Hé Lộ Các Loại Cây Trầu Bà đẹp được Trồng Nhiều Dễ Chăm Sóc - Namix

Trầu bà là một loại kiểng lá văn phòng nhiều người yêu thích vì đẹp và dễ chăm sóc. Hãy cùng Namix điểm qua các loại trầu bà đẹp được ưa chuộng nhé!

Các loại trầu bà đẹp

1. Cây trầu bà vàng – Golden pothos

Trầu bà vàng nằm trong top 10 loại cây lọc không khí hàng đầu do NASA nghiên cứu. Đây cũng là loại trầu bà được trồng phổ biến và nhiều nhất ở không gian văn phòng.

Cây trầu bà vàng có lá màu xanh ngả vàng hoặc xanh lá mạ hình trái tim. Màu sắc xanh, mát mắt phù hợp với không gian làm việc. Bên cạnh đó, đây cũng là loại dễ trồng và chăm sóc.

Cây trầu bà vàng - Golden pothos

2. Cây trầu bà cẩm thạch – Marble Queen Pothos

Giống trầu bà này còn được biết đến với tên gọi khác là trầu bà sữa, trầu bà tuyết. Cây có tên khoa học: Epipremnum Aureum. Trầu bà cẩm thạch có nguồn gốc từ miền Bắc Australia, Malaysia.

Trầu bà cẩm thạch thuộc nhóm cây leo thân thảo có hình trái tim. Màu lá được hòa quyện giữa xanh lá cây và những vệt trắng chiếm đa phần trên lá có khả năng lọc không khí.

cây trầu bà cẩm thạch Marble Queen Pothos

3. Trầu bà Thái – Neon Pothos

Khác với 2 giống trầu bà trên. Trầu bà Thái có lá thuôn dài. Điều nổi bật của giống trầu bà này chính là màu xanh neon hay còn gọi là xanh dạ quang. Các lá non sẽ có màu sáng hơn.Cây sinh trưởng mạnh, giữ được màu xanh của lá dù sống ở bóng râm.

trầu bà thái Neon Pothos

4. Trầu bà cẩm thạch vàng – Jessenia pothos

Trầu bà cẩm thạch vàng thuộc top các loại trầu bà đẹp có hình thái giống với trầu bà cẩm thạch. Tuy nhiên, nếu như màu chủ đạo của trầu bà cẩm thạch Marble Queen Pothos là xanh xen kẻ trắng thì ở Jessenia pothos là màu xanh xen vàng. Trầu bà cẩm thạch vàng có tốc độ sinh trưởng chậm hơn trầu bà cẩm thạch.

trầu bà cẩm thạch vàng Jessenia pothos

Xem thêm: Gợi ý trồng cây trong phòng ngủ giúp lọc không khí tốt hơn

5. Cây trầu bà sữa – Manjula Pothos

Đặc điểm đầu tiên nổi bật ở dòng trầu bà này là lá có màu trắng sữa. Màu trắng chủ đạo pha các mảng xanh. Mép lá gợn sóng, khác biệt với các loại trầu bà khác. Thân cây cũng màu trắng hoặc bạc. Nhiều tài liệu cho rằng cây Trầu Bà này là giống lai trong phòng thí nghiệm của các nhà khoa học, nhưng sự chính xác thì vẫn chưa được chứng thực.

trầu bà sữa Manjula Pothos

6. Trầu bà ngọc – Pearls anh Jade Pothos

Đặc điểm nhận dạng, lá cây này là sự kết hợp của những mảng màu xanh ngọc và màu trắng kem cũng như xám bạc. Cạnh lá cũng lượn sóng như Trầu bà sữa nên dễ làm mất đi hình dáng trái tim vốn dĩ của lá trầu bà. Bạn sẽ dễ nhầm Pearls and Jade Pothos với Manjula Pothos. Điểm phân biệt đó là các phần màu trắng của tán lá thường lốm đốm với tông màu xanh lá cây và màu xám bạc.

