoa nào bị Ong bắt hút mật sẽ thayđổi vai chơi cho Ong.•Ứng dụng:- Tổ chức trò chơi trong hoạt động ngoài trời, phù hợp tổ chức trong chủ điểmmùa xuân, thế giới động vật, thế giới thực vật.- Thông qua trò chơi góp phần phát triển phản ứng nhanh nhạy, phát triển cơchân cho trẻ.Trang 7Trẻ thích chơi trò chơi Con Ong chăm chỉ.Trang 8 TRÒ CHƠI 2: GIỐNG NHAU LÀ THUA( Cải biên từ trò chơi Bắt chước tạo dáng) Trò chơi bắt chước tạo dáng:•Luật chơi:- Trẻ sẽ đứng lại khi nghe hiệu lệnh của cô và trẻ phải suy nghĩ ra các con vậtđể tạo dáng kịp thời.•Cách chơi:Trẻ đứng thành vòng tròn cùng đi và hát khi có hiệu lệnh tạo dáng của cô trẻsẽ đứng lại tạo dáng các con vật. Ai tạo dáng con vật kịp sẽ bị nhảy lò cò.+ Đối với trò chơi “ Bắt chước tạo dáng”, trẻ sẽ chơi khi cần có cô, người quảntrò, trẻ sẽ tạo dáng trùng lặp với nhau ngoài ra có những trường hợp trẻ tạodáng chưa rõ các con vật và chưa phát triển được tư duy, Vì thế từ đó tôi đãcải biên thành trò chơi “ Giống nhau là thua” để có những cách chơi, luậtchơi mới, đòi hỏi sự nhanh nhạy, tư duy, thích thú tham gia trò chơi.• Chuẩn bị:- Sân/ lớp rộng.• Mục đích:- Phát triển các cơ tay, chân, rèn luyện phản ứng nhanh nhạy phối hợp đồngthời giữa tay, chân và mắt.• Luật chơi:- Chơi theo đội ( mỗi đội 7, hoặc 10 bạn).- Hai bạn ở hai đội chơi không được tạo dáng con vật giống nhau, nếu làmgiống sẽ thua.- Đội nào có số bạn chơi bị loại hết trước đội đó sẽ thua và đội còn lại sẽ chiếnthắng.• Cách chơi:Trang 9- Mỗi lần chơi chia thành 2 đội, mỗi đội có số lượng bạn chơi bằng nhau. Haiđội xếp thành hàng dọc đứng đối diện với nhau. Bạn đứng đầu hàng ở mỗiđội sẽ phải oẳn tù xì xem ai sẽ tạo dáng trước, sau đó bạn thắng sẽ tạo dángmột con vật và đồng thời bạn chơi ở đội còn lại sẽ phải tạo dáng con vật khácvới đội kia.VD: + Bạn số1 ở đội A oẳn tù xì thắng bạn số 1 của đội B.+ Bạn số 1 đội A sẽ tạo dáng con chim bay và cùng lúc bạn số 1 đội Bsẽ phải tạo dáng con vật khác với bạn số 1 đội A như là con voi, con ếch,con khỉ, con cò,…- Tạo dáng khác nhau hai bạn ở cả hai đội sẽ chơi tiếp tục chơi, đội nào tạodáng giống bạn ở đội đó bị loại ra ngoài và bạn tiếp theo sẽ tiến lên oẳn tù xìđể chơi tiếp.VD: + Bạn số 1 đội B thua bạn số 1 đội A nên bạn số 1 đội B sẽ phải bị loạira ngoài.+ Bạn số 2 của đội A sẽ tiến lên oẳn tù xì với bạn số 2 của đội B xemai thắng được tạo dáng trước sau đó tiếp tục chơi.- Trò chơi vẫn tiếp tục đến khi hết các thành viên trong đội, đội nào hết bạnchơi trước đội đó sẽ thua.• Ứng dụng:- Tổ chức trong các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động vui chơi, hoạt độngngoài trời.- Thông qua trò chơi trẻ sẽ phối hợp nhịp nhàng giữa tay, chân, mắt và sửdụng hình thể của mình để tạo dáng nhiều con vật khác nhau.Trang 10Trẻ cùng thi đua tạo dáng các con vật khác nhau. TRÒ CHƠI 3: NHẢY DÂY ĐA HÌNH.( Cải biên từ trò chơi dân gian “Nhảy dây”) Trò chơi nhảy dây:• Đối với trò chơi “ Nhảy dây”, trẻ đã chơi với những cách chơi quenthuộc và có phần nhàm chán. Bởi thế tôi đã cải biên thành trò chơi “Nhảy dây đa hình”, trò chơi này sẽ tạo cho trẻ cảm giác mới lạ khi thamgia chơi.• Mục đích:- Phát triển cơ chân, rèn phản ứng nhanh nhạy.• Chuẩn bị:- Sân/lớp rộng.