50+ Cây Trầu Bà Đế Vương Phong Thuỷ Hợp Mệnh đẹp Giá Rẻ
Có thể bạn quan tâm
Trầu Bà Đế Vương là loại cây đang rất được ưa chuộng trên thị trường bởi tính chất dễ trồng, dễ chăm sóc cũng như mang lại vô vàn lợi ích. Vậy cây Trầu Bà Đế Vương là loại cây đặc biệt như thế nào? Cách trồng ra sao? Và nên mua Trầu Bà Đế Vương ở đâu thì có giá rẻ nhất? Hay theo dõi bài viết dưới đây, Công ty Cây xanh HATA LANDSCAPE sẽ cho bạn lời giải đáp!
1. Đặc điểm của cây Trầu Bà Đế Vương
Cây trầu bà đế vương là một loại cây cảnh mọc theo cụm, có nhiều màu sắc nổi bật. Với ngoại hình đặc biệt cùng với những đặc điểm sinh học dễ trồng, dễ chăm sóc, và ý nghĩa phong thủy cát lợi, cây trầu bà đế vương đã trở thành một trong những loại cây phong thủy văn phòng được yêu thích nhất tại Việt Nam. Cây Trầu Bà Đế Vương có tên khoa học là Philodendron Imperial, là loài thực vật họ Ráy (Araceae). Sở hữu dạng thân thảo lớn, trong tự nhiên cây có thể leo, tuy nhiên đa số cây được trồng trong chậu thì thân vươn chắc chắn, cao dưới 1m5. Cây có lá hình bầu dục, thuôn dài nhọn ở đầu lá, màu sắc khác nhau tùy từng loại. Hoa cây Trầu Bà Đế Vương nở thành từng cụm trắng ngà, có mo hoa bao bọc.
Trầu Bà Đế Vương có ba loại đặc trưng với ba màu cơ bản là Trầu Bà Đế Vương xanh, Trầu Bà Đế Vương đỏ và Trầu Bà Đế Vương vàng.
- Cây Trầu Bà Đế Vương xanh: Là loại cây chỉ có một màu xanh duy nhất ở lá kèm theo gân lá nổi rõ trên bề mặt
- Cây Trầu Bà Đế Vương đỏ: Như tên gọi, cây Trầu Bà Đế Vương đỏ ngay từ khi mọc đến lúc trưởng thành đều có màu đỏ. Đặc biệt khi còn nhỏ thì cây có màu đỏ tươi và hồng hào, khi trưởng thành lá chuyển sang lục tía.
- Cây Trầu Bà Đế Vương vàng: Giống với cây Trầu Bà Đế Vương đỏ, loại cây này có màu vàng tươi khi còn non, sau đó chuyển sang màu lục tía khi đã trưởng thành.
2. Tác dụng của cây Trầu Bà Đế Vương
Hiện nay, không còn lạ lẫm gì khi bắt gặp cây Trầu Bà Đế Vương ở nhưng nơi sang trọng như phòng làm việc, phòng họp, phòng lãnh đạo cấp cao, ... Bởi cây mang nhiều lợi ích, nên từ lâu đã trở thành phổ biến trong giới chơi cây cảnh trong nhà.
- Cây Trầu Bà Đế Vương có tác dụng thanh lọc không khí: Cây có khả năng lọai bỏ các chất khí gây ung thư như fomandehydes và một số chất hóa học dễ bay hơi, đem lại bầu không khí trong lành, thoáng đãng cho không gian sống, là loại thực vật lọc khí tuyệt vời.
- Hạn chế các bức xạ điện từ: Cây Trầu Bà Đế Vương có thể hút khí độc từ máy tính, cột phát sóng wifi, tivi,… nên đặt cây ở nhưng nơi như văn phòng chứa nhiều thiết bị điện tử sẽ đảm bảo môi trường làm việc luôn lành mạnh.
- Sở hữu vẻ ngoài bắt mắt, xanh tươi, khỏe mạnh, cây đã trở thành lựa chọn hàng đầu trong việc tìm kiếm loại cây cảnh làm đẹp cho không gian sống, đem lại sự trong lành, sang trọng cho ngôi nhà cũng như nơi làm việc của bạn.
