50 Ch50. Các Phép Lạ Của Chúa Kitô Hiển Lộ Tình Yêu Cứu Độ
Có thể bạn quan tâm
50. Các Phép Lạ Chúa Kitô Đã Làm Hiển Lộ Tình Yêu Cứu Độ
Những phép lạ Chúa Kitô đã làm trình thuật trong các Sách Phúc Âm là dấu chỉ quyền năng vô biên của Thiên Chúa và uy quyền cứu độ của Con Người. Những phép lạ đó biểu hiện tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại, đặc biệt là cho những người đau khổ, nghèo đói, những người van xin chữa lành, tha thứ và thương xót. Thế nên những phép lạ Chúa Giêsu đã thể hiện là dấu chỉ tình yêu thương xót loan báo trong Cựu Ước và Tân Ước (tc. Thông điệp Dives in Misericordia). Một cách đặc biệt, đọc Phúc Âm giúp chúng ta hiểu và hầu như cảm nghiệm rằng những phép lạ Chúa Giêsu đã làm đều bắt nguồn từ trái tim yêu thương nhân từ của Thiên Chúa sống động và mẫn cảm trong trái tim nhân tính của Ngài. Chúa Giêsu làm phép lạ để khắc phục sự dữ thuộc đủ mọi loại hiện hữu nơi trần thế: sự dữ thể lý, sự dữ tinh thần là tội lỗi, và sau cùng là chính Satan, kẻ là “cha đẻ tội lỗi” nơi lịch sử nhân loại.
Bởi vậy những phép lạ Chúa Giêsu đã làm là “vì con người.” Theo mục đích cứu độ tối hậu trong sứ mệnh của Ngài, Chúa Giêsu đã làm phép lạ để tái lập sự tốt lành những nơi mà sự dữ ẩn núp tác yêu tác quái. Những người thụ hưởng các phép lạ đó và những người chứng kiến đều ý thức sự kiện này, như Thánh Marcô ghi lại: “những người đó hết sức sửng sốt và nói lên, ‘Ngài đã làm mọi điều tốt lành. Ngài làm cho người điếc nghe được, người câm nói được’” (Mc 7:37). Nghiên cứu cặn kẽ các văn bản Phúc Âm, chúng ta thấy không một động lực nào khác hơn là tình yêu đối với nhân loại, tình yêu đầy thương xót, giải thích “những việc làm đầy quyền năng và những dấu lạ” của Con Người. Trong Cựu Ước, ngôn sứ Elijah sử dụng “lửa từ trời” để khẳng định quyền là ngôn sứ của ông và để trừng phạt tội ngờ vực (tc. 2 Vua 1:10). Khi các Tông đồ Giacôbê và Gioan xin Chúa Giêsu phạt một làng Samaria bằng “lửa từ trời” vì họ đã không tiếp đón các ngài, Chúa Giêsu quyết liệt cấm các ông không được xin điều đó. Thánh sử nêu lên cách dứt khoát rằng “Ngài quay lại và quở trách các ông ấy” (Lc 9:55). (Nhiều sách gồm cả bản Vulgate thêm: “Anh em không biết anh em phải cư xử thế nào; vì Con Người đến không phải để tiêu diệt nhưng mà để cứu mạng sống người ta.”) Không khi nào Chúa Giêsu làm phép lạ để phạt bất cứ một người nào, cả người tội lỗi cũng không.
Một chi tiết trong việc bắt giữ Chúa Giêsu ở vườn Gethsemane biểu hiện ý nghĩa vô cùng quan trọng về lòng yêu thương nhân từ của Ngài. Ông Phêrô sẵn sàng dùng gươm để bảo vệ Thầy của ông, và ông “đã đánh người đầy tớ vị thượng tế và cắt đứt tai bên phải của anh ta. Người đầy tớ đó tên là Malchus” (Jn 18:10). Nhưng Chúa Giêsu ngăn cản ông Phêrô dùng gươm giáo. Quả nhiên, Chúa Giêsu “sờ vào tai người đầy tớ đó và chữa anh ta lành” (Lc 22:51). Sự việc này cho thêm bằng chứng nữa là Chúa Giêsu đã không làm phép lạ để tự vệ. Ngài bảo những người theo Ngài rằng Ngài có thể xin Cha Ngài phái “hơn mười hai cơ đội thiên thần” (tc. Mt 26:53) để cứu Ngài khỏi kẻ thù đang vây quanh. Mọi việc Ngài làm, ngay cả khi làm phép lạ, đều thể hiện sự kết hiệp mật thiết với Chúa Cha. Ngài làm mọi việc vì nước Thiên Chúa và để cứu độ nhân loại. Ngài làm mọi việc vì yêu thương.
