Những Phép Lạ Của Phúc Âm Của Chúa Giê Su Ky Tô

Đại hội trung ương tháng Mười năm 2021

  • Mục Lục

  • Phiên Họp Sáng Thứ Bảy

    • Lẽ Thật Thuần Khiết, Giáo Lý Thuần Khiết và Sự Mặc Khải Thuần Khiết

      Russell M. Nelson

    • Của Cải Lớn Lao Nhất

      Jeffrey R. Holland

    • Hãy Đến cùng Đấng Ky Tô và Đừng Đến Một Mình

      Bonnie H. Cordon

    • Lòng Trắc Ẩn Vĩnh Cửu của Đấng Cứu Rỗi

      Ulisses Soares

    • Tình Yêu Thương của Thượng Đế

      D. Todd Christofferson

    • Trở Nên Tốt Hơn trong Đấng Ky Tô: Truyện Ngụ Ngôn về Đường Dốc

      Clark G. Gilbert

    • Sự Trung Tín Tìm Kiếm Đã Được Tưởng Thưởng

      Patricio M. Giuffra

    • Sự Cần Thiết Phải Có một Giáo Hội

      Dallin H. Oaks

  • Phiên Họp Chiều Thứ Bảy

    • Phần Tán Trợ Các Vị Thẩm Quyền Trung Ương, Các Thầy Bảy Mươi Có Thẩm Quyền Giáo Vùng và Các Chức Sắc Trung Ương

      Henry B. Eyring

    • Bằng Quyền Năng của Thượng Đế trong Vinh Quang Vĩ Đại

      David A. Bednar

    • Đức Tin để Hành Động và Trở Thành

      Ciro Schmeil

    • Tình Yêu Thương của Thượng Đế: Niềm Vui Sướng Nhất Cho Tâm Hồn

      Susan H. Porter

    • Nói Về Sức Khỏe Tâm Thần

      Erich W. Kopischke

    • Những Điều trong Tâm Hồn Tôi

      Ronald A. Rasband

    • Chuẩn Bị cho Sự Tái Lâm của Đấng Ky Tô

      Christoffel Golden Jr.

    • Được Chúa Ưu Đãi trong Suốt Cuộc Đời Tôi

      Moisés Villanueva

    • Đơn Giản và Đẹp Đẽ

      Gary E. Stevenson

  • Phiên Họp Tối Thứ Bảy

    • “Ngươi Yêu Ta Hơn [Những Điều Này] Chăng?”

      M. Russell Ballard

    • Tôi Cầu Nguyện rằng Ngài Sẽ Sử Dụng Chúng Ta

      Sharon Eubank

    • Trong Ga La Át Há Chẳng Có Nhũ Hương Sao?

      Brent H. Nielson

    • Làm Sâu Sắc Thêm Sự Cải Đạo Của Chúng Ta theo Chúa Giê Su Ky Tô

      Arnulfo Valenzuela

    • Được Xứng Đáng Không Có Nghĩa Là Không Có Khuyết Điểm

      Bradley R. Wilcox

    • Để Làm một Tín Đồ của Đấng Ky Tô

      Alfred Kyungu

    • Các Ngươi Hãy đưa Cao Sự Sáng Của Mình

      Marcus B. Nash

    • Đức Tin để Cầu Xin và Rồi để Hành Động

      Henry B. Eyring

  • Phiên Họp Sáng Chủ Nhật

    • Sự Phục Hồi Hằng Ngày

      Dieter F. Uchtdorf

    • Mời Đấng Ky Tô Làm Tác Giả Câu Chuyện của Anh Chị Em

      Camille N. Johnson

    • Sự Bình An của Đấng Ky Tô Xóa Bỏ Hận Thù

      Dale G. Renlund

    • Ngôi Nhà Có Tuần Tự

      Vaiangina Sikahema

    • Sự Bình An Cá Nhân trong Những Thời Kỳ Thử Thách

      Quentin L. Cook

    • Đền Thờ và Nền Móng Thuộc Linh của Anh Chị Em

      Russell M. Nelson

  • Phiên Họp Chiều Chủ Nhật

    • Hãy Tin Cậy Lần Nữa

      Gerrit W. Gong

    • Dâng Sự Thánh Thiện cho Chúa

      L. Todd Budge

    • Hỡi Thượng Đế của Chúng Con, Xin Ngài Nhớ Đến Các Thánh Hữu của Ngài Đang Bị Khốn Khổ

