50 TRUYỆN THƠ NGỤ NGÔN - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Giáo Dục - Đào Tạo >>
- Trung học cơ sở - phổ thông
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.05 KB, 41 trang )
100 TRUYỆN THƠ NGỤ NGÔNThái Bá TânViết theo truyện ngụ ngôn của AESOP,một nô lệ người Hy Lạp cách đây hơn 2600 năm.____1. LỪA KHOÁC DA SƯ TỬCó một chú lừa nọ,Một hôm đi đâu vềThấy bộ da sư tửNgười ta phơi trên đê.Chú khoác bộ da ấy,Rồi cứ thế về làng.Mọi người tưởng sư tử,Liền bỏ chạy vội vàng.Chú kêu lên thích thúBằng tiếng lừa - be be!Ông chủ nhận ra chú,Rồi đủng đỉnh dắt về.Chú còn bị mấy gậyVề tội làm dân làng,Tưởng chú là sư tử,Bị một phen kinh hoàng.*Áo quần đẹp có thểChe cái dốt phần nào.Nhưng lời nói ngu ngốcThì đành chịu, buồn sao!2. RÙA VÀ THỎMột chú Thỏ khoác lácChú chạy nhanh nhất đời,Rồi lên tiếng thách thứcCả loài vật lẫn người.Không ai nhận lời thách.Cuối cùng một chú RùaĐồng ý thi với Thỏ.Ai cũng nghĩ Rùa thua.Trước đông đảo quan khách,Cuộc thi chạy bắt đầu.Thỏ cậy nhanh, đủng đỉnh,Và dềnh dàng khá lâu.Chú chủ quan, còn nghĩ:Rùa chạy chậm rì rì.Ta ngủ một giấc đã,Tỉnh dậy rồi hẵng thi!Còn Rùa, biết mình chậm,Nên cứ chạy đều đều.Chạy một mạch không nghỉTrong những tiếng hò reo.Khi tỉnh dậy, chú ThỏDụi mắt, đã thấy RùaSắp về đích, chú chạy,Nhưng cuối cùng vẫn thua.*Bài học thế là rõ:Đừng chủ quan hơn người.Cứ cần cừ làm việc,Để thành công trong đời.3. CHÚ DƠI THÔNG MINHCó chú Dơi bé nhỏĐang bay lượn trên cây,Không may rơi xuống đất.Một chú Sóc tóm ngay.Dơi liền xin tha mạng.Sóc lắc đầu lặng im,Cuối cùng nói: “Không được!Ta ghét các loài chim.”“Tôi chỉ là loài chuột,Không phải chim, thật mà.Chim có lông,” Dơi nói.Sóc nhìn kỹ, rồi tha.Lần khác, chú lại ngã,Cũng vì mới tập bay.Có một chú Sóc khácĐang ở gần, tóm ngay.Dơi lại xin tha chết.Sóc cương quyết nói không.“Xưa nay ta ghét chuột,Nhất là loại chuột đồng.”“Tôi cũng ghét loài chuột.Tôi là chim, thật mà.Tôi có cánh,” Dơi nói.Sóc thấy đúng, rồi tha.*Phải khen chú Dơi ấy,Một chú Dơi thông minh.Biết tùy thời, tùy cảnhMà cứu được chính mình.4. CÁO VÀ NHÍMĐang đứng trên hòn đá.Hòn đá trượt, Cáo rơiNgã sóng soài dưới vực,Thâm tím hết khắp người.Cáo đau, nằm, bất động.Muỗi bu lại từng bầy,Tha hồ hút no máu.Cáo cam chịu cảnh này.Nhím từ đâu đi đến,Thấy thế, bèn động lòng:“Tôi giúp đuổi muỗi nhé?”Cáo lắc đầu: “Không, không!Chúng đã hút no máu.Đừng đuổi chúng bay đi.Con khác đói, sẽ đến,Hỏi máu tôi còn gì!”*Lại thêm một bài họcRất bổ ích, không sai:Khổ một lần đã đủ,Đừng chuốc khổ lần hai!5. CÁO VÀ BÁOMột hôm, Cáo và BáoCãi nhau ai đẹp hơn.Báo nói: “Trên lưng tớNhiều đốm đẹp hình tròn.”Cáo đáp: “Lưng cậu đẹpNhững đốm sáng nhiều màu.Tớ mới thực sự đẹp,Có đốm sáng trong đầu.”