Lúc khởi đầu sứ mệnh thiên sai, Chúa Giêsu đã khước từ những khuyến cáo của ma quỉ để làm “những việc lạ lùng,” chẳng hạn như hóa đá thành bánh (tc. Mt 4:3-4). Quyền năng Đấng Thiên Sai nơi Chúa Giêsu không phải để biểu diễn khoe khoang, vênh váo hão huyền. Ngài là Đấng đã đến “để làm chứng chân lý” (Jn 18:37), Đấng thực sự là “chân lý” (tc. Jn 14:6) luôn luôn làm mọi việc tuyệt đối đúng hợp với sứ mệnh cứu độ của Ngài. Tất cả “mọi việc kỳ diệu và dấu lạ” Chúa Giêsu đã làm đều cho thấy sự hòa hợp này trong khuôn khổ mầu nhiệm thiên sai của Thiên Chúa, có thể nói, ẩn tàng trong bản chất của Con Người, biểu hiện trong các Sách Phúc Âm, đặc biệt là Phúc Âm Thánh Marcô. Các phép lạ hầu như luôn luôn tỏa sáng quyền năng thần linh mà các môn đệ và dân chúng đôi khi nhận thức được, đến độ họ phải nhìn nhận và ca tụng Chúa Kitô là “Con Thiên Chúa.” Chúng ta cũng nhận thấy trong những phép lạ đó sự tốt lành, lòng chân thành và đơn sơ là những ưu phẩm hữu hình nhất của “Con Người.”
Chúng ta ghi nhận tính cách đơn sơ cao cả của Chúa Giêsu trong cách thức Ngài làm phép lạ, cũng như lòng khiêm tốn, tế nhị và sự dịu dàng tinh tế trong cử chỉ của Ngài. Chúng ta nhận ra điều này nhờ lời Ngài nói trước khi cho con gái ông Jairus sống lại: “Đứa bé không chết đâu, nó chỉ ngủ đấy thôi” (Mk 5:39), chẳng khác gì Ngài muốn che giấu ý nghĩa quan trọng của việc Ngài sắp làm. Kế đó “Ngài ra nghiêm lệnh không được cho ai biết điều này” (Mk 5:43). Ngài cũng làm như thế trong những trường hợp khác, chẳng hạn sau khi chữa lành người câm điếc (Mk 7:36), và sau khi ông Phêrô tuyên tín (Mk 8:29-30).
Sự kiện có ý nghĩa quan trọng khi Chúa Giêsu chữa lành người câm điếc là chính Ngài đem người đó “đi khỏi đám đông.” Ở đó “Ngài nhìn lên trời, than thở.” “Việc than thở” này dường như là một dấu chỉ của lòng thương xót và, đồng thời, là lời cầu nguyện. Lời nói ephphata (Hãy mở ra!) có hiêu lực “mở đôi tai” và tháo bỏ “sự cản trở phát âm” của người câm điếc (tc. 7:33-35).
Nếu Chúa Giêsu làm một vài phép lạ trong ngày sabbath, không phải để vi phạm tính chất thánh của ngày được hiến dâng cho Thiên Chúa, nhưng để cho thấy rằng ngày thánh này được ghi dấu cách đặc biệt bởi công việc cứu độ của Thiên Chúa. Chúa Giêsu nói: “Cha Tôi tới lúc này vẫn làm việc, vì thế Tôi hằng làm việc” (Jn 5:17). Sự làm việc này là vì phúc lợi cho nhân loại. Bởi vậy Chúa Giêsu làm phép lạ ngày sabbath không trái với sự thánh thiện của ngày đó, nhưng nhấn mạnh: “Ngày sabbath đặt ra vì nhân loại, chứ nhân loại không được tạo dựng vì ngày sabbath! Bởi thế Con Người là chúa cả ngày sabbath” (Mc 2:27-28)
Nếu chúng ta chấp nhận lời tường thuật Phúc Âm về các phép lạ Chúa Giêsu đã làm (thì không có lý do gì để không chấp nhận tường thuật đó ngoại trừ thành kiến chống lại siêu nhiên) tất nhiên chúng ta không thể hoài nghi luận lý độc nhất nối kết tất cả mọi việc lạ lùng đó với nhau và cho thấy căn nguyên phát xuất là công cuộc cứu độ của Thiên Chúa. Những phép lạ Chúa Giêsu đã làm mạc khải tình yêu của Ngài cho chúng ta, tình yêu thương nhân từ lấy điều tốt lành chế ngự sự dữ, biểu hiện bởi chính sự hiện diện và hành động của Chúa Giêsu Kitô nơi trần thế. Bởi được lồng vào công cuộc cứu độ, “các việc kỳ diệu và dấu lạ” đó là đối tượng niềm tin của chúng ta vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa và tín thác vào mầu nhiệm cứu chuộc do Chúa Kitô thể hiện.