3. Cây Trầu Bà Đế Vương có độc không?
Trầu Bà Đế Vương là loại cây lọc khử khí độc vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, nó lại có độc. Mặc dù vậy, cây chỉ độc khi chúng ta hoặc vật nuôi vô tình ăn phải chứ không hề gây độc khi chạm vào da thịt. Nên nếu muốn trồng loại cây này trong không gian gia đình bạn, hay để xa tầm với của trẻ nhỏ hoặc vật nuôi. Tránh tuyệt đối việc trẻ hay vật nuôi đùa nghịch và vô tình đưa lên miệng vì Trầu Bà Đế Vương có độc nguy hiểm đến tính mạng khi ăn phải. Vậy có nên trồng cây Trầu Bà Đế Vương trong nhà? Nhưng dù vậy, không phải vì có độc mà bạn lại vội vàng vứt bỏ cây Trầu Bà Đế Vương đi, bởi vì lợi ích cây đem lại thì vô cùng to lớn.
4. Cây Trầu Bà Đế Vương phong thủy
Ý nghĩa phong thủy của cây Trầu Bà Đế Vương
Không chỉ mang ý nghĩa trong cuộc sống, cây Trầu Bà Đế Vương còn có ý nghĩa về mặt phong thủy:
- Cây Trầu Bà Đế Vương có khả năng khử tà, đuổi khí xấu, trả lại không gian sống tốt lành cho gia chủ sở hữu loại cây này.
- Giống như tên gọi, cây mang thần thái, ý chí của một bậc đế vương. Cây tượng trưng cho khát vọng vươn lên, không chùn bước của chủ nhân, phù hợp với người có tu duy lãnh đạo, có chí lớn, mang lại nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ. Đồng thời cũng đem lại sự thịnh vượng, thành công may mắn cho người trồng.
Cây Trầu Bà Đế Vương hợp mệnh gì?
Theo phong thủy, loại cây này với ba màu khác nhau phù hợp với nhưng người mệnh Hỏa khi trồng Trầu Bà Đế Vương đỏ, mệnh Mộc khi trồng Trầu Bà Đế Vương xanh và cây Trầu Bà Đế Vương vàng hợp mệnh Hỏa hay Thổ.
Cây Trầu Bà Đế Vương hợp tuổi nào?
Cây Trầu Bà Đế Vương là loại cây này phù hợp với mọi người, cây không mang tính kị tuổi nào cả. Vì thế, ai cũng có thể sắm cho mình cây Trầu Bà Đế Vương để bày biện trong không gian sống. Tuy nhiên, cây đặc biệt phù hợp với nhưng ai mang tuổi Ngọ.
Người tuổi Ngọ thường ưa thích sự đổi mới, độc lập. Đa phần họ là nhưng người giỏi giang, hào phóng, tuy nhiên làm ăn thua lỗ trong kinh doanh hay đầu tư là việc không thể tránh khỏi. Sở hữu một cây Trầu Bà Đế Vương sẽ giúp cho người tuổi Ngọ luôn may mắn, xua đuổi vận xui, gặp được thành công trong cuộc sống.
Nên đặt cây Trầu Bà Đế Vương ở đâu trong nhà?
Đây là loại thực vật phát triển được trong điều kiện ánh sáng yếu, dễ trồng, dễ chăm sóc, … Với những tiện ích đó, cây Trầu Bà Đế Vương dần trở thành một trong những loại cây cảnh trong nhà rất được ưa chuộng. Chúng thường được đặt ở phòng khách, phòng họp hay phòng của các nhà lãnh đạo cấp cao,…
Cây Trầu Bà Đế Vương tượng trưng cho quyền uy, tầm vóc của nhà lãnh đạo. Đặt loại cây này trên bàn làm việc cung sẽ gặp nhiều may mắn, đường công danh thuận lợi,…
5. Cách trồng và chăm sóc cây Trầu Bà Đế Vương
Cách trồng cây Trầu Bà Đế Vương
- Đất trồng: Để cây có điều kiện phát triển tốt nhất, nên chọn loại đất tơi xốp, ẩm (có thể trộn đất cùng xơ dừa, trấu, phân chuồng, …) Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho đất bằng cách định kì bón phân, tránh làm đất bạc màu dẫn đến cây kém phát triển.