      Anthony D. Perkins

    • Một Phần Trăm Tốt Hơn

      Michael A. Dunn

    • Đối Phó với Những Cơn Bão Thuộc Linh của Chúng Ta bằng Đức Tin nơi Đấng Ky Tô

      Sean Douglas

    • Những Phép Lạ của Phúc Âm của Chúa Giê Su Ky Tô

      Carlos G. Revillo Jr.

    • Hãy Nhìn Thẳng về Phía Trước Con Đường

      Alvin F. Meredith III

    • Tên của Giáo Hội Không Thể Thương Lượng Để Sửa Đổi

      Neil L. Andersen

    • Hãy Dành Thời Gian cho Chúa

      Russell M. Nelson

Mabuhay! Tôi mang đến anh chị em tình yêu thương và những nụ cười nồng ấm từ Các Thánh Hữu tuyệt vời ở Philippines. Năm nay đánh dấu 60 năm kể từ khi những người truyền giáo đầu tiên đặt chân lên các quần đảo Philippines. Ngày nay đã có 23 phái bộ truyền giáo và hơn 800.000 tín hữu của Giáo Hội trong 123 giáo khu. Ở đó hiện có bảy ngôi đền thờ đang hoạt động, đang xây cất, hoặc đã được loan báo sẽ xây cất. Đây thật sự là một phép lạ. Chúng ta đang chứng kiến sự ứng nghiệm của lời tiên tri trong 2 Nê Phi 10:21: “Vĩ đại thay những lời hứa mà Chúa đã ban cho những người ở trên các hải đảo.”

Chủ Tịch Hinckley ở Philippines

Phép lạ này cũng là một sự ứng nghiệm của lời tiên tri được ban ra trong một lời cầu nguyện mà lúc bấy giờ Anh Cả Gordon B. Hinckley đã dâng lên ở Manila vào năm 1961. Trong lời cầu nguyện đó, Anh Cả Hinckley đã nói: “Chúng con cầu khẩn các phước lành của Ngài đến với những người dân của đất nước này, để họ sẽ rất thân thiện, hiếu khách, tử tế và hào hiệp với những người sẽ đến đây, và để nhiều người, thưa Chúa, chúng con cầu nguyện rằng sẽ có [rất nhiều], nhiều ngàn người sẽ nhận được sứ điệp này và nhờ đó sẽ được ban phước. Xin Cha ban phước cho họ với tinh thần cởi mở và tấm lòng khôn sáng, và với đức tin để tiếp nhận, và với lòng can đảm để sống theo các nguyên tắc của phúc âm” (lời cầu nguyện cung hiến tại American War Memorial Cemetery, Philippines, ngày 28 tháng Tư năm 1961).

Gia đình Revillo

Phép lạ của phúc âm không chỉ đã mang đến những thay đổi tích cực cho quốc gia này và những người dân ở đó, mà còn cho nhiều, rất nhiều ngàn Thánh Hữu Ngày Sau trung tín nữa. Tôi là một nhân chứng sống về điều này. Tôi chỉ mới sáu tuổi khi cha mẹ tôi gia nhập Giáo Hội trên đảo Mindanao ở phía nam. Vào lúc đó, chỉ có một phái bộ truyền giáo trong khắp cả nước, và chưa có giáo khu nào. Tôi vĩnh viễn biết ơn lòng can đảm và cam kết của cha mẹ tôi để noi theo Đấng Cứu Rỗi. Tôi kính trọng họ và tất cả những người tiền phong của Giáo Hội ở Philippines. Họ đã mở đường cho các thế hệ kế tiếp để được ban phước.