*Chẳng gì đáng khoe mẽCái đẹp trên lưng mình.Cái đẹp đáng quí nhất,Ấy là sự thông minh!6. SƯ TỬ, LỪA VÀ CÁOSư Tử, Lừa và CáoĐi săn chung với nhau,Bắt được một chú Thỏ,Nguyên cả chân lẫn đầu.Rồi chú Lừa chân thậtĐược yêu cầu chia mồi.Chú chia rất đều đặnThành ba phần, than ôi,Sư Tử gầm lên quát:“Sao, mày chia thế à?Thật ngu và thật láo.Mày dám xem thường ta!”Sư Tử liền ăn thịtChú Lừa đáng thương này,Rồi nó bảo con Cáo:“Đến lượt mày, chia ngay!”Cáo cầm dao, lấm létChia mồi thành hai phần.Một phần rất, rất lớn,Phần kia chỉ mẩu chân.”“Dạ thưa bác Sư Tử, Cáo nói. - Bác phần nhiều.Con phận hèn, bé nhỏChẳng cần ăn bao nhiêu.”Sư Tử hài lòng nói:“Thằng này ngoan. Hỏi mày,Do đâu mà biết đượcCách chia thông minh này?”“Dạ thưa, bác vừa dạyQua cái chết con Lừa.Nó ngu nên mới chết.Thật đáng đời! Sướng chưa?”*Khôn ngoan là ai biếtRút bài học cho mình.Nhưng con Cáo đang nóiVừa gian, vừa thông minh.7. CHÂU CHẤU VÀ KIẾNCó một chú Châu ChấuVui, bay nhảy giữa đồng.Trong khi một chú KiếnLo tích trữ mùa đông.“Nào, cùng chơi với tớ. Châu Chấu nói. - Lại đây.”Kiến đáp: “Đông sắp đến,Nên tớ bận suốt ngày.Mùa đông lạnh, cậu biết,Không thể kiếm thức ăn,Nên giờ phải tích trữĐể có cái ăn dần.”Châu Chấu cười, tiếp tụcBay nhảy giữa cánh đồng,Vui đến mức không nghĩCái đói, lạnh mùa đông.Rồi tuyết rơi, băng giá.Châu Chấu đói, co roĐến xin ăn chú Kiến,May chú Kiến cũng cho,Nhưng kèm theo lời dạyLà phải biết lo xa.Mùa hè sau nên nhớTích thức ăn trong nhà.8. MÈO VÀ SƯ TỬCó chị Mèo mắn đẻMột hôm nói thế nàyVới một con Sư Tử:“Cái nhà bác thật hay.Người thì to và đẹp,Cũng không thiếu thức ăn,Thế mà đẻ chỉ một.Tôi thì gấp năm lần!”Sư Tử đáp: “Thưa chị,Không quen đẻ sòn sòn,Nhưng tôi mà đã đẻLà đẻ sư tử con.”*“Quí hồ tinh”, các cụDạy “bất quí hồ đa”.Câu chuyện này cũng vậy.Từ đó mà suy ra.9. NGƯỜI VÀ SƯ TỬXưa có anh chàng nọCùng Sư Tử khoe tài.Suốt ngày cứ tranh cãi,Ai khỏe mạnh hơn ai.Chợt thấy trên vách đáCó vẽ hình một ngườiĐang bóp cổ Sư Tử,Anh chàng kia liền cười:“Người đang giết Sư Tử.Cậu xem bức tranh này.Từ ngàn xưa đã vậy,Còn nói gì ngày nay.”“Nếu tớ mà biết vẽ, Sư Tử đáp. - Đừng lo,Tất nhiên tớ sẽ vẽNgười bị Sư Tử vồ.”*Nhiều anh thích khoác lác,Trong khi người thông minhHoặc là im không nói,Hoặc nói đúng sức mình.10. SƯ TỬ HỎI VỢMột con Sư Tử nọ,Không đến nỗi ngu đần,Bỗng đem lòng yêu quíCon một bác nông dân.Nó đem lễ đến hỏi.