- Ánh sáng: Trầu Bà Đế Vương là loại cây ưa bóng râm, tránh để cây ở nhưng nơi có ánh sáng trực tiếp. Tuy nhiên, để cây sinh trưởng tốt, thường xuyên đưa cây ra ngoài ánh sáng nhẹ để cây quang hợp. Khoảng thời gian buổi sáng sớm (5h-8h) hoặc chiều muộn (sau 15h) là những thời điểm thích hợp để đưa cây ra ngoài phơi nắng. Trong trường hợp trồng trong nhà không có điều kiện đưa ra ngoài thường xuyên, thì ánh sáng đèn vàng cũng là điều kiện lý tưởng để cây phát triển tốt.
- Nhiệt độ và độ ẩm: cây Trầu Bà Đế Vương sinh trưởng khỏe mạnh trong khoảng nhiệt độ từ 20-28 độ. Độ ẩm không khí khoảng 70%
- Phân bón: bón phân định kì 2 tháng 1 lần bằng các loại phân bón tan chậm, phân bón tự ủ để cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cây được phát triển tốt nhất.
Nếu không để ý và chăm sóc cây thường uyên, cây sẽ dễ mắc một số bệnh lý cơ bản:
- Cây bị vàng lá, rụng lá và thối rễ do úng nước: Với trường hợp này, bạn cần cắt bỏ nhưng lá vàng, cắt bớt phần rễ bị thối, thay đất mới. Sau khi trồng lại, lưu ý chế độ nước phù hợp, không tưới quá nhiều nước gây úng. Bạn cũng nên chọn chậu trồng có lỗ thoát nước, tạo độ thông thoáng cho đất.
- Cây bị rám lá do cháy nắng: Nếu cây xuất hiện các đốm cháy trên lá, hay nhanh tay cắt bỏ những lá đã bị cháy nắng, chuyển đến nơi thông thoáng, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.
6. Mua cây Trầu Bà Đế Vương giá rẻ ở đâu?
Quý khách muốn tìm mua cây Trầu Bà Đế Vương nhưng còn đang phân vân vì có quá nhiều sự lựa chọn, vui lòng liên hệ với Hata để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn giống cây phù hợp.
Công ty cây xanh Hata Landscape chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị cung cấp cây cảnh uy tín, chất lượng và chuyên nghiệp nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi đảm bảo và cam kết đem lại những sản phẩm, và trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Từ khóa » Trầu Bà Có Mấy Loại
-
Tất Tần Tật Các Loại Cây Trầu Bà Hiện Có Trên Thị Trường
-
12 Các Loại Cây Trầu Bà được Dân Chơi Cảnh Trồng Nhiều Nhất
-
Tổng Hợp Các Loại Cây Trầu Bà đẹp Và Thông Dụng
-
Cây Trầu Bà Có Bao Nhiêu Loại ? Hợp Phong Thủy Mệnh Nào ?
-
Hé Lộ Các Loại Cây Trầu Bà độc đáo Không Phải Ai Cũng Biết
-
Cây Trầu Bà Có Bao Nhiêu Loại? Ý Nghĩa Phong Thủy Ra Sao | Rauxanh
-
Các Loại Cây Trầu Bà Nổi Tiếng Hiện Nay
-
Những Loại Cây Trầu Bà Trồng Phổ Biến Nhất - Chợ Hoa Online
-
17 Loại Cây Trầu Bà Khiến Bạn "yêu Ngay Chỉ Sau 1s" - ReviewChuan
-
Hé Lộ Các Loại Cây Trầu Bà đẹp được Trồng Nhiều Dễ Chăm Sóc - Namix
-
Cây Trầu Bà Hợp Tuổi Nào? Ý Nghĩa Phong Thủy, Tác Dụng, Cách Trồng ...
-
Cây Trầu Bà Có Bao Nhiêu Loại?
-
Cây Vạn Niên Thanh Có Mấy Loại, Trầu Bà Có Phải Vạn Niên Thanh Không