Vua Bên Gia Min trong Sách Mặc Môn đã dạy: “Và ngoài ra, tôi mong rằng các người hãy nên suy ngẫm về trạng thái đầy phước lành và hạnh phúc của những người tuân giữ các lệnh truyền của Thượng Đế. Vì này, họ được ban phước lành trong tất cả mọi điều, cả vật chất lẫn tinh thần” (Mô Si A 2:41).

Khi chúng ta sống và vâng theo các nguyên tắc cùng các giáo lễ của phúc âm, chúng ta được ban phước, được thay đổi, và được cải đạo để trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn. Đó là cách mà phúc âm đã thay đổi và ban phước cho Các Thánh Hữu Philippines, bao gồm cả gia đình tôi. Phúc âm thực sự là con đường dẫn đến cuộc sống hạnh phúc và dư dật.

Nguyên tắc đầu tiên của phúc âm là đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Nhiều người Philippines có niềm tin tự nhiên nơi Thượng Đế. Thật là dễ dàng để cho chúng tôi tin cậy Chúa Giê Su Ky Tô và biết rằng chúng tôi có thể nhận được sự đáp ứng cho những lời cầu nguyện của mình.

Gia đình Obedoza

Gia đình Obedoza là tấm gương sáng về điều này. Anh Obedoza là chủ tịch chi nhánh của tôi khi tôi còn là một thiếu niên. Mong muốn lớn nhất của Anh Chị Obedoza là được làm lễ gắn bó với gia đình của họ trong Đền Thờ Manila. Họ sống ở Thành Phố General Santos, cách Manila 1.000 dặm (1.600 km). Đối với một gia đình chín người, để có một chuyến đi đến đền thờ dường như là điều bất khả thi. Nhưng cũng giống như người lái buôn đã đi bán hết tất cả những gì mình có để mua một viên ngọc quí báu (xin xem Ma Thi Ơ 13:45–46), cặp vợ chồng này đã quyết định bán căn nhà của họ để trả tiền cho chuyến đi. Chị Obedoza đã lo lắng vì họ sẽ không có nhà để trở về. Nhưng Anh Obedoza đã bảo đảm với vợ mình rằng Chúa sẽ lo liệu.

Họ đã được làm lễ gắn bó chung với gia đình cho thời tại thế và suốt thời vĩnh cửu trong đền thờ vào năm 1985. Trong đền thờ, họ đã tìm thấy niềm vui không thể nào so sánh được—viên ngọc vô giá của họ. Và đúng như lời của Anh Obedoza, Chúa đã thật sự lo liệu. Trên đường trở về từ Manila, những người quen tử tế đã cho họ nơi để ở, và cuối cùng họ đã mua được nhà riêng. Chúa chăm sóc những người cho thấy đức tin của họ nơi Ngài.

Nguyên tắc thứ hai của phúc âm là sự hối cải. Hối cải là từ bỏ tội lỗi và tìm đến Thượng Đế để được tha thứ. Đó là sự thay đổi trong ý nghĩ và tấm lòng. Như Chủ Tịch Russell M. Nelson dạy, đó là “mỗi ngày làm tốt hơn và trở nên tốt hơn một chút” (“Chúng Ta Có Thể Làm Tốt Hơn và Trở Thành Người Tốt Hơn,” Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 67).

Sự hối cải rất giống với xà phòng. Là một kỹ sư hóa học trẻ tuổi, tôi đã làm việc trong một nhà máy xà phòng ở Philippines. Tôi đã học cách làm xà phòng và quy trình hoạt động của nó. Khi trộn dầu với một chất kiềm và thêm vào các chất kháng khuẩn, nó sẽ cho ra một hỗn hợp mạnh mà có thể tiêu diệt vi khuẩn và vi rút. Giống như xà phòng, sự hối cải là một chất tẩy rửa. Sự hối cải cho phép chúng ta có cơ hội để loại bỏ những điều không thanh khiết và lỗi lầm trước đây của mình, do vậy chúng ta được xứng đáng để ở cùng với Thượng Đế, vì “không một vật gì ô uế có thể thừa hưởng vương quốc [của Thượng Đế]” (An Ma 11:37).