- Dây thun.• Luật chơi:- Người chơi không được để chân chạm vào dây, nếu chạm vào dây sẽ bịthua cuộc.Trang 11- Nhày dây theo hình dạng đội khác yêu cầu.- Các hình dạng dây được quy định: Hình vuông, chữ nhật, ngôi sao, tamgiác.• Cách chơi:- Chơi theo 2 đội mỗi đội 5 hặc 6 bạn. Hai đội oẳn tù xì xem đội nào dànhquyền nhảy trước.- Đội thắng sẽ nhảy dây và đội thua sẽ làm người chăn, và đội thua sẽ tạohình dáng dây theo ý mình để đội kia nhảy.- Khi nhảy phải lần lượt từng bạn chơi trong đội nhảy theo từng cạnh dây,trong đội nếu ai nhảy chạm vào dây đội đó sẽ thua và làm đội chăn.• Ứng dụng:- Tổ chức trò chơi trong các dịp lễ hội, sinh hoạt tập thể, hoạt động chiều,hoạt động ngoài trời.- Thông qua trò chơi rèn luyện được cho trẻ sự khéo léo của đôi chân.- Nâng cao tinh thần đồng đội, thi đua với nhau.- Ứng dụng được trong tất cả mọi chủ điểm.Trẻ nhảy dây theo dạng hình vuông.Trang 12b. Biện pháp 2: Sáng tác trò chơi.Ngoài cải biên một số trò chơi tôi còn nghiên cứu thêm tài liệu về việc pháttriển vận động cho trẻ để dựa trên cơ sở đó tôi sáng tác thêm một số trò chơimang tính tập thể, nêu cao tinh thần đồng đội và rèn luyện được các kỹ năngvận động cho trẻ. TRÒ CHƠI 4: TAY NẮM TAY• Mục đích:- Nhằm giúp trẻ phát triển cơ bụng, khéo léo của đôi chân.- Rèn luyện tinh thần đồng đội đoàn kết với nhau vượt qua các chướng ngạivật.• Chuẩn bị:- Vòng, chai nhựa làm chướng ngại vật.- Dây thun.• Luật chơi:- Đội chơi phải nắm chặt tay nhau di chuyển qua các chướng ngại vật.- Không chạm hoặc làm ngã chướng ngại vật.- Trong quá trình chơi nếu một bạn trong đội thả tay ra hoặc chạm vào vạchmức làm ngã chướng ngại vật đội đó sẽ phải quay lại chơi từ đầu.• Cách chơi:- Chia làm 2 đội chơi, mỗi đội 5 hoặc 8 bạn.- Lượt đi:+ Các bạn trong đội chơi phải nắm chặt tay nhau xếp thành hàng ngang và khicó hiệu lệnh xuất phát cả hai đội nhanh chóng di chuyển nhịp nhàng qua cácchướng ngại vật (chai nước được bố trí sẵn), hai đội đi theo đường dích dắt.Trang 13Trẻ cùng nắm tay đi qua các chướng ngại vật.+ Đội chơi phải chú ý khéo léo vượt qua chướng ngại vật và đi đến vạch mức(dây thun trẻ thắt trong giờ hoạt động ngoài trời dăng ngang cao 80cm). Sauđó cả đội cùng nhau ngã người về phía sau để phần ngực và bụng khôngchạm vào vạch mức.Trang 14Trẻ cùng nhau nắm chặt tay ngã người về sau để không chạm trúng dây.- Lượt về:+ Tương tự như lượt đi, ở lượt về mỗi đội sẽ phải vượt qua vạch mức trước,(tư thế thay đổi cả đội sẽ cúi gập người không để lưng chạm vào vạch mứt).Sau đó tiếp tục vượt qua các chướng ngại vật và về đích.- Đội nào về đích trước đội đó chiến thắng.• Ứng dụng:- Tổ chức trong các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài trời, hoạt độngchiều.- Thông qua trò chơi trẻ sẽ phối hợp nhịp nhàng giữa tay, chân, mắt bụng,lưng để vượt qua các chướng ngại vật.- Phát triển các kỹ năng vận động cho trẻ. Giúp trẻ nâng cao tinh thần đoàn kếttrong tập thể. TRÒ CHƠI 5: RỪNG VÀ BIỂN• Mục đích:- Phát triển cơ chân, rèn phản ứng nhanh nhạy.Trang 15• Chuẩn bị:- Sân bãi rộng.- Phấn/ dây thun.• Luật chơi:- Người chơi chạy nhanh không để cho Hổ ở rừng và cá Mập ở biển bắtđược.- Nếu bạn nào bị bắt sẽ đổi vai chơi cho Hổ và cá Mập.