Ông nông dân rất buồn.Sợ, không dám từ chối,Nhưng lại rất thương con.Cuối cùng ông bảo nó:“Tôi đồng ý, có điềuRăng, vuốt ông sắc quá,Con gái tôi không yêu.Vậy xin cắt bỏ chúng,Rồi mời ông đến đâyCưới con tôi làm vợ.Ta thỏa thuận điều này.”Vì quá yêu, Sư Tử,Lại đem lễ cầu hônKhi cả răng lẫn vuốtBị cưa nhẵn, không còn.Ông nông dân và vợ,Cùng cả nàng hôn thê,Cầm gậy đánh túi bụi.Nó lúp cúp quay về.*Ở người, cái quí nhấtLà đầu óc thông minh.Sư Tử - răng và vuốt,Cái lợi thế của mình.Một khi để mất nó,Coi như chẳng còn gì.Sư Tử không móng vuốtLà con Mèo ngu si.11. SƯ TỬ CHIA PHẦNMột lần nọ, Sư TửĐi săn với Đười Ươi.Sư Tử có móng vuốt,Đười Ươi khôn như người.Họ săn được con Cáo,Sư Tử đem chia ba.“Ta đi săn, do vậy,Một phần là của ta.Phần thứ hai, cũng thế,Cũng của ta phần này,Vì ta là chúa tểCủa muôn loài ở đây.Ta muốn nói ngươi biết,Cái phần này thứ ba.Ai mà động đến nóLà sẽ phiền với ta!”*Vâng, kẻ có sức mạnhLuôn đòi phần hơn ngườiĐơn giản vì chúng mạnh,Ích kỷ và khinh đời.12. THÂN QUÁ HÓA NHỜNKhi lần đầu nhìn thấyHình dáng con lạc đà,Mọi người rất sợ hãi,Ai cũng trốn thật xa.Thế mà ở lâu mãi,Mọi người cũng thấy quen,Không có gì đáng sợ,Mà thực ra rất hiền.Rồi người ta khinh nó,Bắt phải làm trò chơiCho bầy nhóc của họĐược thỏa thích trêu cười.*Một bài học đáng quí,Rằng thân quá hóa nhờn.Thực tình chỉ có vậy,Không kém, cũng không hơn.13. TRIẾT LÝ CỦA ÔNG HÓIÔng Hói đội tóc giảĐang cưỡi ngựa đi đâu,Thì bỗng có gió thổi,Tóc bay, lộ hói đầu.Mọi người nhìn thấy thế,Liền ồ lên trêu cười.Ông Hói dừng ngựa nói:“Thật rỗi hơi, các người.Tôi già, rụng hết tócCó đáng cười gì đâu.Đáng cười, người có tócKhông giữ được trên đầuMà phải đem cắt bánĐể tôi đội hàng ngày.Cuộc đời là thế đấy,Vậy nên cười ai đây?”*Triết lý của Ông HóiThực ra là đáng thương.Hói thì đội tóc giả.Bán tóc cũng bình thường.14. RÙA VÀ VỊTRùa nói: “Hai bạn Vịt,Các bạn bay trên trời.Cho tôi bay một chuyến,Tôi cũng muốn đi chơi.Người ta nói thế giớiRất rộng và rất hay.Thế mà tôi quanh quẩnSuốt đời trong ao này.”Tốt bụng, Vịt đồng ý,Lấy một cành cây đen,Bảo Rùa ngậm ở giữa,Rồi cả ba bay lên.“Có điều, cậu cẩn thận,Không được nói một lời.Cậu mở miệng là chết.”Rùa cảm ơn Vịt Trời.Thế giới đúng đẹp thật.Nào bãi cỏ, dòng sông,Nào trời xanh, mây trắng.Chú Rùa rất hài lòng.Chú nhớ lời Vịt dặn,Không nói một lời nào,Cho đến khi phía dướiCó người nhìn lên cao.Thấy sự lạ, họ nói:“Ồ, con Rùa biết bay.Hay nó bị bắt cóc?Tội nghiệp con Rùa này!”“Ta mà bị bắt cóc?”Chú Rùa nghĩ. “Láo ghê!Tự ta nghĩ ra đấy”Chú nhìn xuống, nói: “Ê!...”Thật tiếc không ai biếtChú Rùa định nói gì.May mà chú rơi xuốngMột ruộng lúa xanh rì.