Qua sự hối cải, chúng ta nhận được quyền năng tẩy sạch và thánh hóa của Chúa Giê Su Ky Tô. Đó là một yếu tố then chốt của tiến trình cải đạo. Điều này đã xảy ra cho dân An Ti Nê Phi Lê Hi trong Sách Mặc Môn. Họ là những người dân La Man đã được cải đạo trọn vẹn đến mức họ “không hề bỏ đạo” (xin xem An Ma 23:6–8). Họ đã chôn cất vũ khí chiến tranh của họ và không bao giờ cầm lại vũ khí nữa. Họ thà chết còn hơn vi phạm giao ước đó. Và họ đã chứng minh được điều đó. Chúng ta biết rằng sự hy sinh của họ mang đến các phép lạ; hàng ngàn người chiến đấu chống lại họ đã vứt bỏ vũ khí và được cải đạo. Nhiều năm sau, các con trai của họ, mà chúng ta biết đến là các chiến sĩ trẻ tuổi hùng mạnh, đã được bảo vệ trong trận chiến chống lại những xung đột không tưởng!

Cha của Anh Cả Revillo

Gia đình tôi và rất nhiều Thánh Hữu Philippines đã trải qua tiến trình cải đạo tương tự. Khi chúng tôi chấp nhận phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô và gia nhập Giáo Hội, chúng tôi đã thay đổi nếp sống và văn hóa của mình cho phù hợp với phúc âm. Chúng tôi đã phải từ bỏ những truyền thống sai lạc. Tôi đã thấy điều này ở cha tôi khi ông tìm hiểu về phúc âm và hối cải. Ông là người nghiện thuốc lá rất nặng, nhưng ông đã vứt thuốc lá đi và không bao giờ cầm một điếu thuốc lá lên nữa. Chính nhờ quyết định của ông để thay đổi, nên bốn thế hệ tiếp nối ông đã được ban phước.

Các thế hệ của gia đình Revillo

Sự hối cải dẫn chúng ta đến việc lập và tuân giữ các giao ước qua các giáo lễ thiêng liêng. Giáo lễ cứu rỗi và tôn cao đầu tiên là phép báp têm bằng cách dìm mình xuống nước để được xá miễn tội lỗi. Phép báp têm cho phép chúng ta tiếp nhận ân tứ Đức Thánh Linh và lập giao ước với Chúa. Chúng ta có thể tái lập giao ước báp têm này mỗi tuần khi chúng ta dự phần Tiệc Thánh. Điều này cũng là một phép lạ!

Thưa anh chị em, tôi mời anh chị em hãy mang phép lạ này vào cuộc sống của mình. Hãy đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô và chọn thực hành đức tin của mình nơi Ngài; hối cải, lập và tuân giữ các giao ước chứa đựng trong các giáo lễ cứu rỗi và tôn cao. Điều này sẽ cho phép anh chị em cùng mang ách chung với Đấng Ky Tô và nhận được quyền năng cùng các phước lành của sự tin kính (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 84:20).

Tôi làm chứng về sự có thật của Chúa Giê Su Ky Tô và rằng Ngài hằng sống và yêu thương mỗi người trong chúng ta. Tôi biết rằng phúc âm của Ngài có thể mang đến cho chúng ta niềm hy vọng, sự bình an, và niềm vui, không chỉ vào lúc này, mà sẽ còn ban phước cho vô số những người khác trong các thế hệ tương lai. Đó là lý do cho những nụ cười tươi đẹp và nồng ấm của Các Thánh Hữu Philippines. Đó là phép lạ của phúc âm và giáo lý của Đấng Ky Tô. Tôi làm chứng những điều này trong thánh danh của Chúa Giê Su Ky Tô, A Men.

Từ khóa » Các Phép Lạ Của Chúa Giêsu