Trầu bà ngọc là giống cây khó chăm nhất trong các loại cây trầu bà. Bởi vì cây không thể chịu được ánh nắng trực tiếp, nếu quá gắt cây sẽ khô lá và chết trong thời gian ngắn mà không thể hồi phục. Cây phát triển cực kỳ chậm, lá thuộc loại nhỏ nhất, và thân cũng không leo bò ra nhiều. Nếu để ý, bạn sẽ thấy lá cây mỏng như tờ khăn giấy, nên dễ cháy lá.

trầu bà ngọc

Xem thêm: 7 loại cây không nên trồn trong nhà, ảnh hưởng đến sức khỏe cần lưu ý

7. Trầu bà bạc – Silver Pothos

Trầu bà Bạc có lá cây hơi dày và có vẻ cứng cáp hơn các cây cùng loài. Lá cây hình trái tim nhỏ, viền trắng bạc, bề mặt trên của lá màu xanh sẫm lấm tấm đốm bạc nhỏ. Bạn dễ dàng nhận ra cây trầu bà Bạc bởi bề mặt dưới của lá có màu xanh nhạt và không hề lốm đốm bạc như phía trên. Trong khi đó, các loại Trầu Bà khác, cả hai mặt của lá đều có màu sắc giống nhau (trên xanh thì dưới xanh, trên bạc thì dưới bạc, trên vàng dưới cũng vàng). Thân cây thuộc dạng tròn nhất, màu xanh sẫm và không phát triển bò leo nhiều.

trầu bà sữa

8. Cây trầu bà xanh – Cebu blue Pothos

Trong số các giống cây trầu bà thì chỉ trầu bà xanh là loại có hình dáng lá cây thuôn dài như mũi tên. Lá chỉ độc một màu xanh lục, lá non rất bóng mượt, lá quá già hoặc bám nhiều bụi bẩn thì nhám thô hơn. Thân cây tiệp màu lá, cũng là màu xanh lục. Cây có khả năng chịu hạn khá tốt và sinh trưởng khá mạnh.

8 loại trầu bà trên là các loại trầu bà đẹp được nhiều người lựa chọn. Ngoài ra, còn có trầu bà lá xẻ Nam Mỹ, trầu bà chân vịt,…

Cách trồng trầu bà

Trầu bà là loại kiểng lá dễ trồng, mình thấy có 3 cách trồng trầu bà như sau:

Trồng thủy canh

Bạn chỉ cần chuẩn bị một chậu thủy tinh, cho nước và các nhánh trầu bà vào. Sau tầm 1 tuần các nhánh trầu bà sẽ ra rễ. Cứ 7 -1 0 ngày thay nước một lần. Lưu ý nên dùng nước lọc để trồng cây. Bạn cho vào chậu khoảng 10 – 15 hạt phân tan chậm, khi nào phân tan hết mới cho thêm nữa.

Trồng bán thủy canh

Trầu bà sẽ được trồng các rọ có chứa giá thể đá Perlite hoặc pumice, bộ rễ của cây chìm vào trong nước. Cách chăm sóc giống như trồng thủy canh.

Trồng bằng đất

Đối với các dòng trầu bà cần đất có độ ẩm nhiều một tí nhưng phải thoát nước tốt. Để trồng các loại trầu bà này bạn sử dụng đất trồng rau và hoa Namix trộn thêm đá Perlite để có được hỗn hợp đất tốt nhất cho cây nhé. Tỷ lệ cứ 1 bao đất Namix bạn trộn 1/2 gói đá Perlite Trân châu Namix 5 lít nhé.

Đất trồng cây đa dụng với công thức Namix Potting Mix giúp bạn tạo nên một khu vườn tươi đẹp với hoa và rau, được sản xuất cho mục đích trồng hoa và rau.

cách trộn đất trồng những loại cây cảnh lọc không khí

Nhờ quá trình pha trộn và xử lý qua nhiều tháng các thành phần hữu cơ mùn dừa, trấu nguyên cánh, vỏ cây và phân bón hữu cơ compost… giúp cung cấp dinh dưỡng cho cây rau và hoa trong thời gian dài.

Trên đây là các loại trầu bà đẹp được nhiều người yêu thích. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn chọn được giống trầu bà mà mình yêu thích nhé.

Từ khóa » Trầu Bà Có Mấy Loại