*Rùa sinh ra để lặn.Vịt sinh ra để bay.Làm ngược là tai họa.Nên nhớ bài học này.15. HAI CON DÊ QUA CẦUCó một con Dê TrắngVà một con Dê ĐenĐi qua chiếc cầu nhỏ,Hai con từ hai bên.Chẳng may, cầu thì hẹp,Sông phía dưới lại sâu.Ai cũng tranh đi trước,Quyết không chịu nhường nhau.Dê Trắng nói: “Anh bạn,Anh phải nhường tôi đi.”Dê Đen đáp: “Ngược lại.Nhường ư? Anh nói gì?”Cả hai con cứ bước,Không ai chịu nhường ai,Rồi húc nhau ghê gớm,Rồi rơi xuống cả hai.Từng có chú Dê TrắngVà Dê Đen, buồn sao,Nay ở khúc sông ấyKhông có chú Dê nào.*Dê hay Người cũng vậy,Đi đường phải nhường nhau.Nếu có chậm một chút,Cũng chẳng chết ai đâu.16. NGƯỜI NÔNG DÂNVÀ BẢY NGƯỜI CON TRAIMột bác nông dân nọCó bảy người con trai.Bảy đứa luôn cãi cọ,Không ai chịu thua ai.Ông bố cố chịu đựngMột thời gian, và rồiÔng đưa một bó đũa,Bảo chúng bẻ làm đôi.Anh thứ nhất bất lực,Rồi thứ hai, thứ baKhông bẻ được bó đũa.Tóm lại là không ai.Ông nông dân sau đóChia đũa cho từng người,Mỗi người chỉ một chiếc,Bảo: “Bẻ đi.” Chúng cười.“Giờ thì các con thấy,Vì sao con một nhàĐừng bao giờ cãi cọMà nên sống thuận hòa.Nếu không, như bó đũa,Các con tách từng ngườiThì rất dễ gãy gục,Dễ thất bại trong đời.*Bài học này quá rõ.Nói thêm sẽ là thừa.Quan trọng là phải nhớMình đã làm thế chưa.17. CHÚ ẾCH DƯỚI GIẾNGCó một chú Ếch nọ,Không ai hiểu do đâu,Tự nhiên rơi xuống giếng,Mà giếng lại rất sâu.Rất may giếng có nướcNên chú vẫn nguyên lành.Chỉ buồn không lên được,Mà cần phải lên nhanh.Chú kêu to: “Cứu! Cứu!Có ai cứu tôi không?”Chờ mãi chẳng ai đến,Vì giếng ở ngoài đồng.Ngẫu nhiên một chị CáoCó việc đi ngang qua.Nghe tiếng kêu, nhìn xuống,Cáo nói: “Ếch đấy à?Sao em rơi xuống đấy?Có sứt trán, vêu đầu?Rơi bao giờ? Tội nghiệp.Nhớ cẩn thận lần sau...”“Em không sao, xin chịKhỏi phải nói dài dòng.Em muốn ra khỏi giếng.Chị có giúp em không?”*Có một điều chắc chắn:Dù có nói cả ngày,Cáo chẳng giúp được ẾchThoát ra khỏi giếng này.Khi thấy người bị nạn,Không cần phải nhiều lời,Mà phải cố giúp đỡ,Giúp nhanh và kịp thời.18. QUẠ VÀ CÁOQuạ ngậm miếng thịt béoNgồi rất cao trên cây,Đang định ăn thì CáoBỗng từ đâu lại đây.Cáo là loài gian xảo,Lại tham ăn, ôi chao,Nó rất muốn miếng thịt.Tiếc quạ ngồi trên cao.Biết loài Quạ thích nịnh,Cáo bèn nói dịu dàng:“Chào chị Quạ xinh đẹp,Mắt tinh như Đại Bàng.Lâu nay chị khỏe chứ?”Quạ không đáp, nghiêng mình,Một dấu hiệu cho thấyQuạ nghĩ mình rất xinh.“Trong các màu, có lẽĐẹp nhất là màu đen,Đen như lông của chị,Chắc các loài phát ghen.”Quạ vẫn không chịu nói,Chỉ lần nữa nghiêng đầu.“Một loài chim quí tộcNhư chị, không nhiều đâu.Chắc chị hát hay lắm.Tôi hy vọng có ngàySẽ được nghe chị hát,Những bài hát thật hay...”Không kìm nổi, Quạ hát.Chưa kịp hát bài gì,Cáo đã nhặt miếng thịtRồi cong đuôi, bỏ đi.