Thật ra, các phép lạ thuộc về (là sở hữu của) lịch sử Phúc Âm, và những trình thuật Phúc Âm đều khả tín và còn minh tín hơn những dữ kiện trong các tác phẩm lịch sử khác. Như thế rõ ràng rằng trở ngại đích thực việc nhìn nhận các phép lạ là những sự kiện lịch sử và đức tin, là thành kiến đối nghịch với siêu nhiên đã nói ở trên. Với những người có thành kiến thì họ muốn giới hạn quyền năng Thiên Chúa đối với vạn vật, chẳng khác gì Thiên Chúa phải tuân phục những lề luật của chính Ngài. Lại nữa một số người sống trong ảo vọng nên không phù hợp với thực tại. Thế nên quan niệm đó mâu thuẫn với triết lý và thần học sơ đẳng nhất về Thiên Chúa – (Đấng vô cùng, tự hữu và toàn năng) – là Đấng vô thủy vô chung.
Chúng ta phải ghi nhận rằng Đấng vô cùng trong bản thể và quyền năng thì cũng vô biên trong tình yêu. Tính vô hạn của Thiên Chúa hiển lộ qua những sự việc lạ lùng trong công cuộc Nhập Thể và cứu độ, đó là “những dấu chỉ” của tình yêu thương nhân từ mà bởi thế Thiên Chúa đã phái Con của Ngài đến trần gian “vì loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta,” yêu thương chúng ta khôn lường đến độ chịu chết vì chúng ta. Sic dilexit! (cf. Jn 3:16).
Đối với tình yêu bao la cao cả của Thiên Chúa chúng ta phải tận tâm tận lực tri ân đền đáp và minh chứng bằng chính cuộc sống của chúng ta.
Buổi gặp chung ngày 9 tháng Mười Hai, 1987
‹ 49 Ch49. Những phép lạ của Chúa Kitô là dấu chỉ cứu độ up 51 Ch51. Phép lạ là lời kêu gọi đến với đức tin ›Từ khóa » Các Phép Lạ Của Chúa Giêsu
-
37 Phép Lạ Của Chúa Giêsu Theo Thứ Tự Thời Gian - EFERRIT.COM
-
CÁC PHÉP LẠ CỦA CHÚA JÊSUS. - VietChristian Reader
-
Thể Loại:Phép Lạ Của Chúa Giêsu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Phép Lạ Của Chúa Giê-su | Thông điệp Kinh Thánh - JW.ORG
-
10 Phép Lạ Của Thiên Chúa Khoa Học Không Cách Nào Giải Thích
-
Phép Lạ Nhãn Tiền đối Với Dòng Anh Em Hèn Mọn Tại Nơi Chúa ...
-
10 Phép Lạ Thiên Chúa đã Làm Khiến Khoa Học Không Thể Giải Thích
-
Phép Lạ đầu Tiên Của Chúa Giêsu - Dòng Tên
-
Phép Lạ Của Kinh Thánh - Church Of Jesus Christ
-
Phép Lạ Của Chúa Giêsu - Wiko
-
Những Phép Lạ Của Phúc Âm Của Chúa Giê Su Ky Tô
-
Đức Chúa Trời Còn Thực Hiện Những Phép Lạ Không?
-
Phép Lạ
-
[PDF] 4. Phép Lạ đầu Tiên Của Chúa Giêsu