• Cách chơi:- Dùng phấn hoặc sợi dây làm dãy phân cách giữa rừng, bờ và biển.- Chọn 3 bạn làm cá Mập và 3 bạn làm Hổ, cá Mập ở dưới biển, Hổ ở trongrừng. Những trẻ còn lại làm người dân đi tắm biển.- Khi cá bơi đi xa thì người dân đi tắm biển, khi thấy ca bơi lại người dânphải nhanh chân chạy lên bờ.- Người dân phải chú ý khi đang ở bờ nếu như Hổ thức dậy và chạy ra khỏirừng để bắt người ăn thịt, người dân nhanh chóng chạy xuống biển trốnHổ.- Nếu ai bị cá Mập hoặc Hổ bắt được thì sẽ phải đổi vai chơi.- Lưu ý: Hổ và cá Mập không chạy ra khỏi nơi ở của mình cùng một lúc.• Ứng dụng:- Tổ chức chơi trong các hoạt động ngoài trời, vui chơi, các buổi sinh hoạttập thể.- Thông qua trò chơi rèn luyện cơ chân chắc khỏe, khả năng phản ứngnhanh nhạy. TRÒ CHƠI 6: CỨU CÁ“Cá là động vật sống dưới nước, nếu không có nước cá sẽ không sống được,có những con cá đang mắc kẹt trong những chiếc bình không có nước vì thếchúng ta cần phải mang nước đến cho những con cá”Trang 16• Mục đích:- Phát triển cơ chân, khả năng giữ thăng bằng và rèn luyện sức dẻo dai.• Chuẩn bị:- Ghế băng.- Nước.- Xô có vạch mức nước quy định.- 2 bình đựng nước có đánh số đội.• Luật chơi:- Người chơi không được làm rớt xô nước, nếu rớt xô nước trong quá trìnhchơi sẽ phải quay lại từ đầu.- Không múc nước đầy qua vạch mức quy định trong xô.- Đội nào có mực nước trong bình cao hơn đội đó sẽ chiến thắng.• Cách chơi:Tổ chức chơi với 2 đội chơi. Mỗi đội 5 hoặc 7 bạn, đứng xếpthành hàng dọc.Khi có lệnh bắt đầu bạn đứng đầu của đội sẽ múc nước vào 2xô ( mỗi tay cầm 1 xô nước), sau đó đi qua các chướng ngại vật và đếnnơi để bình nước và nhanh chóng đổ nước vào bình.Trang 17Trẻ mang nước đến hồ cá và giữ thăng bằng.Sau khi đổ nước xong sẽ phải vượt qua các chướng ngại vậtquay về điểm xuất phát, bạn tiếp theo sẽ thực hiện chơi tương tự như thếcho đến hết số bạn chơi ở cả hai đội.Đội nào nhanh hơn và có mực nước cao hơn đội đó sẽ chiếnthắng.Trang 18So sánh đội nào có mực nước cao hơn đội đó chiến thắng• Ứng dụng:- Tổ chức trò chơi trong các dịp lễ hội, sinh hoạt tập thể, hoạt động chiều.- Thông qua trò chơi rèn luyện được cho trẻ cách giữ thăng bằng, khéo léocủa đôi chân.- Nâng cao tinh thần đồng đội, thi đua với nhau. TRÒ CHƠI 7: ĐI TRÊN GIẤY• Mục đích:- Phát triển cơ chân, rèn khả năng giữ thăng bằng và sự khéo léo.• Chuẩn bị:- Sân bãi rộng.- Giấy cắt hình bàn chân có kích thước to vừa chân trẻ.• Luật chơi:- Khi bước đi, một chân các phải đạp lên giấy và chân kia không đượcchạm đất. Nếu chạm đất sẽ bị trừ một điểm.Trang 19- Đội nào về đích trước với nhiều điểm nhất đội đó sẽ chiến thắng.• Cách chơi:Tổ chức chơi với 2 đội chơi, mỗi đội 5 hoặc 7 bạn.- Mỗi đội chuẩn bị hai tờ giấy vừa bằng bàn chân, các đội xếp hàng dọcngay vạch xuất phát, vạch đích cách vạch xuất phát từ 5 đến 10 mét.- Khi có lệnh, bạn đứng đầu của mỗi đội sẽ đi đến đích bằng cách : đặtmiếng giấy xuống đất, chân bước đạp lên, sau đó đặt tiếp miếng giấy thứ haixuống và bước chân còn lại lên đồng thời rút miếng giấy phía sau đặt lên trên. Cứnhư thế, các bạn tiếp tục đi đến đích.- Khi bạn thứ nhất đã đi đến nơi sẽ chạy nhanh về đưa lại tờ giấy cho bạntiếp theo của mỗi đội lại bắt đầu đi như trên, cho đến người cuối cùng.