*Thích nghe lời phỉnh nịnh,Sớm hoặc muộn có lầnBị người ta lừa đảo.Mà không chỉ miếng ăn.19. CHÚ GÀ VÀ VIÊN KIM CƯƠNGCó chú Gà bới rác,Kiếm ăn như bình thường,Thế mà rồi bất chợtNhặt được viên kim cương.Chú nghĩ: “Mình thật rủi,Tìm hạt thóc để ăn,Thay vào đó, tìm thấyViên đá này không cần.”*Kim cương có thể quíVới tất cả chúng ta.Nhưng hạt thóc chắc chắnCòn quí hơn với Gà.Nhiều người sắm đồ đạcCốt chỉ để phô trương,Chẳng khác Gà cần thóc,Mà lại cho kim cương.20. CÔ DÂU MÈOCác vị thần lần nọTranh cãi nhau nhiệt tình:Liệu sinh vật có thểThay đổi bản chất mình.Thần Dớt nói: “Có thể.”Thần Vệ Nữ: “Không đâu.”Dớt bắt con Mèo Cái,Cho biến thành cô dâu.Cô dâu Mèo lịch sựTrong tiệc cưới của mình.Ăn mặc đẹp, duyên dáng,Nụ cười cũng rất xinh.“Thấy chưa, - Thần Dớt nói. Mèo cư xử dịu dàng!”Vệ Nữ bắt con chuột,Để ngay trước mặt nàng.Và rồi kia, thật lạ:Cô dâu đẹp mỹ miềuBỗng chồm lên bắt chuột,Lại còn kêu meo meo!*Vậy là Vệ Nữ thắng.Một thực tế đau lòng:Bề ngoài có thể đổi,Nhưng bản chất thì không.21. KHÔNG THUỘC PHE NÀOTrong rừng rậm ngày ấyCó một mối bất hòaGiữa loài chim và thú.Chiến tranh sắp xẩy ra.Dơi, một loài đặc biệt,Là thú nhưng biết bay.Theo chim hay theo thú?Do dự mãi điều này.Đoàn quân chim tập trận.Họ mời Dơi tham gia.“Xin lỗi, tôi là thú.”Dơi nói, rồi lui ra.Thủ lĩnh các loài thúĐến mời Dơi mấy lần.“Tôi là chim,” Dơi nói,“Nên không thể đầu quân.Thật may, cùng nhân nhượng,Hai bên không đánh nhau.Dơi tìm chim nhập bọn,Nhưng bầy chim lắc đầu.Nó tìm đến loài thú,Loài thú xua đi ngayBây giờ thì nó hiểuVì sao lại thế này.*Không bao giờ có bạnNhững người không theo ai,Nửa bên này, bên nọ,Nửa chân trong, chân ngoài.Họ, những người ba phải,Luôn nghĩ mình thông minh,Đứng lấp lửng ở giữa,Mong kiếm lợi cho mình.22. CHÓ NHÀ VÀ CHÓ RỪNGChó Rừng, một ngày nọ,Bỗng gặp con Chó Nhà,Đúng lúc nó đang đói,Đói đến mức mắt hoa.“Đời tôi thật khốn khổ,Lúc nào cũng đói ăn.”“Tôi có thể giúp bác, Chó Nhà nói, - nếu cần.”Nó khuyên anh bạn đóiHọc nó, thành chó nhà.Nhàn nhã, ăn no đủ,Chỉ xua mấy con gà.Chó Rừng liền đồng ý,Theo Chó Nhà về làng.Dọc đường nó nhìn thấyTrên cổ bạn màu vàngCó một vết lằn nhỏ,Trụi mất một ít lông.Chó Nhà liền giải thíchĐó là vết chiếc vòngMà ban đêm ông chủXích nó lại ngoài hiên.Lúc đầu hơi khó chịu,Nhưng dần dần cũng quen.Chó Rừng nghe, liền nói:“Thế thì thôi, chào ông.Tôi quay về chỗ cũ,Vì không thích chiếc vòng.*Xưa nay cái quí nhấtLà làm người tự do.Có thể đói, vất vả,Hơn nô lệ ăn no.23. CON ẾCH MUỐN TO BẰNG CON BÒCó một chú Ếch nhỏNói với bố của mình:“Bố ơi, con vừa thấyMột quái vật rất kinh.Nó lớn như ngọn núi,Hai chiếc sừng rất to...Ếch bố nói: “Bình tĩnh,Đó chỉ là con Bò.Mà Bò thì hiền lắm.Chỉ to xác thôi mà.To xác cũng không khó.Nếu muốn thì cả taCũng có thể lớn vậy,Vâng, to lớn như Bò.”Rồi Ếch Bố phùng máLấy hơi thổi thật to,To, to nữa, to mãi...“To nữa lên, bố ơi!”Ếch Bố nghe, càng thổi,Thổi, thổi nữa, và rồiCon Ếch ngu ngốc ấyNổ đánh bùm thật to.Thế là hết con ẾchMuốn to bằng con Bò.*Chúa sinh ra vạn vậtKích thước không như nhau,Nhưng Chúa cho tất cảMỗi con một cái đầu.Không háo danh, khoe mẽ,Làm tốt chức phận mình,Không bắt chước ngu ngốcMới là người thông minh.24. CON SƯ TỬ GIÀ YẾUChúa sơn lâm, Sư Tử,Yếu, sắp chết vì già.Nó nằm yên một chỗ,Mặc mọi người đi qua.Từng là một chúa tể,Hùng mạnh và oai phong,Giờ tất cả khinh nó,Đúng là thật đau lòng.Khi biết chắc Sư TửNằm bất động, bầy LừaQuay đít, đá vào nóĐể trả mối thù xưa.Rồi Thỏ, rồi Chó Sói,Rồi Trâu, Bò, Tinh TinhLiền kéo nhau đến đánhTheo cách riêng của mình.Trước khi chết, Sư TửChảy nước mắt, than thân:“Chết thế này thật nhục.Tức là chết hai lần.”*Chỉ những kẻ hèn nhátMới nỡ đánh một ngườiGià yếu, nằm chờ chết.Một tội ác ở đời.25. NGỖNG ĐẺ TRỨNG VÀNGMột hôm ra chuồng Ngỗng,Người nông dân ngỡ ngàngThấy có quả trứng lạ,Một quả trứng bằng vàng.Ông ta đem giấu bặt,Hồi hộp chờ hôm sau.Lại thấy quả trứng nữa,Lớn như thế, vàng au.Cứ vậy, ngày một quả,Một quả trứng bằng vàng,Nên ông thành giàu cóRất nhanh và dễ dàng.Nhưng càng giàu, khốn nỗi,Ông càng tham, và rồiMuốn lấy vàng một lúc,Ông mổ Ngỗng làm đôi.Tưởng thấy cả nghìn quả,Nhưng lại chẳng thấy gì.Ông nông dân tiếc của,Khóc và rồi ngất đi.*Thêm một bài học nữaCho những người tham lam.Các cụ nói rất đúng,Ở đời, tham thì thâm.26. CON CÁO VÀ CHÙM NHOMột con Cáo đang khát,Bỗng thấy một chùm nho.Một chùm nho vừa chín,Quả rất mọng và to.Nó nhảy lên, định hái.Mà nho lại quá cao.Rồi thử mấy lần nữa,Tiếc là chẳng lần nàoVới được chùm nho ấy,Cuối cùng đành bỏ đi.Vừa đi, nó vừa nghĩ:“Nho còn xanh, ngon gì!”*Có nhiều anh hèn thậtKhông muốn nhận mình hèn.Không ít người nghèo khổCứ tỏ vẻ khinh tiền.Làm được thì nói được,Không được thì nói không.Vừa được tiếng chân thật,Vừa không tự dối lòng.27. NGƯỜI ĐÀN ÔNG VÀ HAI BÀ VỢMột ông có hai vợ,Một trẻ và một già.Cả hai bà vợ ấyĐều rất yêu ông ta.Cả hai bà, khỏi nói,Cứ thi nhau chiều chồng.Ai cũng muốn phần thắng,Ai cũng muốn gần ông.Rồi tóc ông điểm bạc.Bà vợ trẻ ông taLấy làm buồn, vì sợCảnh vợ trẻ chồng già.Bà vợ già, ngược lại,Thì rất vui trong lòng,Nghĩ chồng già, tóc bạc,Nhiều cơ hội gần ông.Từ đó, bà vợ trẻĐêm nằm nhổ tóc sâuCho ông chồng luống tuổi.