- Đội nào đến đích trước sẽ thắng.• Ứng dụng:- Tổ chức trò chơi trong các dịp lễ hội, sinh hoạt tập thể, hoạt động chiều.- Thông qua trò chơi rèn luyện được cho trẻ cách giữ thăng bằng, khéo léocủa đôi chân.- Nâng cao tinh thần đồng đội, thi đua với nhau.Trẻ lần lượt đặt từng bàn chân lên trên tờ giấyTrang 204/ Hiệu quả của việc thực hiện Cải biên và sáng tác một số trò chơi pháttriển vận động cho trẻa. Trong công tác giáo dục tại lớp:Các trò chơi cải biên và sáng tác được áp dụng giáo dục trẻ tại lớp như sau:Tổ chức cho trẻ chơi trong các hoạt động: trong giờ hoạt động ngoài trời, giờhoạt động vui chơi, các hoạt động chuyển tiếp, giờ sinh hoạt chiều.Tùy theo từng chủ điểm, tùy theo nội dung giáo dục mà giáo viên có thể lựachọn những trò chơi, nội dung yêu cầu của trò chơi khác nhau cho phù hợp.b. Đối với trẻ:- Những trò chơi được cải biên và sáng tác mang lại sự thích thú cho trẻ khiđược tham gia các trò chơi mới lạ góp phần giáo dục đạo đức, thẩmmỹ,....hoàn thiện về thể chất cho trẻ chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một.c. Kết quả:-Qua quá trình cải biên, sáng tác những trò chơi mới, cách chơi mớidựa trên các trò chơi cũ tôi đã cải biên và sáng tác được 7 trò chơi góp phầnlàm phong phú thêm vốn trò chơi cho trẻ 5 – 6 tuổi.-Sau quá trình tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tôi đã cải biên và sángtác kết quả thu được như sau:Tổng sốcháu43 cháuTrẻ hứngTrẻ béo phìTrẻ thừa cânthú hoạtTrẻ suy dinhdưỡngđộng43 cháu01 cháu03 cháu01 cháu(100%)(2,3%)(6,9%)(2,3%)+ 100% trẻ phát triển tốt.+ 100% trẻ mạnh dạn tự tin tham gia vào tất cả các hoạt động gópphần giảm tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì.+ Trẻ có kỹ năng vận động kém giảm còn 8,1% so với đầu năm.Trang 21+ Trẻ có sức khỏe yếu giảm còn 5,4 % so với đầu năm.-Trò chơi giúp mở rộng vốn hiểu biết của trẻ, giúp trẻ nâng cao tinhthần đoàn kết và gắn bó với nhau hơn, giúp trẻ có ý thức tập thể.-Thông qua trò chơi nhiều trẻ thụ động ở lớp đã hòa đồng chơichung cùng bạn so với đầu năm.-Các trò chơi được sáng tác, cải biên từ những trò chơi dân gian, trò chơivận động vì vậy trẻ hứng thú và tham gia các hoạt động tích cực hơn. Qua đó cácgiờ học sẽ vui nhộn hơn giúp trẻ thoải mái tham gia vào các hoạt động.Kết quả trên cho thấy có một sự tiến bộ rõ rệt so với khảo sát ban đầu, các kỷnăng của trẻ cũng được nâng cao.Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã làm được thì vẫn còn một vài điểm tôichưa cảm thấy hài lòng như:- Trong lớp vẫn còn 02 trẻ ít được tham gia các hoạt động phát triển thể chấtở lớp do trẻ thường xuyên nghỉ học và 01 trẻ phải hạn chế các hoạt động vì trẻmắc bệnh ngoài da, dễ trầy xước khi vận động.Vì thế trong học kỳ tới, tôi sẽ cố gắng động viên các trẻ thường xuyên vắngđi học đều hơn để cùng bạn tham gia các hoạt động. Và đối với trẻ mắc bệnhngoài da, tôi sẽ đưa ra các trò chơi vận động phù hợp với trẻ để khuyến khích trẻvận động nhiều hơn.III/ KẾT LUẬNTrò chơi vận động có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển thể lực củatrẻ. Trò chơi vận động là hình thức vui chơi, nghỉ ngơi tích cực vừa là phương tiệnđể giáo dục trẻ một cách toàn diện. Trò