Ông thích lắm, dù đau.Bà vợ già buổi sángĐè ông nhổ tóc đen.Ông đau, kêu oai oái,Nhưng cũng phải ngồi yên.Chẳng bao lâu, thật tội,Nhìn mà thương ông ta.Tóc bị nhổ sạch trụi,Thành không trẻ, không già.*Cuộc đời thường thế đấy,Sướng khổ đi liền nhau.Có vợ già, vợ trẻ,Có tóc rồi trọc đầu.28. HAI ÔNG CHÁU VÀ CON LAHai ông cháu nhà nọ,Một hôm đi chợ xa.Cùng đi chợ với họCòn có một con La.Con La cứ túc tắcĐi sau lưng hai người.Được một quãng, bất chợtCó ai đó trêu cười:“Có La sao không cưỡi?Ông cháu này thật kỳ.”Ông già đặt thằng cháuLên lưng La rồi đi.Lát sau, có người nói:“Hãy nhìn kia, ông giàPhải đi bộ, thằng béLại được ngồi lưng La!”Ông lão bảo cháu xuống,Bắt con vật chở mình.Thằng bé đi lẽo đẽo,Trông nó thật tội tình.“Thật không biết xấu hổ.Mình cưỡi La, sướng chưa?Trong khi cháu đi bộGiữa nắng gắt ban trưa!”Ông lão cho thằng béCùng ngồi trên lưng La.Lại có người lên tiếng:“Tội nghiệp con La già!”Ông lão bèn đứng lại,Không biết phải làm gì.Cuối cùng bê con vậtLên cổ mình rồi đi.*Ừ, tội nghiệp ông lão,Tội nghiệp con La già,Tội nghiệp cả thằng béMột hôm đi chợ xa.Vì nếu ông lão ấyĐường mình mình cứ đi,Ai nói gì mặc kệ,Chắc không có chuyện gì.29. NGƯỜI ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ NHỎCó một người đánh cáPhải vất vả suốt ngày,Cuối cùng chỉ bắt đượcCon Cá bằng ngón tay.Con Cá lên tiếng nói:“Bác tha cho tôi đi.Bác xem, tôi bé tí,Ăn chẳng bõ bèn gì.Ít tháng nữa tôi lớn,Vừa béo lại vừa tròn.Tôi quay lại, bác bắt,Bấy giờ ăn mới ngon.”Người đánh cá bèn đáp:“Giờ ta bắt được mày.Nhỏ nhưng đã bắt được,Còn hơn lớn sau này.”*Thì người ta vẫn nói:Một con Vịt trong lồngHơn cả trăm con VịtBay tự do trên không.30. ÔNG GIÀ VÀ THẦN CHẾTXưa có ông già nọ,Rất già yếu, thế màPhải hàng ngày hái củiỞ tít trong rừng xa.Một hôm, hái xong củi,Đang định cõng mang về,Nhưng bó củi quá nặng,Lưng thì đau và tê,Ông lão kêu tuyệt vọng:“Thật khốn khổ thân tôi!Chỉ mong sao Thần ChếtĐến bắt đi cho rồi!”Lập tức, Thần Chết đến.Đó là một bộ xương,Một tay cầm lưỡi hái,Đáng sợ và dị thường.Ông lão run lập cập.“Ngươi vừa mới gọi ta?”“Vâng, ta muốn Thần ChếtMang bó củi về nhà!”*Thế mới biết, có lúcKhông phải mong ước nàoCũng muốn thành hiện thực.Cuộc sống lạ kỳ sao.31. MÈO VÀ CÁOCáo gặp Mèo ngày nọ,Một buổi chiều mùa thu.Cáo khoe có nghìn cáchĐể trốn thoát kẻ thù.Còn Mèo thì khiêm tốnNói rằng mình xưa nayChỉ có mỗi một cáchLà leo trốn trên cây.Vừa nói xong, xuất hiệnCả một bầy chó săn.Mèo leo lên cây trốn,Không một chút phân vân.Còn Cáo thì bối rối,Không biết dùng cách nàoTrong nghìn cách đang có,Nên cuối cùng, buồn sao,Cáo bị thợ săn bắt.Ngồi trên cây, chú MèoNhìn Cáo nhốt trong cũiBèn nhẹ nhàng nói theo:“Lắm cách thì khó chọn.Nhiều thầy thì rầy ma.Thà một cách chắc chắnVà an toàn như ta!”32. LŨ ẾCH THÍCH CÓ VUALũ Ếch sống yên ổnBao năm trong đầm lầy,Thế mà một ngày nọCó ý tưởng thế này:“Ta là một vương quốc,Vậy cần một Quốc VươngĐể cai trị loài Ếch,Một dân tộc phi thường.”Chúng lên xin Thượng ĐếBan cho một ông vua.Ngài nghĩ: Đúng loài ẾchVừa ngu, vừa thích đùa.Ngài ném xuống khúc gỗRất to, có màu đen,
Tài liệu liên quan
- Bài soạn Chó sói và cừu trong thơ ngụ nôn của La Phông Ten
- 14
- 2
- 10
- Gián án Chó sói và cừu trong thơ ngụ nôn của La Phông Ten
- 14
- 990
- 0
- Tài liệu Chó sói và cừu trong thơ ngụ nôn của La Phông Ten
- 14
- 917
- 2
- Cho một hệ truyền động vị trí sử dụng động cơ – vít me truyền động cho đối tượng xây dựng bộ điều khiển cho hệ khi sử dụng động cơ truyền động là động cơ một chiều kích từ độc lập
- 31
- 1
- 7
- Bài tập lớn xử lý ngôn ngữ tự nhiên đề tài tìm hiểu phương pháp tách từ trong văn bản tiếng việt theo hướng tiếp cận của giải thuật di truyền
- 25
- 3
- 24
- Đồ án thiết kế hệ thống truyền động van động cơ một chiều kích từ độc lập không đảo chiều quay tia 3 pha không d pi6
- 71
- 603
- 9
- Bài 1: Phân tích đoạn thơ sau trong bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải: Mùa xuân người cầm súng ...Cứ đi lên phía trước.
- 3
- 1
- 2
- Phân tích đoạn thơ sau trong bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải: Mùa xuân người cầm súng ... Cứ đi lên phía trước.
- 3
- 1
- 1
- Thiết kế hệ thống truyền động van - động cơ một chiều kích từ độc lập không đảo chiều quay
- 67
- 283
- 2
- Thiết kế hệthống truyền động van - động cơ một chiều kích từ độc lập không đảo chiều quay
- 81
- 258
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(103.5 KB - 41 trang) - 50 TRUYỆN THƠ NGỤ NGÔN Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Truyện Ngụ Ngôn La Phông Ten
-
Truyện Ngụ Ngôn La Phông Ten
-
Những Bài Thơ Ngụ Ngôn Hay Nhất Của La Phông Ten - Truyện Cổ Tích
-
Truyện Ngụ Ngôn Laphongten
-
Truyện Ngụ Ngôn La Phông Ten - Chương 1 - YouTube
-
Truyện Ngụ Ngôn La Phông Ten - Thế Giới Cổ Tích - TheGioiCoTich.
-
Thơ Ngụ Ngôn La Fontainne (La Phông Ten) - Kho Truyện Online
-
Giới Thiệu Một Số Truyện Ngụ Ngôn La Phông Ten - Chennaiexp2013
-
Truyện Ngụ Ngôn Ngắn La Phông Ten - Lừa Và Ngựa
-
Thơ Ngụ Ngôn La Fontaine - Thư Viện Ebook Miễn Phí
-
Truyện Ngụ Ngôn La Phông Ten For Android - APK Download
-
Truyện Ngụ Ngôn La -phông Ten - Sách Cũ DKT - Kênh Mua Bán ...
-
Jean De La Fontaine – Wikipedia Tiếng Việt