chơi vận động thu hút nhiều trẻ tham giachơi và hoàn thiện kỹ năng vận động cho trẻ ngoài ra trò chơi vận động còn tạođiều kiện để rèn luyện tố chất và phát triển thể lực. Trò chơi vận động làm tăng quátrình tuần hoàn hô hấp làm thay đổi trạng thái cơ thể giữa các hoạt động, giúp trẻtrở về trạng thái cân bằng, tăng cường lực sống đem lại sự vui vẻ, thỏa mái cho trẻ.Trò chơi vận động góp phần nâng cao nhận thức còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữTrang 22và trí tưởng tượng. Nội dung của các trò chơi vận động, trò chơi dân gian phongphú và phản ánh những hiện tượng đơn giản của cuộc sống tự nhiên, xã hội diễn rahàng ngày rất gần gũi với cuộc sống của trẻ.Trò chơi nói chung và trò chơi sáng tác cải biên nói riêng có vai trò quantrọng trong sự phát triển của trẻ thơ. Trò chơi cải biên và sáng tác càng mới lạ sẽcàng hấp dẫn thu hút được sự hứng thú, tích cực của trẻ khi chơi, nó góp phần quantrọng vào việc hình thành phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ.Trong quá trình cải biên và sáng tác các trò chơi phát triển thể chất phục vụcông tác giáo dục trẻ, tôi nhận thấy để xây dựng được các trò chơi kích thích trẻvận động thì người giáo viên cần:• Đầu tiên cần xác định rõ mục đích, nội dung khi cần cải biên, sáng tác.• Quan tâm đến điểm nhận thức, khả năng tiếp thu, khả năng vận động của lớpđể cải biên, sáng tác nội dung hình thức chơi cho phù hợp.• Chú ý đến các luật chơi, cách chơi cho trẻ dễ hiểu, dễ tham gia hoạt động.• Chú ý đến lượng trẻ tham gia trò chơi, đảm bảo tất cả trẻ sẽ được tham gia.• Trong quá trình tiến hành áp dụng, giáo viên nên kiên nhẫn và có sự điềuchỉnh, thay đổi phù hợp với trẻ.Thuận An, ngày 17 tháng 01 năm 2016.Người viếtVương Ngọc QuyênTrang 23

Tài liệu liên quan

  • sáng kiến kinh nhgiệm cần tham khảo và học hỏi sáng kiến kinh nhgiệm cần tham khảo và học hỏi
    • 28
    • 453
    • 0
  • Sáng kiến kinh nghiệm về giải bất phương trình chứa tham số Sáng kiến kinh nghiệm về giải bất phương trình chứa tham số
    • 18
    • 7
    • 111
  • Trò chơi ô chữ ( tham khảo ) Trò chơi ô chữ ( tham khảo )
    • 1
    • 1
    • 3
  • Sáng kiến kinh nghiệm - Tham khảo Sáng kiến kinh nghiệm - Tham khảo
    • 12
    • 657
    • 0
  • sang kien kinh nghiem tham khao sang kien kinh nghiem tham khao
    • 4
    • 678
    • 2
  • TRO CHOI O CHU-THAM KHAO TRO CHOI O CHU-THAM KHAO
    • 1
    • 573
    • 4
  • Bài tập trắc nghiệm sinh học 9 học kỳ II tham khảo Bài tập trắc nghiệm sinh học 9 học kỳ II tham khảo
    • 17
    • 861
    • 2
  • Trắc nghiệm tiếng anh lớp 6 sưu tầm tham khảo Trắc nghiệm tiếng anh lớp 6 sưu tầm tham khảo
    • 17
    • 475
    • 0
  • Bài tập trắc nghiệm anh lớp 8 và đáp án tham khảo bồi dưỡng Bài tập trắc nghiệm anh lớp 8 và đáp án tham khảo bồi dưỡng
    • 132
    • 2
    • 3
  • Giáo án sinh học 8 bồi dưỡng Tiết 11 Tiến hóa hệ vận động tham khảo Giáo án sinh học 8 bồi dưỡng Tiết 11 Tiến hóa hệ vận động tham khảo
    • 22
    • 803
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(30.03 MB - 23 trang) - sáng kiến kinh nghiệm cải tiến trò chơi mầm non Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Cải Biên Trò Chơi Dân Gian